Nghiên cứu mới phát hiện thêm một cách tuyệt vời để tránh bệnh tiểu đường
Những người ngủ sớm dậy sớm, sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng nhiều hơn. Do đó, việc tích tụ chất béo ít xảy ra, dẫn đến ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.
Ngược lại, người thức khuya dậy muộn, còn được gọi là “ cú đêm”, có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn, một nghiên cứu mới phát hiện.
Nghiên cứu mới cho thấy, “cú đêm” có thể gây tích tụ chất béo trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers – Bang New Jersey (Mỹ), đã phát hiện ra rằng “cú đêm” có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường do tác hại của lịch trình ngủ bất thường đối với sự trao đổi chất.
Những người ngủ sớm dậy sớm, sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng khi nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhiều hơn. Do đó, việc tích tụ chất béo ít xảy ra, dẫn đến ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.
Người thức khuya dậy muộn, còn được gọi là “cú đêm”, có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn
SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu này bổ sung vào các nghiên cứu trước đó về mối liên quan giữa thời gian ngủ với sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Sự khác biệt về chuyển hóa chất béo giữa 2 nhóm thức khuya và ngủ sớm cho thấy nhịp sinh học của cơ thể – nghĩa là chu kỳ thức ngủ, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin, tiến sĩ Steven Malin, phó giáo sư chuyên về trao đổi chất tại Đại học Rutgers cho biết.
Khả năng nhạy insulin hoặc kháng insulin có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe.
Video đang HOT
Nghiên cứu này giúp mọi người hiểu được nhịp sinh học ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.
Nghiên cứu, được công bố hôm 20.9 trên tạp chí nghiên cứu Experimental Physiology, đã thu thập dữ liệu từ 51 người tham gia.
Những người này được chia thành 2 nhóm dựa trên thói quen ngủ của họ. Mỗi người tham gia được ăn một chế độ ăn có kiểm soát về lượng calo và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Họ cũng không ăn vào ban đêm để quá trình trao đổi chất trong giấc ngủ của họ không ảnh hưởng đến kết quả.
Những người tham gia được kiểm tra ở 3 khoảng thời gian khác nhau, khi nghỉ ngơi, sau khi tập thể dục vừa phải, sau khi tập thể dục cường độ cao. Và được theo dõi trong một tuần.
Dậy sớm có nhiều khả năng sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng khi nghỉ ngơi hoặc tập thể dục hơn
SHUTTERSTOCK
Kết quả đã phát hiện, nhóm ngủ sớm dậy sớm nhạy hơn với insulin, có nghĩa là cơ thể họ không cần nhiều insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu, theo Daily Mail.
Ngược lại, “cú đêm” kháng insulin – cần nhiều insulin hơn để kiểm soát lượng đường. Đây là một yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người dậy sớm và vận động sớm có nhiều khả năng có lối sống lành mạnh hơn giúp họ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn.
Tiến sĩ Malin cho biết: Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng nhóm ngủ sớm dậy sớm hoạt động thể chất nhiều hơn và có mức độ thể lực cao hơn nhóm “cú đêm” ít vận động suốt cả ngày.
Những người hoạt động trong ngày có nhiều khả năng sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng hơn. Chất béo tích tụ trong cơ thể cũng là một yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh tiểu đường loại 2, theo Daily Mail.
5 việc giúp bạn tạo lập thói quen ngủ sớm, dậy sớm - nền tảng để sống thọ hơn
Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen thức khuya. Tuy nhiên, việc đi ngủ muộn trong khi ngày hôm sau vẫn phải dậy sớm đi làm, đi học sẽ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống, gây ảnh hưởng đến nhịp sống cũng như sức khỏe.
Không ít người nhận thức được điều này, nhưng lại khó điều chỉnh việc thức khuya. Để giúp bạn nuôi dưỡng thói quen ngủ sớm và dậy sớm, dưới dây là 5 lời khuyên hữu ích:
1. Nắm được thời gian đi ngủ và thức dậy giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái nhất
Nhiều người nhận thức được rằng đi ngủ sớm và dậy sớm rất tốt cho sức khỏe song lại không biết nên đi ngủ vào thời gian nào là tốt nhất. Đồng hồ sinh học cần được điều chỉnh từ từ, chúng ta nên nắm được đồng hồ sinh học của bản thân, từ đó xây dựng thói quen đi ngủ có lợi cho sức khỏe.
