Nghiên cứu phát hiện động vật nhận nhiều hơn truyền virus sang con người
Nghiên cứu mới nhất cho thấy con người lây truyền virus từ động vật nhiều hơn gấp đôi so với việc bị lây nhiễm từ chúng.
Một con lợn nái ở thị trấn Chestertown ( bang Maryland, Mỹ). Ảnh REUTERS
Một số bệnh gây tử vong nhiều nhất ở người là do các mầm bệnh từ động vật, trong đó có HIV gây AIDS có nguồn gốc từ tinh tinh và một số chuyên gia cho rằng SARS-CoV-2 gây Covid-19 có thể xuất phát từ loài dơi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố đem lại kết quả bất ngờ khi cho thấy con người cũng lây truyền virus cho các loài động vật ở mức độ gấp đôi so với việc nhiễm virus từ chúng, theo Reuters ngày 27.3 dẫn nội dung nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 12 triệu bộ gen của virus và phát hiện gần 3.000 trường hợp virus lây từ loài này sang loài khác.
Trong số đó, 79% liên quan virus lây lan giữa các loài động vật và 21% virus liên quan con người. Khoảng 64% virus lây từ người sang động vật, còn 36% lây từ động vật sang người.
Động vật dễ bị lây nhiễm virus từ người gồm thú cưng như chó và mèo, các động vật thuần hóa như heo, ngựa, trâu bò, các loài gia cầm, linh trưởng và những động vật hoang dã khác như gấu mèo, khỉ đuôi sóc đen và chuột lông mềm châu Phi.
Động vật hoang dã có nhiều khả năng bị lây truyền từ người hơn là khả năng chúng lây cho con người.
“Điều này thực sự thể hiện tác động to lớn của chúng ta đối với môi trường và động vật xung quanh chúng ta”, theo nghiên cứu sinh Cedric Tan tại Viện Di truyền thuộc Đại học College London (Anh), tác giả dẫn đầu của nghiên cứu đăng trên chuyên san Nature Ecology & Evolution.
Con người và động vật là vật chủ của vô số vi khuẩn có thể lây lan sang loài khác thông qua tiếp xúc gần gũi. Nghiên cứu xem xét sự lây truyền virus liên quan tất cả các nhóm động vật có xương sống, gồm động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá.
“Virus có thể lây truyền giữa các loài khác nhau thông qua cùng một phương thức lây truyền ở người, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với dịch hoặc bị loài khác cắn”, theo nghiên cứu sinh Tan.
“Tuy nhiên, trước khi lây sang vật chủ mới, nó phải có sẵn bộ công cụ sinh học hoặc có được sự thích nghi dành riêng cho vật chủ để xâm nhập vào tế bào của loài vật chủ mới và khai thác tài nguyên”, anh cho biết.
Nghiên cứu tại Anh gợi ý thuốc trị Covid-19 khiến virus đột biến
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng thuốc trị Covid-19 của hãng Merck có khả năng gây đột biến trên virus dù chưa rõ điều đó có giúp các biến thể nguy hiểm hơn hay không.
Thuốc trị Covid-19 dạng viên molnupiravir của hãng dược Merck là một trong những loại thuốc trị Covid-19 ra đời sớm nhất nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng trên người có nguy cơ. Loại thuốc này được chỉ định dùng trong liệu trình 5 ngày, hoạt động theo cách tạo ra những đột biến trên virus nhằm làm suy yếu và tiêu diệt nó, theo AFP.
Thuốc trị Covid-19 molnupiravir của Merck. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố ngày 25.9 của các nhà khoa học Anh dẫn đầu cho thấy molnupiravir có thể gia tăng đáng kể các virus đột biến có khả năng vẫn sống sót, và trong một số trường hợp có thể lây lan.
Nghiên cứu được đăng trên chuyên san khoa học Nature sau khi các nhà nghiên cứu rà soát cơ sở dữ liệu của hơn 15 triệu mẫu giải trình tự gien của SARV-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19). Dữ liệu được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong cách đột biến của virus trong đại dịch. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu phát hiện những dấu hiệu của một đột biến riêng biệt trên bệnh nhân được cho là liên quan molnupiravir.
Vào năm 2022, khi loại thuốc này được kê đơn với số lượng khổng lồ, số lượng bệnh nhân mắc virus có đột biến này tăng lên đáng kể, thường thấy tại các nước mà molnupiravir được kê đơn nhiều như Mỹ, Anh, Úc và Nhật Bản. Tại các nước mà loại thuốc này chưa được phê chuẩn như Canada hay Pháp, số trường hợp hiếm hơn.
Nhà di truyền học Theo Sanderson tại Viện Francis Crick (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh rằng chưa có bằng chứng về việc molnupiravir tạo ra các virus với khả năng lây lan nhanh hơn hay có độc lực mạnh hơn.
Hơn nữa, ông Sanderson nói rằng không có biến thể đang càn quét thế giới nào ra đời do loại thuốc của Merck. "Tuy nhiên, rất khó để dự đoán liệu molnupiravir có thể dẫn đến một biến thể lưu hành rộng rãi mới mà con người chưa được miễn dịch trước", ông Sanderson lưu ý.
Hãng Merck đã bác bỏ nghiên cứu này, nói rằng các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết mà không có bằng chứng tài liệu. Ông Sanderson lại phản bác tuyên bố này và nhấn mạnh nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều bằng chứng độc lập để nhận diện với sự tự tin rằng molnupiravir đã dẫn đến đặc điểm đột biến đó.
Chứng cứ cho thấy Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đa nội tạng ở người
Một số chuyên gia độc lập có vẻ nghiêng về phía nhóm nghiên cứu người Anh, theo AFP. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng molnupiravir không gây nguy hiểm cho người đang dùng thuốc, đồng thời không kêu gọi người bệnh từ bỏ loại thuốc này. Nhóm của ông Sanderson cũng gợi ý không nên kê đơn molnupiravir đơn lẻ mà nên dùng chung với các loại thuốc khác.
Theo Merck, doanh số molnupiravir, được bán với tên thương mại Lagevrio, đạt hơn 20 tỉ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, doanh số của loại thuốc Covid-19 này giảm 82% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
'Cha đẻ' cừu nhân bản vô tính Dolly qua đời ở tuổi 79 Nhà khoa học Anh Ian Wilmut, người phụ trách nhóm nghiên cứu tạo ra cá thể động vật có vú bằng cách nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới, đã qua đời ở tuổi 79. Tin tức trên được Đại học Edinburgh (Scotland, Vương quốc Anh), nơi ông Wilmut từng công tác, công bố ngày 11.9, theo AFP. Ông Wilmut đã...