Nghiệm thu công trình bằng công-tơ xe máy, một giám đốc doanh nghiệp bị khởi tố
Chiều 4/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lai Châu đã thi hành quyết định khởi tố bị can đối với Đỗ Đình Chiến (SN 1988, trú tại bản Hợp 2, xã Dào San, huyện Phong Thổ) – Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Vy MMC tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định: Năm 2020, UBND xã Dào San được UBND huyện Phong Thổ giao làm chủ đầu tư một số chương trình, dự án để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó có dự án làm đường giao thông thôn, bản. Triển khai thực hiện, UBND xã Dào San đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Nam Vy MMC do Đỗ Đình Chiến làm giám đốc để thi công xây dựng công trình đường Hợp 3 – Can Tỷ với giá trị hợp đồng trên 2,3 tỷ đồng.
Đỗ Đình Chiến tại Cơ quan điều tra.
Quá trình thực hiện công tác nghiệm thu, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã dùng công-tơ xe máy để xác định khối lượng thi công công trình. Từ đó dựa vào hồ sơ thiết kế cũng như khối lượng trong hợp đồng để nghiệm thu mà không tiến hành kiểm tra đo đạc khối lượng thực tế thi công dẫn đến việc nghiệm thu, thanh toán nhiều hơn khối lượng mà nhà thầu thi công 123 mét bê tông đường và 246 mét rãnh dọc với tổng số tiền hơn 166 triệu đồng.
Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh tiếp tục điều tra để làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật
Đường dây làm giả chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động được khám phá như thế nào? (bài cuối)
Quá trình đấu tranh, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương xác định: Ngày 1/10/2018, Mai Ngọc Vinh thành lập Công ty TNHH Nhân lực Trường Sơn tại Quảng Ngãi; Vinh là Giám đốc và người đại diện theo pháp luật.
Video đang HOT
Đến ngày 12/3/2020, đối tượng chuyển cho Nguyễn Văn Chung làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về anh ta.
Bài cuối: Vạch trần mánh khoé tinh vi
Với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, ngày 13/1/2018, Vinh thành lập Trường KTKT Trường Sơn - Chi nhánh Công ty TNHH Trường Sơn tại TP Hồ Chí Minh; công ty sau đó đã thay đổi đăng ký hoạt động chi nhánh chuyển về thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi để hoạt động, đến nay người đứng đầu Trường KTKT Trường Sơn vẫn là Mai Ngọc Vinh và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 6 ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp gồm: Lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành thiết bị nâng; công nghệ Hàn; kỹ thuật Xây dựng; kỹ thuật điện - điện tử; vận hành máy công trình; lắp đặt, sửa chữa và vận hành thiết bị áp lực.
Đến tháng 12/2021, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường này do vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Vậy nhưng, đối tượng vẫn lợi dụng tư cách pháp nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Đối tượng Vinh đã tuyển dụng Trần Tiểu Uyên (SN 1999); Nguyễn Nguyễn Thu Lan (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh); Phạm Thị Trà My (SN 1998, ở tại tỉnh Bến Tre); Bùi Tuyết Nhung (SN 1992, ở tại TP Hồ Chí Minh) làm nhân viên và giao cho Nguyễn Văn Chung làm Phó Hiệu trưởng của Trường KTKT Trường Sơn. Dưới sự chỉ đạo của Mai Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Chung đã giao cho Nguyễn Nguyễn Thu Lan, Trần Tiểu Uyên, Bùi Tuyết Nhung, Phạm Thị Trà My quản lý, sử dụng nhiều website để đăng bài quảng cáo, tìm kiếm khách hàng mua chứng chỉ mà không qua đào tạo, sát hạch.
Để thực hiện hành vi phạm tội, Nguyễn Văn Chung ký sẵn các chứng chỉ, Nguyễn Nguyễn Thu Lan và Trần Tiểu Uyên có nhiệm vụ nhập thông tin khách hàng đặt mua vào website quản lý của trường, in vào các phôi chứng chỉ do Chung ký sẵn và hoàn thiện chứng chỉ; Bùi Tuyết Nhung có trách nhiệm theo dõi vận đơn của Viettel Post để gửi chứng chỉ cho khách đặt mua, Phạm Thị Trà My có nhiệm vụ viết bài tuyển sinh. Ngoài ra, Bùi Tuyết Nhung và Phạm Thị Trà My cùng với Nguyễn Văn Chung hỗ trợ Nguyễn Nguyễn Thu Lan và Trần Tiểu Uyên hoàn thiện các chứng chỉ được in ra ở một số công đoạn như dập dấu chìm giáp lai ảnh, ép plastic, cắt viền nhựa plastic thừa trên chứng chỉ và đóng gói bưu phẩm.
