Nghiên cứu: Biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước
Lại một ảnh hưởng nữa của việc xả khí thải CO2.
Nhựa không phải yếu tố duy nhất gây ảnh hưởng tới cuộc sống dưới làn nước biển, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng kem chống nắng có thể phá hủy rặng san hô, và thậm chí hóa chất thừa từ những thứ thuốc con người sử dụng có thể khiến mức hormone trong nhiều loài động thực vật thay đổi. Tác hại chưa dừng lại ở đó: nghiên cứu được đăng tải trên Earth and Planetary Science Letters vừa chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng khác.
Được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tới từ Đại học Cardiff, báo cáo khoa học chỉ ra rằng mức carbon dioxide hiện tại sẽ sớm cao tương đương Trái Đất của 14 triệu năm trước, thời nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn hiện tại 3 độ.
Do hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra ngày một khốc liệt, mức pH trong nước biển sẽ giảm rõ rệt vào năm 2100. Khi đó, hiện tượng axit hóa nước biển sẽ diễn ra khi đại dương hấp thụ thêm CO2 từ khí quyển.
Nếu không giảm khí thải CO2, rất có thể cảnh tượng này sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới.
Khoảng 30% lượng CO2 thải ra tới từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, vốn đã diễn ra liên tục từ cách mạng công nghiệp tới nay: 525 tỷ tấn CO2 đã được làn nước biển hấp thu tính từ thời điểm mang tính cách mạng đó.
Video đang HOT
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học tiến hành đo đạc độ pH của nước biển cũng như mức CO2 trong không khí trong suốt 22 triệu năm qua.
“ Báo cáo nghiên cứu về hiện tượng axit hóa đại dương cho thấy với tốc độ xả thải như hiện nay, hệ sinh thái biển sẽ đối mặt với điều kiện sống chưa từng thấy trong suốt 14 triệu năm qua“, Sindia Sosdian, tác giả nghiên cứu, nhận định.
Rặng san hô chết do axit hóa nước biển diễn ra mạnh.
Mức pH của nước biển vào thời điểm 2018, lúc báo cáo nghiên cứu được công bố, thấp ở mức đáng báo động, thấp nhất trong 2 triệu năm trở lại đây. Để hiểu rõ tác động của mức pH lên đời sống sinh vật biển, các nhà khoa học phải làm thêm nhiều thí nghiệm, thực hiện lấy mẫu thực địa và phân tích các mẫu hóa thạch, các lớp trầm tích.
Dù vậy, kết quả của các nghiên cứu mới không ảnh hưởng được tới điều tất yếu: đại dương sẽ thay đổi nhiều trong vài thập kỷ tới. Nếu tốc độ xả khí thải vẫn cao như hiện tại, hiện tượng axit hóa đại dương sẽ tiêu diệt các rặng san hô, bẻ gãy một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái biển.
Dink
Mỹ: Nước biển ở bang California bị axit hóa đến mức đáng lo ngại
Các nhà khoa học đã kiểm tra gần 2.000 vỏ của các loài sinh vật siêu nhỏ gọi là foraminifera trong nước biển ở bang California và so sánh xem chúng đã thay đổi như thế nào trong một thế kỷ qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: phys.org)
Một nghiên cứu được công bố ngày 16/12 trên tạp chí Nature Geoscience cho biết nước biển ở bang California (Mỹ) đang bị axit hóa nhanh gấp đôi mức trung bình ở đại dương trên toàn cầu.
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) đã kiểm tra gần 2.000 vỏ của các loài sinh vật siêu nhỏ gọi là foraminifera (trùng có lỗ) và so sánh xem chúng đã thay đổi như thế nào trong một thế kỷ qua.
Hằng ngày, các vỏ của những con foraminifera chết sẽ chìm xuống đáy biển và dần dần được bọc đầy trầm tích. Các lớp trầm tích này tạo thành cả một hồ sơ dày ghi lại sự thay đổi.
Tác giả nhóm nghiên cứu, Emily Osborne cho biết: "Bằng cách đo độ dày của vỏ, chúng ta có thể đưa ra một đánh giá chính xác về mức độ axit hóa đại dương khi các con foraminifera đang sống."
Bà Osborne đã sử dụng công nghệ mới này để biết mức độ axit hóa của đại dương chỉ bằng cách đo trực tiếp từ các loài sinh vật biển.
Vỏ loài foraminifera có lớp trầm tích từ năm 1895. Ngoài ra, hồ sơ hóa thạch này cũng tăng tính axit của chính nó theo thời gian.
Các số liệu đo trên cũng khớp với chỉ số PDO về sự thay đổi của đại dương theo thập kỷ.
Lượng khí thải CO2 do con người gây ra đang khiến đại dương ngày càng bị axit hóa, nhưng thay đổi tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ hoặc làm gia tăng mức độ này.
Các nhà khoa học hy vọng dựa trên nghiên cứu này để hiểu thêm về việc những thay đổi trong nồng độ axit hóa đại dương có thể tác động đến các mặt khác của hệ sinh thái biển như thế nào./.
Bích Liên
Theo vietnamplus.vn
Loài cá Dunkleosteus: "Kẻ hủy diệt" của kỷ Devon Trước khi loài khủng long xuất hiện, Trái Đất cũng từng tồn tại rất nhiều loài động vật được mệnh danh là sát thủ khét tiếng, trong số đó có rất nhiều loài đến từ đại dương và cá Dunkleosteus là một trong số đó. Trong lòng đại dương hàng trăm triệu năm trước, có một loài cá ăn thịt với răng nanh...