Nghiệp ai nấy mang, duyên ai nấy hưởng
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn.
Đôi khi, là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai tò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm òng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu.
Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng: không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?”
Đức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đă trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Đức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Đức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.
Đức Phật trả lời: “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Đức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Đức Phật bảo. Đức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao.
Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Đức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đă nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Video đang HOT
Rồi Đức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Đức Phật, sửng sốt, nói: “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Điều đó ngược lại với quy luật tự nhiên.”
Đức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu ra. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đi hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Đức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ dùng của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn.
Theo Guu
Đức Phật với con voi dữ
Voi như hiểu được lời Ngài, từ từ lấy vòi hút tất cả bụi đã bám vào chân Ngài và rải lên khắp đầu nó như để chứng tỏ nó đã biến ăn năn và xin phục thiện.
Thời kỳ Phật hành đạo tại thành Vương Xá, kinh đô của Vua A Xà Thế, vua A Xà Thế rất tham lam hung bạo, đã sát hại vua cha để dành ngôi báu. A Xà Thế lại hay thù ghét và manh tâm làm hại những kẻ trung lương nên thường lập vây cánh bè đảng làm hậu thuẫn.
Trong số bè cánh nhà vua lại có Đề Bà Đạt Đa em họ Đức Phật. Vị này cũng sẳn lòng ganh tỵ với kẻ khác, thấy Đức Phật được nhiều người cung kính, Đề Bà Đạt Đa cũng giả cách tu hành như Phật, nhưng không hề được ai cung kính, nên tức giận muốn tìm cách hại Phật. Nhưng những điều không may có bao giờ đến với những người có lòng từ bi cao cả, đấng Giác ngộ đã tu hành trong nhiều kiếp.
Nhưng chứng nào tật nấy, ông liền liên kết với vua A Xà Thế cầu xin nhà vua cộng tác trong việc sát hại Phật. Nhờ sự bằng lòng của nhà vua, nên Đề Bà Đạt Đa đến tại sở nuôi voi năn nỉ với bọn nài: "Ta đây là bạn thân với nhà vua, các người giúp ta việc này, ta sẽ xin nhà vua cho lương cao chức lớn. - Sáng mai thầy Gotama (Đức Phật) sẽ đi trì bình khất thực qua đây, các ngươi cứ việc thả voi hung dử Nalagiri ra để làm thịt thầy".
Sáng hôm sau, Đức Phật cùng một số đệ tử đi vào thành Vương Xá để trì bình khất thực, trông thấy bóng Ngài, bọn nài thả voi Nalagiri ra. Dân chúng nội thành phải tán loạn, dày xéo nhau mà chạy, lo sợ cho tánh mạng của mình, kẻ leo lên cây người núp ở tường cao nhà kín. Sau khi đã tìm được chỗ ẩn núp chắc chắn, những con mắt hiếu kỳ hay lo sợ cũng cố tình mắt để nhìn cho được sự việc sắp xảy đến.
Voi thấy bóng người đàng trước, nó cong đuôi, thẳng vòi chống tai xông tới như vũ bão. Các vị đệ tử thấy cơ nguy mới bạch với Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con voi Nalagiri nó có tánh hung dữ và thù ghét loài người đã đến nơi kìa!
Đức Phật vẫn thản nhiên dạy rằng:
- Này các Tỳ kheo, các người không nên sợ hãi. Không bao giờ một vị Chánh Giác phải chết vì một tai nạn ghê gớm như thế. Những đấng Như Lai chỉ tịch diệt khi thì giờ đã đến bằng cái chết tự nhiên và vẫn sống mãi trong tâm linh mọi người.
Trong khi ấy có tiếng bàn tán nhỏ to của mọi người đang ẩn núp. Những kẻ thiếu đức tin, u mê cho rằng: đó là một sự hy sinh vô lý, nên thốt ra những câu đầy mỉa mai:
- Chà, uổng quá, vị Sa môn kia trẻ đẹp như thế mà lại hy sinh cho con voi hung dữ giết hại thì thiệt là một việc dại khờ.
Nhưng nhóm người có đủ đức tin hơn là hiểu biết chân lý đôi chút thì cho rằng: đó là một cuộc thử thách, sự tranh đấu giữa loài vật với vị Từ phụ của loài người.
Voi hung hăng đã phóng tới trước mặt Đức Phật, mọi người phập phồng lo sợ. Nhưng Ngài vẫn điềm nhiên đem tất cả lòng Từ bi vô lượng để đối lại với sự hung dữ của con voi. Voi như bị một sức thôi miên huyền bí, từ từ hạ vòi và quỳ ngay trước mặt Ngài.
Đức Phật dịu dàng thoa vào đầu quy y cho voi và nói:
- Này voi ơi! Ngươi nên ăn ở hiền lành để đạt đến an vui chớ nên hung hăng như trước nữa.
Voi như hiểu được lời Ngài, từ từ lấy vòi hút tất cả bụi đã bám vào chân Ngài và rải lên khắp đầu nó như để chứng tỏ nó đã biến ăn năn và xin phục thiện. Đoạn cúi đầu đảnh lễ Ngài rồi trở về chuồng cũ.
Từ đó về sau voi Nalagiri trở nên hiền lành dễ thương. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Đề Bà Đạt Đa biết hối hận! Vua A Xà Thế biết trở về với Chánh Pháp.
Theo Guu
Lời Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu Phật nói rằng, kiếp sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau. Có một chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi một vị sư thầy. - Tại sao con yêu cô...