Nghiên cứu mới về thời gian SARS-CoV-2 tồn tại trên mặt ngoài khẩu trang
Virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 có thể tồn tại trên khẩu trang đến 1 tuần – theo nghiên cứu mới của Đại học Hong Kong (Trung Quốc).
Nghiên cứu mới cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên mặt ngoài khẩu trang 7 ngày. Ảnh: Media Corp
Báo cáo, được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, cho biết thêm một nghiên cứu về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trên các bề mặt và những gì có thể được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus.
“SARS-CoV-2 có thể tồn tại ổn định lâu ở môi trường thuận lợi, nhưng nó dễ bị tiêu diệt bằng các phương pháp khử khuẩn phù hợp” – SCMP dẫn lời các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng của Đại học Hong Kong, gồm Leo Poon Lit-man, trưởng khoa khoa học phòng thí nghiệm y tế và Malik Peiris, nhà virus học lâm sàng và y tế công cộng.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét virus có thể lây nhiễm ở nhiệt độ phòng trên nhiều bề mặt trong thời gian bao lâu.
Theo đó, trên giấy in và khăn giấy, virus tồn tại chưa đầy 3 giờ, trong khi trên gỗ và vải được xử lý – chẳng hạn một chiếc áo khoác phòng thí nghiệm bằng vải cotton tiêu chuẩn – virus biến mất vào ngày thứ 2.
Trên kính và tiền giấy, virus vẫn xuất hiện vào ngày thứ 2, nhưng biến mất vào ngày thứ 4, trong khi trên thép không gỉ và nhựa, virus tồn tại trong khoảng từ 4 đến 7 ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết, vẫn phát hiện virus SARS-CoV-2 trên mặt ngoài của khẩu trang y tế sau 7 ngày.
Video đang HOT
“Đây là lý do rất quan trọng tại sao nếu đang đeo khẩu trang thì không nên chạm vào mặt ngoài của nó, bởi virus có thể dính sang tay bạn và nếu bạn chạm tay vào mắt bạn có thể lây virus” – Peiris nói.
Theo nghiên cứu, trên tất cả các bề mặt, mức độ của virus giảm khá nhanh theo thời gian.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, kết quả nói trên “không nhất thiết phản ánh khả năng dính virus từ tiếp xúc thông thường”, vì sự hiện diện của virus trong nghiên cứu được phát hiện bởi các công cụ phòng thí nghiệm, chứ không phải bằng ngón tay hay bàn tay.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ về sự tồn tại trên bề mặt của SARS-CoV-2 được công bố vào tháng trước trên tạp chí khoa học Nature cũng kết luận rằng virus có thể vẫn truyền nhiễm trên một số bề mặt trong nhiều ngày.
Họ đã tìm thấy virus tồn tại trên nhựa và thép trong 72 giờ, nhưng không tồn tại quá 4 giờ trên đồng hoặc 24 giờ trên bìa các tông.
Nhóm nghiên cứu này bao gồm các nhà khoa học từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Từ nghiên cứu mới, các nhà khoa học một lần nữa khuyến cáo mọi người rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh tốt, và cố gắng không chạm vào mặt, miệng hoặc mũi mà không vệ sinh trước.
KHÁNH MINH
Tọa đàm dinh dưỡng tăng đề kháng phòng Covid-19
Các bác sĩ tư vấn cách ăn uống khoa học cho mọi người để cơ thể tăng đề kháng, phòng bệnh, lúc 14h ngày 19/2, phát trực tiếp trên VnExpress.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, Covid-19 lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng. Tính đến ngày 18/2, viêm phổi do virus corona lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bác sĩ Khanh chia sẻ thêm, người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, có tiền sử mắc bệnh mạn tính là đối tượng dễ nhiễm Covid-19. Để phòng bệnh, mọi người nên rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người... và quan trọng là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cần tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất bột đường; kiểm soát chất béo; tăng cường vitamin A, E, D, C; kẽm, selen, sắt và probiotic. Để nâng cao sức đề kháng nhất thiết phải phối hợp đồng bộ dinh dưỡng với thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, hạn chế bia rượu, vận động thể lực hàng ngày, ngủ đủ giấc và tiêm phòng.
Bác sĩ Diệp cho biết thêm, năng lượng cần cho cơ thể mỗi ngày với người trưởng thành khoảng 1.800-2.200 kcal, bà bầu tăng thêm khoảng 350-500 kcal, bậc cao niên là 1.700-1.900 kcal. Bữa ăn cần cân đối các nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm là nguyên liệu tạo kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Đạm đến từ các loại thịt heo, thịt bò, cá, trứng... cần khoảng 15-20% tổng khẩu phần ăn mỗi ngày.
Gia đình nên chọn các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin như bưởi, thanh long, đu đủ, cam, quýt, dâu, sơ ri, kiwi, bông cải xanh, cà rốt... Thực phẩm chứa kẽm, sắt, selen... có tác động đến hệ miễn dịch như các loại thủy hải sản, thịt gia súc và gia cầm, trứng, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, các loại hạt... Mỗi ngày nên có ba bữa chính, thêm khoảng hai đến ba bữa phụ với trẻ nhỏ, người cao tuổi. Uống đủ lượng nước cần thiết.
Bác sĩ Ngọc Diệp tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho các độ tuổi phòng dịch bệnh.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng chung, tùy từng đối tượng mà có chế độ ăn phù hợp. Người cao tuổi, có mắc thêm các bệnh mạn tính, ví dụ đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm tăng đường huyết, bệnh nhân tim mạch nên tránh thực phẩm chứa nhiều muối... Trẻ nhỏ nên duy trì uống sữa mẹ hoàn toàn ít nhất sáu tháng vì sữa mẹ có chứa dưỡng chất tốt cho sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch.
"Để tăng sức đề kháng trong mùa dịch nên ăn chín uống sôi, dùng thực phẩm sạch. Vì ăn sạch mới giúp dưỡng sinh mà không dưỡng bệnh. Gia đình nên cân nhắc chọn nguồn thực phẩm, nhất là các loại thịt, có quy trình đóng gói khép kín giúp ngăn vi khuẩn bên ngoài, nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu uy tín", bác sĩ Diệp nói.
Làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19 sẽ được bác sĩ Diệp và bác sĩ Khanh giải đáp trong buổi tọa đàm phát trực tiếp lúc 14h ngày 19/2 trên VnExpress. Chương trình có sự đồng hành của nhãn hàng Meat Deli.
Bác sĩ Hữu Khanh chia sẻ về một số biện pháp để phòng Covid-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh từng tham gia nghiên cứu, giảng dạy và chữa trị các loại bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao như viêm màng não, viêm não, thương hàn, lao, HIV... Nhiều đề tài nghiên cứu của ông được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Bác sĩ Khanh hiện là Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp tốt nghiệp chuyên ngành Nhi khoa tại Đại học Y dược TP HCM năm 1986, bác sĩ chuyên khoa II Nhi khoa năm 2002, có hơn 60 nghiên cứu khoa học và tham gia biên soạn tài liệu chuyên ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm...
Bác sĩ Diệp từng đảm nhiệm Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Phó chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng Thực phẩm - Đại học Y dược TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
Kim Uyên
Theo VNE
Người cách ly COVID-19 phải có hồ sơ cá nhân Chiều 17-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức giao ban trực tuyến công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 24 trung tâm y tế quận, huyện. Đại diện Trung tâm Y tế quận 3 cho biết khu vực cách ly tập trung của quận có 100 giường bệnh. Hiện số người cách ly tại đây được chăm sóc sức khỏe...