Nghiên cứu 76 năm của Đại học Harvard: Người bạn đời quyết định rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
Tỷ phú Warren Buffett từng nói: “Người bạn đời là khoản đầu tư tốt nhất trong đời người.
Người bạn đời của bạn có tốt hay không sẽ quyết định hướng đi cho tương lai sau này của bạn”.
“Grant Study” là công trình nghiên cứu nổi tiếng của Đại học Harvard. Cuộc thí nghiệm kéo dài 76 năm, theo dõi và điều tra cuộc sống của 268 người đã đi đến kết luận: Yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người chính là người bạn đời của họ.
Như nhà tâm lý học George Valient đã từng nói: “Một mối quan hệ ấm áp và thân mật là một khởi đầu quan trọng của một cuộc sống tốt đẹp”. Nghiên cứu này đã làm mới nhận thức của nhiều người.
Đối tác của bạn xác định hướng cho cuộc sống của bạn
Một câu chuyện từng được chia sẻ trên mạng xã hội với nội dung như sau: Một cô gái xuất thân từ nông thôn với gia cảnh trung bình sau nhiều năm học tập và làm việc chăm chỉ đã ổn định được cuộc sống. Cô trở thành trụ cột và niềm tin của cả gia đình.
Qua bạn bè giới thiệu, cô gặp người chồng hiện tại. Không có nhiều sự lãng mạn hay ngọt ngào trong mối quan hệ nhưng thấy mọi thứ của anh ta đều ổn nên cô quyết định kết hôn.
Vốn tưởng rằng cuộc sống gia đình nhỏ hạnh phúc to sẽ rất tuyệt vời nhưng hai năm sau khi kết hôn mâu thuẫn dần nảy sinh.
Ảnh minh họa
Cô muốn đi chơi với bạn bè trong những ngày nghỉ nhưng chồng cô nói rằng đi chơi tốn tiền, vì vậy ở nhà sẽ tốt hơn.
Kể cả việc bố mẹ lên thăm con, cô muốn đưa họ đi chơi đây đó song chồng cũng ngăn cản. Những thứ nhỏ nhặt dồn nén, rõ ràng cô cố gắng lo cho gia đình mà chồng chưa 1 lần tôn trọng.
Chồng cô luôn là người kéo cảm xúc của cô xuống bằng những lý do: Tốn tiền, mất thời gian, điều đó có thực sự cần thiết không?
Video đang HOT
Dần dần cô cảm thấy bế tắc và không biết giải quyết những rắc rối này thế nào và xin ý kiến của những người mà cô không hề quen biết.
Hôn nhân là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người. Tỷ phú Warren Buffett từng nói: “Người bạn đời là khoản đầu tư tốt nhất trong đời người. Người bạn đời của bạn có tốt hay không sẽ quyết định hướng đi cho tương lai sau này của bạn”.
Một cộng sự tốt sẽ giúp bạn bứt phá chính mình
Ngọc Hân (đã kết hôn được 7 năm) chia sẻ: “Tôi lấy chồng chỉ vì bố mẹ nói đã đến tuổi, chưa sẵn sàng về tất cả mọi thứ. Tôi ở nhà mất 3 năm quanh quẩn, bị người ta nói là ‘ăn bám’ chồng. Tôi gần như trầm cảm, mất phương hướng vì nghĩ mình vô dụng. Sau khi con tôi được 2 tuổi thì chồng động viên đi làm lại, nuôi tiếp đam mê dang dở, còn thất bại anh sẽ vẫn nuôi tôi. Tôi thầm cảm ơn vì có chồng luôn đồng hành. Cuối cùng sau 4 năm quay trở lại ‘đường đua’, tôi đã bứt phá ngoạn mục với nhiều thành tích, giải thưởng. Thành công này có công rất lớn của chồng tôi”.
Người bạn đời tốt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình, sau đó chữa lành vết thương của bạn, cuối cùng để bạn tiếp tục đột phá và trở nên tròn vẹn hơn. Một mối quan hệ lành mạnh sẽ luôn tiếp thêm năng lượng cho bạn và giúp bạn tiến lên.
