Nghiên cứu cho thấy, một số rau xanh dễ có khuẩn E. coli
Các loại rau xanh, đặc biệt là rau xà lách, bắp cải, được cho là nguyên nhân lớn nhất gây nên những đợt bùng phát nhiễm khuẩn E. coli.
Các vụ bùng phát nhiễm khuẩn do thực phẩm thường xuyên xảy ra, trong đó những loại rau xanh là thủ phạm phổ biến nhất, với sự liên quan đến 40 đợt bùng phát chủng vi khuẩn E. coli nghiêm trọng từ năm 2009 đến 2018, theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Trong số đó, xà lách romaine là một loại rau “tai tiếng” nhất, đặc biệt là năm 2018 khi nó là nguyên nhân của 2 đợt bùng phát lớn vi khuẩn E. coli. Theo báo cáo, 54% các đợt nhiễm khuẩn do rau xanh có liên quan đến xà lách romaine, đứng sau là rau chân vịt và xà lách búp Mỹ với tỷ lệ 17% và cuối cùng là bắp cải, lá xanh và cải xoăn mỗi loại là 4%.
Không có nguyên nhân rõ ràng tại sao xà lách romaine lại thường xuyên là nguyên nhân của các đợt bùng phát nhiễm khuẩn. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng xà lách búp Mỹ được thu hoạch và bán nhiều hơn xà lách romaine trong những năm 2009-2017.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hình dáng và quá trình trồng trọt là nguyên nhân khiến xà lách romaine dễ bị nhiễm khuẩn hơn các loại rau khác.
Các nhà nghiên cứu đã viết: “Vào giai đoạn cuối của nghiên cứu, romaine đã trở nên phổ biến hơn, mọi người mua nhiều romaine hơn là xà lách búp. Nhưng điều này không giải thích được tại sao romaine lại là nguyên nhân gây ra nhiều đợt bùng phát như vậy”.
Họ đưa ra giả thuyết là do hình dạng của romaine, có thể là điểm xâm nhập của các mầm bệnh vì chúng cao hơn với những chiếc lá chụm lại, mở ra ở đầu, trong khi đó xà lách búp Mỹ bé hơn với những chiếc lá nhỏ gọn.
Những đợt bùng phát khác có liên quan đến rau xanh hỗn hợp thứ nhất là xà lách mỡ, xà lách búp Mỹ và romaine, cùng hỗn hợp rau thứ hai gồm bắp cải đỏ, rau chân vịt và một số loại rau mùa xuân.
Báo cáo tập trung vào sự bùng phát của một loại vi khuẩn E. coli được gọi là E. coli sinh độc tố Shiga, hoặc STEC. Đây là một loại độc tố do vi khuẩn tạo ra gây bệnh cho con người với các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy và nôn mửa. Hầu hết mọi người tự phục hồi trong vòng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên một số trường hợp nguy hiểm vẫn cần được chăm sóc y tế.
Theo báo cáo, trong thập kỷ bùng phát nhiễm khuẩn do thực phẩm xảy ra ở Hoa Kỳ và Canada đã gây ra 1212 ca bệnh, 420 ca nhập viện và 8 ca tử vong. Tổng cộng có 77 trường hợp mắc hội chứng urê huyết tán huyết, một vấn đề về thận có thể sinh ra do nhiễm khuẩn và cần phải nhập viện.
Vi khuẩn E. coli sinh ra độc tố Shiga có liên quan đến khoảng 265.000 ca bệnh mỗi năm ở Hoa Kỳ. Một loại STEC đặc biệt là STEC O157 có xu hướng khiến tình trạng bệnh nặng hơn và đã chịu trách nhiệm về 32 vụ bùng phát được mô tả trong báo cáo. Nguồn phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng này là thịt bò xay và rau xanh.
Mặc dù rau xanh có lá được trồng quanh năm ở Hoa Kỳ, nhưng nhiều đợt bùng phát bắt đầu vào tháng 10 và tháng 4 hơn bất kỳ tháng nào trong năm. Các tác giả nghiên cứu viết không rõ lý do tại sao tính theo mùa trong các đợt bùng phát lại xảy ra.
