Nghiên cứu quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi
Đó là một trong những giải pháp được Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nêu trước Quốc hội ngày 5/6.
Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng đề xuất nghiên cứu quy định cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi.
Ngay 5/6, Quôc hôi thao luân ơ hôi trương vê thưc hiên chinh sach, phap luât vê an toan thưc phâm giai đoan 2011-2016.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016.
Sau khi chỉ ra những điểm còn tồn tại trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trong thời gian qua, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng đã đưa ra một số giải pháp đối với sức khỏe người dân hiện tại và trí tuệ, thể lực trong tương lai.
Video đang HOT
Theo Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng, Đoàn giám sát đề xuất sớm tổng kết đánh giá 5 năm triển khai thi hành Luật ATTP và các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự,… để sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần nâng cao hiệu lực pháp lý, thống nhất và đồng bộ.
Bộ luật Hình sự cần được sửa đổi theo hướng cương quyết xử lý đối với các hiện tượng cố tình vi phạm sau khi đã xử phạt hành chính; sớm ban hành Luật quản lý thực phẩm chức năng.
Đối với Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, trước mắt cần sớm có quy định kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia và nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển rượu bia không đăng ký kinh doanh, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP.
“Nghiên cứu để đưa ra giải pháp như các nước tiên tiến đã làm là không bán cho người dưới 18 tuổi”, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho hay.
Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cũng đề xuất kiểm soát ATTP thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể; giám sát chặt chẽ việc kinh doanh và sử dụng rượu, bia, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng; tiếp tục triển khai các mô hình vùng nguyên liệu an toàn, chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; kiểm soát thực phẩm nhập lậu, đặc biệt là các tỉnh biên giới.; quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối nông sản…
Theo Danviet
Đề xuất điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/2 đã sửa đổi, điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay số người trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 4 triệu người.
(Ảnh minh họa).
Tuy vậy theo ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự thảo luật), vẫn còn một số ý kiến lo ngại việc điều chỉnh này không thống nhất với quy định về độ tuổi trong các luật liên quan như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Thanh niên. Đồng thời việc này sẽ làm tăng chi ngân sách nhà nước.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi nhằm thống nhất việc sử dụng thuật ngữ về "người chưa thành niên" mà không ảnh hưởng đến chính sách áp dụng đối với người chưa thành niên hoặc từng nhóm trẻ em cụ thể, cũng như không mâu thuẫn với các luật hiện hành hoặc cản trở việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người dưới 18 tuổi quy định trong các luật khác.
Các chính sách hiện hành đang áp dụng cho người chưa thành niên, về cơ bản sẽ không có sự thay đổi vì các chính sách đó không phụ thuộc vào việc những người này có được xem là trẻ em hay không.
Ngoài ra, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em quy định: "Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn". Theo đó, tuổi trẻ em gắn với tuổi chưa thành niên do luật pháp các quốc gia quy định.
"Hiến pháp và các bộ luật liên quan đều quy định người từ đủ 18 tuổi (người thành niên) trở lên mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Như vậy hệ thống pháp luật nước ta đã thống nhất quy định người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên và độ tuổi này được xác định là ranh giới để phân biệt giữa người chưa trưởng thành đầy đủ (chưa thành niên) với người trưởng thành đầy đủ (thành niên)"- ông Thi nói.
Về mặt khoa học, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, chưa hoàn thiện và chưa phát triển đầy đủ về não bộ, thể chất, tinh thần, nhận thức xã hội, ý thức pháp luật và chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người lớn (người thành niên) nên cần phải được gia đình, cộng đồng, Nhà nước quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, hướng dẫn về mặt pháp lý và xã hội để các em được chăm sóc, được bảo vệ khỏi các hành vi gây tổn hại, trong đó đáng quan tâm là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ 16 đến dưới 18 tuổi.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi sẽ không ảnh hưởng tới quy định của Luật Thanh niên và Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, không xung đột với độ tuổi đoàn viên thanh niên của tổ chức này, vì "trẻ em" - "người lớn" và "thanh niên" - "thiếu niên" - "nhi đồng" là hai hệ thống khái niệm độc lập.
Đối với mối lo tăng chi ngân sách Nhà nước khi điều chỉnh độ tuổi này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê hiện nay số người trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 4 triệu người. Khi điều chỉnh độ tuổi, số người này sẽ được xem là trẻ em và vẫn được hưởng đầy đủ các chính sách hiện hành được quy định tại Luật Thanh niên.
Chính vì thế các chi phí chỉ phát sinh khi áp dụng các chính sách chi cho các trường hợp cần chăm sóc, bảo vệ đặc biệt, khoảng 250.000 người và chi phí cho công tác phòng ngừa, can thiệp sớm, tái hòa nhập cộng đồng cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc độ tuổi này. Chi phí này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chính sách xã hội dành cho nhóm đối tượng yếu thế.
Kha Xuân Lộc
Theo Dantri