Hôn nhân không chỉ là sự kết hợp của tình cảm mà còn là sự va chạm của suy nghĩ, nhận thức, khuôn mẫu và lối sống. Quen nhau lâu rồi, dù muốn hay không cũng sẽ “buộc” phải hòa nhập vào cuộc sống của nhau.
Ảnh minh họa
Bạn phải học cách dành thời gian cho người bên cạnh mình
Dù là nhận thức, suy nghĩ hay nhu cầu tình cảm, thói quen sinh hoạt, một khi đôi bên không cùng quan điểm thì hôn nhân sẽ rạn nứt, cuộc sống sẽ dần đổ vỡ.
Chỉ bằng cách quan tâm, chia sẻ với nhau, chúng ta mới có thể tiếp tục vượt qua vòng tròn và có một cuộc sống tốt hơn.
Gặp được đối tác cùng chí hướng là một loại may mắn, gặp đối tác không vừa ý cũng không cần phải buồn. Suy cho cùng, trên đời này, sẽ không bao giờ có người bạn đời nào hoàn hảo.
Quãng đời còn lại rất dài, bất kể ở bên ai, bạn cũng phải không ngừng trưởng thành, dùng ưu điểm của mình để vượt qua đối phương, dùng ưu điểm của đối phương để vượt qua chính mình.
Khi bạn phát triển mình thành loài hoa quý nở hương khoe sắc, bạn sẽ phát hiện ra rằng anh ấy cũng đã vững chãi như một cây cổ thụ.
Người ta nói, trong cuộc đời này, một người sẽ trải qua hai lần tái sinh, một là sinh ra đời và hai là kết hôn.
Có thể bạn không thể quyết định kinh nghiệm sống của mình nhưng bạn có thể kiểm soát cuộc hôn nhân của chính mình.
Cùng nhau làm việc, vượt qua cái tôi cá nhân, quan tâm chia sẻ, không phàn nàn, không tụt lại phía sau, hôn nhân của bạn sẽ dài lâu và cuộc sống sẽ tươi sáng.
Khi bạn thấy mình luôn thiếu thời gian, làm ngay 2 điều này
Sử dụng thời gian có chủ ý hơn và coi trọng thời gian chất lượng, bạn sẽ học được cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn để cải thiện sức khỏe tổng thể và dành nhiều thời gian hơn cho những gì thực sự quan trọng, đáng ưu tiên.
Mọi người có xu hướng coi trọng các nguồn lực vật chất hay tiền bạc hơn là các nguồn lực liên quan đến thời gian. Đó là bởi tài nguyên thời gian là vô hình, khác với tài nguyên vật chất và nó khiến con người khó định lượng rằng thời gian quý giá như thế nào trong cuộc sống của mình.
Vẻ đẹp của thời gian là tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, đều có 24 giờ mỗi ngày. Bằng cách sử dụng thời gian có chủ đích hơn và ưu tiên thời gian chất lượng trong cuộc sống của mình, bạn sẽ ngừng lãng phí và "có thêm" nhiều thời gian hơn, không còn cảm giác luôn vội vàng, thiếu thốn thời gian nữa.
1. Hãy có chủ đích với thời gian của bạn
Cuộc sống này là 1001 những trách nhiệm chúng ta phải gánh trên vai và những điều phiền nhiễu quanh đó. Khi bạn không nhận thức được thời gian của mình đang trôi đi đâu, bạn có thể trở thành nạn nhân của việc liên tục cảm thấy thiếu thời gian.
Quyết định của bạn về những gì bạn làm hoặc không làm sẽ ảnh hưởng đến lượng thời gian bạn có trong một ngày. Bạn có thể nghĩ rằng những việc mình đang dành thời gian làm mỗi ngày đều là rất cần thiết nhưng khi nhìn một cách kỹ hơn, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra lượng thời gian không nhỏ đang bị lãng phí mỗi ngày.
Ví dụ: Bạn có phải là người có thói quen lấy điện thoại ra để lướt mạng xã hội cập nhật tình hình? Việc kiểm tra điện thoại của bạn trong 5-10 phút lúc này hay lúc kia có vẻ vô hại nhưng điều này hoàn toàn có thể khiến bạn lãng phí cả tiếng đồng hồ mỗi ngày chỉ để kiểm tra điện thoại của mình. Nhớ rằng, mỗi phút đều quý giá và thời gian lãng phí mỗi ngày có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn không nhận thức được điều này.
