Nghiên cứu: 8/10 người quên mật khẩu và phải reset lại mật khẩu thường xuyên
Và chỉ có 35% trong số họ lưu trữ mật khẩu trong các ứng dụng di động hoặc viết ra giấy, còn đâu vẫn phụ thuộc vào trí nhớ.
Mặc dù một số công ty ủng hộ việc xóa bỏ mật khẩu, bao gồm Microsoft nhưng phần lớn người dùng hiện nay vẫn phụ thuộc vào mật khẩu để bảo vệ tài khoản của họ.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu kéo dài hơn 2 năm của công ty bảo mật HYPR tại Mỹ và Canada cho thấy một thực trạng đáng lo ngại. Đa số người dùng Internet hiện nay đang quản lý mật khẩu một cách thiếu tổ chức và tiềm ẩn nguy cơ bị mất mật khẩu rất cao.
Theo thống kê, có không dưới 78% trong số 500 người được hỏi cho biết họ phải đặt lại mật khẩu ( reset) cho ít nhất một tài khoản cá nhân trong 90 ngày qua. Trong khi đó, 57% người được hỏi cho biết, họ cũng phải reset mật khẩu đối với tài khoản liên quan đến công việc.
Việc phải reset mật khẩu nhiều khiến nhiều người không khỏi khó chịu
Một thực trạng cũng đáng lo ngại không kém là việc có quá nhiều người thường chủ quan và phụ thuộc vào danh sách quản lý mật khẩu cả ở dạng chữ viết hoặc trên các dịch vụ mạng. Khi nói đến tài khoản cá nhân, 65% người dùng cho biết họ luôn giữ cho mình một danh sách mật khẩu và chỉ có 30% người dùng cài đặt một ứng dụng quản lý mật khẩu chuyên dụng trên thiết bị.
Video đang HOT
Khi bị yêu cầu phải cập nhật mật khẩu sau một thời gian sử dụng, có khoảng 49% người dùng đươc hỏi cho biết, họ vẫn bê y nguyên mật khẩu cũ vào và chỉ thay đổi một số từ hoặc số. Cách làm này giúp họ dễ nhớ hơn so với việc phải thay đổi mật khẩu liên tục với các từ khóa khác nhau, dễ gây nhầm lẫn hoặc quên.
Chỉ có 3/10 người lưu trữ mật khẩu trong các tài liệu dạng văn bản
Việc tái sử dụng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ và tài khoản không phải hiếm xảy ra. Thực tế chỉ có 28% người dùng sử dụng mật khẩu duy nhất cho mỗi một dịch vụ. Số còn lại lên tới 72% thường sử dụng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản dịch vụ khác nhau.
Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, mọi người trước đây thường phụ thuộc vào các cách truyền thống để lưu trữ thông tin quan trọng và có thể dễ dàng tiếp cận. Ví dụ như giấy nhớ hoặc một cuốn sổ. Mặc dù vậy giờ đây đã có không ít người chuyển sang ghi chép mật khẩu vào tài liệu Word, email, bảng tính,…
Nhóm nghiên cứu khẳng định, nhiều người thường không nghĩ tới cách ghi nhớ mật khẩu trên các ứng dụng, dịch vụ quản lý mật khẩu. Nguyên nhân có thể do họ không biết tới chúng hoặc họ không tin tưởng vào việc cho một bên thứ ba nắm giữ mật khẩu quan trọng.
Cũng trong kết quả nghiên cứu chỉ ra, có không dưới 35% người dùng cho biết họ giữ mật khẩu trong file không được bảo vệ trên máy tính, ví dụ như bảng tính Excel hoặc file Word.
Infographic cách sử dụng mật khẩu của nhiều người dùng.
Theo vnreview
Đức yêu cầu các mạng xã hội cung cấp mật khẩu tài khoản người dùng
Sắp tới, các trang mạng xã hội như Google và Facebook có thể sẽ phải cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng tại Đức cho chính phủ nước này trong các trường hợp cần thiết.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại.
Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực hữu và những những phát ngôn kỳ thị, nhà chức trách Đức có thể yêu cầu các tập đoàn công nghệ như Google hay Facebook cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng trong thời gian tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong dự thảo luật của Bộ Tư pháp liên bang về chống chủ nghĩa cực hữu và những phát ngôn mang tính kỳ thị chủng tộc, Chính phủ liên bang Đức đã nhất trí về điều khoản yêu cầu các nhà mạng cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong trường hợp cần thiết.
Trong tương lai, giới chức Đức có thể yêu cầu các nhà mạng như Google hoặc Facebook cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong một số điều kiện nhất định.
Hiện, giới chức Đức mới chỉ được phép giám sát điện thoại, nhưng không được phép giám sát việc liên lạc qua các dịch vụ Internet.
Không chỉ các dịch vụ nhắn tin trực tuyến, Chính phủ cũng sẽ áp dụng quy định mới này với các nhà mạng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản ứng của các công ty truyền thông như Bitkom, họ phản đối việc cung cấp các mật khẩu tài khoản mà không có lệnh của tòa án hay việc tự động chuyển tiếp các địa chỉ IP.
Tuy nhiên, theo một người phát ngôn Bộ Tư pháp liên bang, mật khẩu vẫn là một phần của dữ liệu thống kê theo luật hiện hành và có thể "được yêu cầu trong một cuộc điều tra cụ thể dưới sự chỉ đạo của công tố viên."
Ngoài ra, vì lý do bảo mật dữ liệu, mật khẩu vẫn sẽ được lưu trữ thường xuyên ở dạng mã hóa và không thể được cung cấp khi không được mã hóa.
Động thái trên của Chính phủ Đức được xem là để phản ứng với vụ một đối tượng tấn công giáo đường Do Thái ở thành phố Halle, bang Sachsen-Anhalt, làm hai người thiệt mạng.
Kẻ tấn công gắn camera trên mũ để phát trực tiếp hình ảnh vụ tấn công trên nền tảng Twitch.
Công ty này sau đó cũng đã phát hiện nhiều tài khoản phối hợp và chia sẻ video thông qua các dịch vụ tin nhắn trực tuyến khác.
Theo VietNamPlus
Trình duyệt Chrome của Google có thêm cảnh báo mật khẩu bị đánh cắp Đây là lần đầu tiên Google tích hợp trực tiếp tính năng cảnh báo mật khẩu bị đánh cắp vào Chrome để bảo vệ người dùng khi đăng nhập vào các trang web. Ảnh minh họa. (Nguồn: Digital Information World) Google mới tung ra phiên bản cập nhật trình duyệt Chrome 79 với một số cải tiến về bảo vệ mật khẩu. Sự...