Theo chỉ đạo của Mai Ngọc Vinh, mỗi chứng chỉ được các đối tượng bán với giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Trường hợp khách mua nhiều thì được giảm giá còn từ 300 đến 450 nghìn đồng. Tiền bán chứng chỉ được chuyển vào tài khoản do các đối tượng mở ra. Số tiền thu được Mai Ngọc Vinh trả lương cho Nguyễn Văn Chung trung bình 15 triệu đồng/tháng và 10% doanh thu bán chứng chỉ; các nhân viên từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng và 10% số tiền mà những nhân viên này trực tiếp tư vấn bán chứng chỉ cho khách lẻ. Tài liệu điều tra xác định, từ tháng 5/2020 đến ngày 2/4, Trường KTKT Trường Sơn đã cấp ra 14.268 chứng chỉ nghề.
Mở rộng đấu tranh, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã xác định được các đầu mối đặt mua chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn. Một trong số đó có trường hợp của Lê Văn Tưởng. Khoảng tháng 10/2021, qua tìm hiểu trên mạng Internet, Tưởng biết Trường KTKT Trường Sơn cấp chứng chỉ đào tạo nghề lái xe nâng, xúc, hàn... Tưởng đã liên hệ và được Nguyễn Văn Chung cho làm cộng tác viên của Trường KTKT Trường Sơn; Nguyễn Văn Chung đã lập nhóm Zalo "HS Tưởng Hải Dương" gồm các nhân viên của Trường KTKT Trường Sơn và Tưởng để Tưởng gửi các thông tin cần làm chứng chỉ lên nhóm.
Tưởng quảng cáo trên Zalo, Facebook mời chào những người có nhu cầu không cần học, thi vẫn được Trường này cấp các chứng chỉ, chỉ cần gửi ảnh CMND hoặc CCCD, ảnh chân dung của người cần cấp chứng chỉ. Trường KTKT Trường Sơn bán cho Tưởng với giá 400 nghìn đồng/chứng chỉ, Tưởng bán cho khách với giá 900 nghìn đồng/chứng chỉ qua dịch vụ chuyển phát thu hộ của bưu điện. Quá trình đấu tranh, bước đầu, cơ quan ANĐT xác định Tưởng đã đặt mua 138 chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn. Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 50 chứng chỉ mà Tưởng đã đặt mua của Trường KTKT Trường Sơn và bán lại kiếm lời.
Tương tự, năm 2020, Lê Văn Thể quen biết với Nguyễn Văn Chung qua mạng internet và nhận làm cộng tác viên bán chứng chỉ đào tạo nghề của Trường KTKT Trường Sơn cho những người có nhu cầu mà không cần đào tạo, sát hạch. Nguyễn Văn Chung bán cho Thể với giá 400 nghìn đồng/chứng chỉ. Nguyễn Văn Chung đã lập nhóm Zalo "HS Lê Thế Hải Phòng" để Thế gửi thông tin khách muốn mua chứng chỉ đào tạo nghề lên nhóm. Trên cơ sở thông tin do Thế gửi lên, Nguyễn Văn Chung và các nhân viên của Trường KTKT Trường Sơn in, hoàn thiện chứng chỉ và gửi cho Thế qua dịch vụ Viettel Post.
Lê Văn Thế sử dụng Zalo mang tên "Thế chứng chỉ" và Facebook mang tên "Lê Thế" để quảng cáo bán chứng chỉ. Lê Văn Thể bán cho khách đặt mua với giá từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/chứng chỉ. Từ tháng 5/2020 đến ngày 2/4/2022, Lê Văn Thế đã mua và bán 186 chứng chỉ đào tạo nghề của Trường KTKT Trường Sơn, cơ quan chức năng đã thu giữ hàng chục chứng chỉ mà Thế đã đặt mua và bán lại kiếm lời.