Benjamin Chapman, giáo sư và chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học Bang North Carolina, cho biết có một số lý do tại sao rau xanh đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn E.coli, bắt đầu từ cách trồng trọt: “Phần lớn quá trình sản xuất rau xà lách là ở bên ngoài và cần rất nhiều nước.
Tại Hoa Kỳ, nó chủ yếu được trồng ở những nơi có động vật, cũng là một nguồn vi khuẩn. Ô nhiễm E. coli có thể đến từ các nguồn như nước tưới, động vật và quá trình xử lý. Chúng tôi biết từ những đợt bùng phát trước đó rằng nhiễm khuẩn chéo có thể xẩy ra dù chỉ với tỷ lệ vi khuẩn nhỏ”.
Video đang HOT
Chapman cho biết một khi vi khuẩn đã xâm nhập vào nhà máy thì nó rất khó loại bỏ. Sản phẩm được rửa 3 lần trong các nhà máy chế biến, và người tiêu dùng có thể rửa sạch 90-99% trước khi bắt đầu sử dụng, nhưng điều đó có thể không đủ tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Và bởi vì rau xà lách hầu như luôn được ăn sống hoặc nấu chưa chín, nên bất kỳ vi khuẩn nào cũng có thể đi trực tiếp vào cơ thể.
Muốn trẻ lâu, da mịn đẹp thì chăm ăn những thực phẩm này
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra rằng, để có một cuộc sống cân bằng, các thực phẩm dùng trong ăn uống phải sạch. Điều này giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, các tế bào lão hóa chậm hơn, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp.
Ảnh minh họa: Internet
Rau xanh, hoa quả tươi
Chứa nhiều vitamin E - là chất chống ôxy hóa rất tốt. Các thực phẩm như: đậu xanh (4-6mg%), xà lách (3mg%), cà rốt... Đặc biệt có rất nhiều ở mầm của các loại hạt: giá đỗ xanh, giá đỗ tương, mầm hạt ngô (15-25mg%).
Vitamin E có vai trò chính là chống ôxy hóa thông qua việc loại trừ sự ôxy hóa các lipid và sự xuất hiện các gốc tự do làm phân hủy các axit béo chưa bão hòa, vitamin E còn có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm sự mệt mỏi, suy nhược.
Ngoài ra, trong hoa quả, rau xanh còn có nhiều vitamin C xuất hiện khá phổ biến trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau ngót (185mg%), cần tây (150mg%), rau đay (77mg%), súp lơ, cà chua, su hào, mồng tơi, rau muống... Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Chuyển hóa vitamin C có liên quan với nhiều vitamin khác, nó cũng bảo vệ vitamin E tránh sự ôxy hóa.
Trứng gà
Trong trứng gà có chưa các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ốt... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K)... là những chất rất tốt cho quá trình lão hóa. Ngoài ra, lượng vitamin A trong trứng gà rất cao, góp phần bổ sung cho thị lực cho cơ thể con người, giúp cho mắt khỏe và sáng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Đậu nành
Đậu nành là một thực phẩm chống lão hóa hàng đầu, là nguyên liệu trong các bữa ăn của người châu Á. Đậu nành được chế biến thành hạt sấy khô để làm món ăn vặt; thành sữa, đậu phụ (đậu hũ)... trong các bữa ăn.
Các loại đậu rất giàu isoflavone - một loại phytoestrogen giống như estrogen, có nguồn gốc từ thực vật. Isoflavone có đặc tính chống viêm giúp điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống ung thư và kháng khuẩn.
Những món ăn được làm từ đậu nành rất giàu protein, các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, trong đậu nành có các khoáng chất như canxi, sắt, mangan, selen, photpho, magie, kẽm và đồng, giúp xương chắc khỏe và nhiều năng lượng.
Có nghiên cứu cho rằng việc ăn đậu phụ giúp no lâu hơn và hạn chế tăng cân.
Chống lão hóa với cà rốt
Cà rốt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dùng nhiều trong các món ăn hàng ngày. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene và carotenoid giúp cho loại quả này luôn có màu cam đẹp.
Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), beta-carotene giúp cơ thể chuyển đổi vitamin A, tăng cường miễn dịch, thị giác, sinh sản, tăng trưởng các tế bào. Cơ thể bạn không thể tự sản sinh vitamin A, vì thế cần bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày.
