Nghiên cứu chính sách ưu đãi cho trường làm tốt bảo đảm, kiểm định chất lượng
Những vấn đề về công tác đảm bảo, kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ GD&ĐT đưa ra trong Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy định về kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm non và phổ thông. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các trường mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện hoạt động tự đánh giá bảo đảm đúng quy trình để nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá; chú trọng việc cải tiến chất lượng trong quá trình đánh giá.
Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá ngoài, công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, bảo đảm khách quan, đúng quy định.
Cùng với đó là tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý hoạt động đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Bảo đảm đủ kinh phí cho các hoạt động đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích các địa phương, các vùng, khu vực tổ chức hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục với hình thức phù hợp, hiệu quả.
Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi cho những đơn vị thực hiện tốt công tác đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Hà Nội có thêm 133 trường công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2019
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2019 có thêm 133 trường đạt chuẩn quốc gia. Như vậy, tính đến tháng 9-2019, Hà Nội có 1458 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm 66,8%.
Năm học 2018 - 2019, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt thành tích xuất sắc. Năm học, năm 2018 vượt chỉ tiêu, đạt 150% kế hoạch (120/80 trường), đa kiêm tra công nhân lai 138/190 trương, trong đo mầm non 37 trường; tiểu học 46 trường; THCS 48 trương; THPT 07 trương, đưa tỷ lệ trường chuẩn quốc gia công lập và ngoài công lập đạt 55,0% (1.492/2.711), trong đó công lập là 66,7% (1.456/2.183).
Năm học này, các quận, huyện, thị xã đăng ký công nhận mới 133 trường công lập, vượt 33% so với chỉ tiêu được giao (mầm non là 48 trường, Tiểu học 37 trường, THCS 41 trường, THPT 7 trường).
Hà Nội chú trọng xây dựng trường chuẩn quốc gia ở mọi cấp học (Ảnh tư liệu)
Tính đến ngày 17-10-2019, toàn TP có 1.458 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 66,8%. 2 đơn vị đứng đầu tỷ lệ trường chuẩn quốc gia là Bắc Từ Liêm 90,5%, Đan Phượng 90,4%.
Tiếp theo là các đơn vị: Nam Từ Liêm 89,7%; Long Biên 84,2%; Tây Hồ 84%; Gia Lâm 82,9%; Thanh Trì 76,8%; Cầu Giấy 75,0%; Hà Đông 74,2%; Quốc Oai 74%; Thường Tín 72,7%; Thanh Oai 72,5%; Thanh Xuân 70,5%.
Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Đống Đa, Mỹ Đức, Ba Đình có tỷ lệ trường đạt chuẩn từ 50% đến dưới 60%. Hai đơn vị có tỷ lệ trường đạt chuẩn thấp nhất là Phú Xuyên 45,5% và Ba Vì 41,6%.
Năm 2019, TP Hà Nội công nhận lại 190 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 48 trường mầm non, 69 trường tiểu học, 61 trường THCS, 12 trường THPT.
Trên địa bàn TP Hà Nội có 2.713 trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp (tăng 70 trường so với cùng kỳ năm học 2017-2018), với 1.983.435 học sinh (tăng 90.687 học sinh so với cùng kỳ năm học 2017-2018); tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 155.323 người.
Giáo dục tiểu học có 736 trường với 738.978 học sinh; so với cùng kỳ năm trước tăng 09 trường, tăng 60.202 học sinh; Giáo dục trung học cơ sở (THCS) có 624 trường với 451.800 học sinh; so với cùng kỳ năm trước tăng 07 trường, tăng 24.876 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông (THPT) có 222 trường với 216.736 học sinh; so với cùng kỳ năm trước tăng 06 trường, tăng 20.267 học sinh. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có 29 trung tâm, với 27.947 học sinh; tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 1.082 người.
TP Hà Nội hiện có 520 cơ sở giáo dục ngoài công lập và 8 trường công lập tự chủ với 14.511 nhóm lớp, 256.155 học sinh, 40.920 cán bộ giáo viên, nhân viên và 16.594 phòng học. Trong đó, cấp học mầm non có 353 trường; tiểu học có 41 trường, THCS có 24 trường và THPT có 102 trường.
T.Fan
Theo PLXH
Những vấn đề đặt ra khi viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo Tự đánh giá cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo là khâu đầu tiên và được coi là quan trọng nhất trong quy trình kiểm định chất lượng. Ảnh minh họa/internet ThS Nguyễn Chu Du - Trường ĐH Công Đoàn - cho rằng: Để tổ chức kiểm định chất lượng có thể triển khai thực hiện đánh giá ngoài thì báo...