Nghiên cứu mối liên hệ giữa Covid-19 với bệnh hiếm gặp ở trẻ em
Australia kêu gọi các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu để tìm mối liên hệ giữa Covid-19 với bệnh Kawasaki, một loại bệnh hiếm gặp ở trẻ em.
Sau khi 3 trẻ em tại Mỹ chết vì Covid-19, các quan chức y tế Australia kêu gọi các chuyên gia về sức khỏe trẻ em thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa Covid-19 với bệnh Kawasaki, một loại bệnh hiếm gặp ở trẻ em.
Giám đốc Y tế Australia Brendan Murphy. Ảnh: Alex Ellinghausen.
Hôm nay (13/5), Giám đốc Y tế Australia Brendan Murphy đề nghị các chuyên gia hàng đầu về nhi khoa của nước này báo cáo về bệnh Kawasaki, vốn xuất hiện ở gần 100 trẻ em tại Mỹ trong 2 tháng qua, đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại nước này.
Người phát ngôn của Giám đốc Y tế Australia cho biết: “Australia đang ở vị trí thuận lợi trong việc phát hiện và theo dõi dấu hiệu gia tăng của các ca bệnh Kawasaki và sự biến đổi của bệnh theo mùa”. Bệnh Kawasakilà một căn bệnh ở trẻ em hiếm gặp, có khả năng gây tử vong khi nó khiến các thành mạch máu trong cơ thể bị viêm. Hiện tại, Bộ Y tế Australia cũng đang theo dõi sát các thông tin quốc tế trên cả phương tiện truyền thông lẫn trên các tạp chí nghiên cứu về Kawasaki bệnh hiếm gặp ở trẻ em nhưng đang có dấu hiệu gia tăng trên thế giới trong những tháng qua.
Australia bắt đầu nâng cao cảnh giác về khả năng xuất hiện các ca bệnh Kawasaki ở trẻ em khi số ca bệnh tăng lên trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, trong đó, khoảng 1 nửa các bệnh này xuất hiện tại Mỹ. Mặc dù chưa có kết luận chính thức song dường như các nhà chức trách Mỹ đang nghiêng về khả năng có sự liên kết giữa dịch Covid-19 với sự gia tăng của bệnh Kawasaki.
Số liệu thống kê từ Mỹ cũng cho thấy, các ca bệnh Kawasaki có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh cũng như những trường hợp đến 18 tuổi. Đồng thời, có một số ca các em nhỏ vừa bị Covid-19 vừa bị Kawasaki. Điều khiến các nhà khoa học quan tâm đó là thông thường trẻ em sẽ hồi phục sau khi bị bệnh Kawasaki tuy vậy tại thành phố New York của Mỹ có 3 em vừa chết vì căn bệnh này.
Giáo sư Robert Booy, chuyên gia về sức khỏe trẻ em và bệnh Kawasaki thuộc trường Đại học Sydney cho rằng, “số ca bệnh Kawasaki tại thành phố New York của Mỹ tăng vọt có thể là do số lượng trẻ em bị Covid-19 nhiều”. Vì vậy, giáo sư Robert Booy cũng dự đoán, do tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 tại Australia không cao nêu nếu có sự liên hệ giữa dịch Covid-19 với bệnh Kawasaki thì “không có nghiều khả năng bệnh Kawasaki xuất hiện tại nước này”.
Ma-rốc đóng cửa trường học đến tháng 9 do dịch Covid-19
Ma-rốc đã quyết định gia hạn đóng cửa trường học cho đến tháng 9 do lo ngại sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Bộ Giáo dục Ma-rốc nói rằng chỉ có các kỳ thi trung học phổ thông được tổ chức vào tháng 7 trong khi các trường sẽ mở cửa vào tháng 9 tới. Bộ Giáo dục nước này yêu cầu các trường tiếp tục duy trì các bài học theo hình thức giáo dục từ xa.
Kiểm tra thân nhiệt trẻ em tại Ma-rốc. (Ảnh: Getty)
Ma-rốc đã đóng cửa các trường học từ tháng ba khi dịch covid-19 bùng phát. Theo Bộ Y tế Ma-rốc nước này không có trường hợp tử vong mới do Covid-19 trong ngày thứ hai liên tiếp và tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày đã giảm đáng kể kể.
Tính tới ngày 12/5, Ma-rốc đã phát hiện 6418 người mắc covid-19, trong đó có 188 người đã tử vong./.
Dịch Covid-19 tác động tới trẻ em ở Mỹ như thế nào? Nghiên cứu mới từ Viện nghiên cứu Brookings cho thấy có gần một trong 5 trẻ em từ 12 tuổi trở xuống ở Mỹ không có đủ thực phẩm để ăn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, theo AFP. 17,4% bà mẹ có con từ 12 tuổi trở xuống cho hay con họ không ăn đủ vì thiếu tiền - CHỤP...