Mỗi người có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Trẻ em nên đảm bảo ngủ từ 9 đến 10 tiếng/đêm, nên ngủ lúc 8- 9 giờ tối và thức dậy lúc 6 -7 giờ sáng. Người trưởng thành bình thường nên đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng/đêm, đi ngủ trước 11 giờ đêm và dậy vào khoảng 7 giờ sáng hôm sau. Người cao tuổi cần thời gian ngủ ngắn hơn, nhưng cũng nên đi ngủ sớm và dậy sớm.
2. Không bật đèn khi ngủ
Nhiều người thiếu cảm giác an toàn nên thường bật đèn sáng khi đi ngủ. Trên thực tế, thói quen này khiến họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học của bản thân, bởi ánh sáng đèn gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và làm chậm thời gian đi vào giấc ngủ.
3. Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
Điện thoại di động không chỉ là công cụ liên lạc mà còn là "người bạn thân thiết" của nhiều người. Tuy nhiên, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ không phải là một thói quen tốt. Khi lướt điện thoại, những nội dung trên mạng quá thú vị, thu hút sẽ khiến bạn sẵn sàng dành ra nhiều tiếng đồng hồ để đọc, xem và chơi, từ đó không thể đi ngủ sớm.
Do đó, trước khi đi ngủ, bạn nên đặt điện thoại di động ở xa, tốt nhất nên đặt ở phòng khác, không để bản thân phụ thuộc quá nhiều vào nó. Việc làm này cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Không kéo rèm quá kín khi đi ngủ
Nếu ánh sáng bên ngoài cửa sổ không quá gắt, bạn có thể không cần kéo rèm khi đi ngủ. Để bảo vệ sự riêng tư, rèm có thể được kéo ra trước khi đi ngủ, nhưng sau khi tắt đèn nên mở ra.
Nếu rèm cửa quá dày và kín, ánh sáng ngày mới sẽ không thể lọt qua để đánh thức bạn, khiến bạn khó dậy vào buổi sáng. Vì vậy hãy mở rèm ra, ánh sáng buổi sớm sẽ giúp bạn dễ dàng tỉnh giấc, không ngủ thiếp đi vì nghĩ rằng trời vẫn còn tối.
5. Không ngủ quá nhiều vào ban ngày
Một số người bị rối loạn đồng hồ sinh học, ban ngày ngủ rất nhiều, ban đêm khó ngủ, thậm chí thời gian sinh hoạt đảo lộn hoàn toàn giữa ngày và đêm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất, khiến chúng ta không thể xây dựng được thói quen ngủ sớm và dậy sớm.
Vấn đề trên nên được điều chỉnh kịp thời. Trước hết, phải rút ngắn thời gian ngủ vào ban ngày. Nếu buồn ngủ vào buổi trưa, bạn có thể chợp mắt nửa tiếng, bởi từng đó thời gian cũng đủ giúp bạn phục hồi tinh thần. Không nên nếu ngủ trưa quá lâu, bởi như vậy bạn sẽ ngày càng buồn ngủ và giấc ngủ có thể kéo dài đến vài tiếng.
Nhìn chung, không dễ để hình thành thói quen đi ngủ sớm dậy sớm. Muốn thực hiện được, bạn cần có phương pháp hợp lý và thực sự quyết tâm. Hãy đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu, đừng vì những thú vui ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như lướt điện thoại, xem phim... vào ban đêm mà đánh mất đi sức khỏe quý giá.
Nghiên cứu tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường Một nghiên cứu mới đã tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người mới mắc bệnh tiểu đường và người bị tiền tiểu đường. Đó là cắt giảm lượng tinh bột còn một nửa, và tăng lượng đạm thêm 20%. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ Diabetes Care, đã giải đáp...