Từ tháng 5/2020 đến ngày 2/4/2022, cộng tác viên Nguyễn Đức Quyền đã liên hệ với Nguyễn Văn Chung để nhận làm cộng tác viên bán chứng chỉ cho trường KTKT Trường Sơn. Nguyễn Đức Quyền được Chung bán chứng chỉ với giá từ 450 đến 500 nghìn đồng/chứng chỉ và bán ra cho khách hàng từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng/chứng chỉ. Nguyễn Đức Quyền đã gửi thông tin đặt mua 632 chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn. Cơ quan điều tra đã làm rõ được một số chân rết đặt mua chứng chỉ của Nguyễn Đức Quyền và bán lại cho người khác thể kiếm lời
Đối với Trường KTKT miền Nam, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương xác định: Vào ngày 19/6/2014, Vinh thành lập Công ty cổ phần Giáo dục Việt RDC; đến ngày 26/1/2021, chuyển sang Nguyễn Văn Hậu làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Ngày 5/5/2017, Vinh thành lập Trường KTKT Miền Nam chi nhánh Công ty CP Giáo dục Việt RDC tại Bình Dương. Trường KTKT miền Nam được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Binh Dương cấp Giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 3 ngành nghề...
Sau khi thành lập, Vinh giao Nguyễn Văn Hậu làm Phó Hiệu trưởng, tuyển dụng Nguyễn Thị Lan, Cao Văn Uyên (SN 1990, trú tại TT Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định); Hậu đã tuyển Trương Thị Thanh Trang và Lê Võ Hồng Thắm làm nhân viên. Tương tự như Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Hậu có nhiệm vụ ký, đóng dấu khống các phôi chứng chỉ; Lan cùng Trang thực hiện việc nhập thông tin khách hàng vào website quản lý của nhà trường để in, hoàn thiện chứng chỉ; Lan chuyên trách thực hiện quản lý vận đơn đối với tất cả các khách hàng, in mã vận đơn, đóng gói bưu phẩm và mang ra bưu cục Viettel Post để gửi. Đối tượng Thắm tư vấn cho khách hàng về việc tra cứu thông tin chứng chỉ trên website http://tracuu.gdt.edu.vn và trực tiếp tra cứu, theo dõi tình trạng các đơn hàng do Thắm là người tư vấn, bán cho khách hàng.
Về giá bán chứng chỉ của Trường KTKT Miền Nam tương tự thư Trường KTKT Trường Sơn. Tiền bán các chứng chỉ được chuyển vào tài khoản do các đối tượng mở ra, các đối tượng mua chứng chỉ có thể trả tiền vào tài khoản trên hoặc trả qua dịch vụ chuyển phát thu hộ của Viettel Post. Số tiền thu được các đối tượng dùng để chi trả tiền lương cho các nhân viên, chi phí văn phòng, số còn lại hưởng lợi cá nhân. Tài liệu điều tra xác định Trường KTKT miền Nam đã cấp ra 8.351 chứng chỉ nghề. Ngoài các khách hàng mua nhiều (là các cộng tác viên), dữ liệu nêu trên xác định Nguyễn Văn Hậu đã trực tiếp tư vấn 3.001 trường hợp.
Đối với Trường KTKT Sài Gòn, Vinh giao cho em họ là Trương Đức Thành đứng tên chủ sở hữu và Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Đến tháng 12/2021, Trường KTKT Sài Gòn đã bị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp do vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thế nhưng, Vinh vẫn chỉ đạo Thành ký khống các chứng chỉ. Ngoài ra, để kiếm thêm thu nhập, Vinh còn giao cho Thành tư vấn cho các khách hàng được Vinh chuyển tới.
Thành sử dụng tài khoản Zalo "Trung cấp Quốc tế Sài Gòn Sgi" để tư vấn cho khách hàng có nhu cầu mua chứng chỉ nghề, không cần tham gia học, thi sát hạch với giá 700 ngàn đến 1 triệu đồng/chứng chỉ và chuyển thông tin để nhân viên Trường KTKT Sài Gòn hoàn thiện, làm ra các chứng chỉ từ các phôi chứng chỉ đã được Thành ký sẵn. Tài liệu điều tra xác định, ngoài việc ký sẵn các chứng chỉ để cho các nhân viên hoàn thiện chứng chỉ bán cho khách, Thành còn trực tiếp tư vấn, bán chứng chỉ cho nhiều trường hợp để thu lợi bất chính.
Hiện vụ án đang được Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương tiếp tục điều tra, mở rộng. Việc mua và sử dụng các chứng chỉ không qua đào tạo, sát hạch là vi phạm pháp luật. Hành vi phạm tội của các đối tượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề của Nhà nước.
"Đổi màu" biển số để vận chuyển hổ nặng 2 tạ từ Nghệ An lên Lai Châu 3 đối tượng đã khai nhận vận chuyển cá thể hổ từ Nghệ An lên Lai Châu để tiêu thụ với giá 615 triệu đồng. Vào hồi 19h30, ngày 25/3, tại khu vực Ngã ba Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Lai Châu đã phối hợp các Cục nghiệp vụ của Bộ Công...