Nghiên cứu 65.000 phụ nữ: Vắc xin công nghệ mRNA an toàn với thai kỳ
Sau khi xem xét một số nghiên cứu trên 65.000 phụ nữ mang thai, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 công nghệ mRNA không gây ra biến chứng cho các thai phụ và thai nhi.
Một phụ nữ mang thai tiêm ngừa COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Ngày 18-1, Hãng tin Reuters dẫn lời EMA cho biết họ đã xem xét chi tiết các nghiên cứu trên 65.000 thai phụ ở các giai đoạn khác nhau trong thai kỳ.
Video đang HOT
Theo đó, các nghiên cứu không thấy có dấu hiệu về nguy cơ tăng biến chứng, sẩy thai, sinh non hay ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi khi bà mẹ tiêm vắc xin công nghệ mRNA.
EMA thừa nhận vẫn còn những hạn chế trong dữ liệu nhưng kết quả của các nghiên cứu nhất quán.
Trong thông báo đăng trên trang web chính thức, EMA nhận định “lợi ích của việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 công nghệ mRNA COVID-19 khi mang thai vượt trội hơn bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra đối với các bà mẹ tương lai và thai nhi”.
Cơ quan này cho biết vắc xin có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở người mang thai giống như những người khác. Tác dụng phụ của vắc xin trên nhóm phụ nữ mang thai cũng tương tự các nhóm khác, như đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu… Các tác dụng phụ này thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và sẽ hết sau vài ngày.
Ủy ban thuốc sử dụng cho người (CHMP) thuộc EMA sẽ xem xét dữ liệu mới nhất từ các nhà sản xuất về việc tiêm vắc xin mRNA trong thai kỳ để cập nhật các khuyến nghị trong thời gian tới.
Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech, hãng Moderna đang cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 công nghệ mRNA cho châu Âu. Một số quốc gia tại khu vực này đã cho phép tiêm vắc xin này cho người mang thai.
Đánh giá mới nhất của EMA sẽ thúc đẩy các chiến dịch tiêm ngừa ở các quốc gia nhỏ hơn vốn dựa vào ý kiến của cơ quan này.
Tuổi thọ trung bình của người Australia tăng bất chấp đại dịch COVID-19
Tuổi thọ của người Australia đã tăng lên mức kỷ lục trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu.
Đây là kết quả nghiên cứu do Đại học Quốc gia Australia (ANU) tiến hành và được công bố ngày 17/1.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sydney, bang New South Wales, Australia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo nghiên cứu, tuổi thọ của cả nam giới và nữ giới Australia đã tăng 0,7 tuổi trong năm 2020 - năm đầu tiên bùng phát đại dịch COVID-19 - so với năm 2019. Mức tăng này vượt xa mức tăng trung bình từ 0,09 - 0,14 năm được ghi nhận từ năm 2015 đến năm 2019.
Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của nữ giới ở Mỹ trong năm 2020 lại giảm 1,7 năm so với năm 2019, còn ở nam giới là 2,2 năm.
Ông Vladimir Canudas-Romo - đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết mức tăng tuổi thọ trung bình đáng kể tại Australia có thể là do khả năng ứng phó nhanh chóng với đại dịch. Ông cho rằng các biện pháp đóng cửa biên giới và triển khai chiến dịch tiêm chủng đã giúp Australia trở thành một trong những nơi an toàn nhất thế giới. Ngay cả khi tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 tăng tại Australia, tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm, tai nạn, đau tim hay đột quỵ... đều có xu hướng giảm.
Các nhà nghiên cứu của ANU cũng phát hiện ra rằng các biện pháp khống chế dịch COVID-19 được áp dụng vào năm 2020 đã giúp giảm mạnh sự lây lan các bệnh truyền nhiễm khác, với tỷ lệ tử vong do viêm phổi và cúm giảm 20%. Bên cạnh đó, việc hạn chế di chuyển do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại cũng đã khiến giảm mạnh các ca tử vong vì tai nạn giao thông.
Khám phá mạng xã hội 'tổ tiên' 50.000 tuổi của Facebook, TikTok tại châu Phi Dường như từ hàng chục nghìn năm trước, người dân châu Phi đã tạo ra kết nối xã hội mà không cần Facebook, Twitter, TikTok hoặc bất kỳ nền tảng giao tiếp hiện đại nào. Các hạt vòng làm từ vỏ trứng đà điểu cổ xưa. Ảnh: Technopixel Đài Spunik đưa tin các nhà khảo cổ học tuyên bố đã khám phá được...