Sắc tố cam của cà rốt là một chất chống oxy hóa giúp các tế bào giảm sự tác động từ các gốc oxy hóa tự do gây ra trong cơ thể.
Trong 100g cà rốt tươi có chứa: nước 88,5%, đạm (protid) 1,5%, cellulose 1,2%, vitamin A, B1, B2, B3, C và các khoáng như canxi, sắt, magie, natri, kali, photpho, đồng...
Cà rốt trắng không chứa sắc tố cam beta-carotene nhưng nó chứa falcarinol - một chất dinh dưỡng có thể chống ung thư.
Để giữ được lượng dinh dưỡng trong cà rốt, bạn nên để nguyên cà rốt khi luộc và cắt chúng sau khi luộc.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua
Một ly sữa chua cung cấp 25% chất béo cần thiết trong ngày mà không chứa cholesterol, vitamin B có ở sữa chua lại có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động chống ôxy hóa. Chống nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư và một số bệnh kinh niên khác.
Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng làm sạch và trực tiếp nuôi dưỡng làn da của bạn bằng nhiều dưỡng chất. Vì vậy, nhiều người sử dụng sữa chua như một loại sữa rửa mặt giúp thư giãn làn da.
Hải sản
Một khẩu phần ăn khoảng 150gr cá hoặc hải sản sẽ cung cấp 50-60 % nhu cầu chất đạm hàng ngày cho cơ thể. Tất cả hải sản đều chứa rất ít mỡ, chưa đến 5%. Do vậy, chúng có hàm lượng cholesterol rất thấp, ngoại trừ tôm, mực và trứng cá.
Tuy nhiên, lượng omega-3 chứa trong 3 loại thực phẩm này rất có lợi cho sức khỏe, khiến cho quá trình lão hóa của cơ thể chậm lại so với việc ăn nhiều thịt và chất béo. Chúng ta nên ăn một hoặc nhiều bữa hải sản trong tuần để cải thiện tình trạng sức khỏe và làn da.
Ảnh minh họa: Internet
Rau họ cải
Các loại rau nhà họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải mầm, cải ngọt, cải thìa, cải bó xôi... là những thực phẩm chống lão hóa có rất nhiều vi lượng.
Những loại rau họ cải chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú như vitamin C, E, K, B9, kali, canxi, selen (chất cần thiết cho tuyến giáp hoạt động và chức năng của hệ miễn dịch), lutein, beta-carotene, zeaxanthin... giúp làm chậm quá trình lão hóa, hấp thụ chất béo, ngăn ngừa tăng cân, tăng cường trí nhớ, bảo vệ tim.
Đặc biệt trong các loại rau cải chứa glucosinolates - chất này giữ hương vị cay nồng đặc trưng cho họ cải và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp điều chỉnh các phản ứng căng thẳng, viêm trong cơ thể, có khả năng kháng khuẩn và phòng ngừa ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Cá hồi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng protein và đạm trong các loại thịt đỏ rất nhiều nhưng nó gây hại cho sức khỏe về lâu dài. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các loại cá, đặc biệt là cá hồi có rất nhiều lượng dinh dưỡng.
Cá hồi chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho mắt, chống khô mắt, sáng mắt, tăng cường trí nhớ, chống oxy hóa, giúp da căng mịn, trẻ trung.
Hàm lượng kali cao trong cá hồi ngăn ngừa bệnh tim mạch, selenium điều chỉnh các hoạt động hormone tăng khả năng trao đổi chất, giảm các bệnh tuyến giáp.
Cá hồi tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe hơn. Cá hồi nuôi tuy ít chất dinh dưỡng nhưng vẫn có những chất cần thiết phù hợp với cơ thể.
Những lời khuyên cho bữa tối lành mạnh Ăn tối nên cân bằng giữa số lượng và chất lượng, giữa hương vị và sức khoẻ. Dưới đây là một vài ý tưởng để làm cho bữa ăn tối ngon và lành mạnh. Ăn tối sớm: Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần biết. Một bữa ăn tối trước 7 là thời điểm thích hợp, bạn có...