Để có chủ ý hơn với thời gian của mình và giảm lượng thời gian lãng phí, điều quan trọng là bạn cần có trách nhiệm với thời gian của mình. Cách bạn chịu trách nhiệm còn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn. Một số phương pháp có thể giúp bạn sử dụng thời gian có chủ đích hơn như:
- Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian: Cân nhắc lập kế hoạch cho các ưu tiên trong ngày của bạn vào đêm hôm trước hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bạn có thể chia nhỏ theo các mốc thời gian để biết giới hạn mình cần hoàn thành nhiệm vụ.
- Thoát khỏi sự xao nhãng: Việc mất tập trung thực sự khiến bạn tốn rất nhiều thời gian. Hãy xem những yếu tố khiến bạn mất tập trung là gì (đó có thể là điện thoại hay bất cứ thứ gì khác) và cố gắng tránh xa những yếu tố đó. Đây là cách để bạn ngừng lãng phí thời gian quý báu.
2. Biến thời gian chất lượng thành giá trị đích thực trong cuộc sống của bạn
Dù không muốn, chúng ta đều phải công nhận sự thật rằng mọi người đều có một khoảng thời gian hữu hạn trên Trái đất này. Dù giàu hay nghèo, dù có địa vị hay không, chúng ta đều có giống nhau là 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm.
Để tận dụng tối đa thời gian của mình, bạn phải coi trọng khoảng thời gian chất lượng. Cách bạn dành thời gian cho ai đó hoặc hành động thực sự quan trọng hơn lượng thời gian bạn bỏ ra. Ví dụ, nếu bạn dành hàng giờ cho gia đình nhưng tất cả những gì bạn làm trong khoảng thời gian đó là lo lắng và suy nghĩ về công việc.
Một số cách có thể giúp bạn sử dụng thời gian chất lượng hơn:
- Rèn luyện bản thân để tập trung hơn vào việc đang làm và yêu thương bản thân mình hơn thay vì để điều này ảnh hưởng đến điều khác. Ví dụ, khi bạn dành thời gian cho gia đình, hãy tập trung vào hiện tại thay vì tập trung suy nghĩ và sự chú ý vào công việc hay bất kỳ thứ gì khác.
- Thiền có thể là một cách tuyệt vời để rèn luyện bộ não của bạn sống trong từng khoảnh khắc.
- Suy ngẫm: Suy nghĩ kỹ lưỡng và cẩn trọng về những gì chúng ta đã làm, đã học được hoặc đã trải nghiệm trong quá khứ giúp chúng ta hiểu thêm về bản thân mình, biết cuộc sống của mình đang đi về đâu để đưa ra quyết định liệu có cần thiết có sự điều chỉnh. Bạn có thể thực hành suy ngẫm thông qua việc viết nhật ký.
Tất cả chúng ta đều có 24 giờ giống nhau mỗi ngày những gì bạn làm với thời gian của mình là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Những người liên tục lãng phí thời gian, không coi trọng thời gian có thể dễ dàng đưa ra những lời bào chữa như "Tôi không có đủ thời gian" để biện minh hay viện cớ cho việc họ không dành nhiều thời gian hơn cho những điều có giá trị, đáng được ưu tiên.
Nếu bạn cảm thấy mình thiếu thời gian, điều đó không có nghĩa là bạn đang chậm một nhịp. Hãy sử dụng thời gian có chủ ý hơn và coi trọng thời gian chất lượng, bạn sẽ học được cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn để cải thiện sức khỏe tổng thể và dành nhiều thời gian hơn cho những gì thực sự quan trọng, đáng ưu tiên.
3 rủi ro cần vượt qua khi ngoài 40 tuổi Sau 40 tuổi là giai đoạn vàng son của cuộc đời nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu vượt qua được những rủi ro này bạn sẽ làm nên nghiệp lớn. 1. Bệnh tật Lưu Quốc Ân, giáo sư Đại học Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong hơn 20 năm và phát hiện ra rằng yếu...