Nghịch lý phong độ cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai
Năm 2021 chứng kiến 2 bộ mặt của những Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng, Hồng Duy hay Văn Thanh… Bởi họ đã thăng hoa ở cấp CLB trong 4 tháng đầu năm nhưng lại thất bại thảm hại ở cấp Đội tuyển quốc gia (ĐTQG) trong 4 tháng cuối năm 2021.
Những cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai không ổn định
Ngay sau thất bại của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2020, nhiều người lập tức đặt ra câu hỏi vì sao những Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Minh Vương, Văn Toàn và đặc biệt là Hồng Duy, Văn Thanh chơi hay như thế ở Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5, song lại thi đấu thiếu thuyết phục tại 3 tháng cuối năm ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á và AFF Cup 2020 đến vậy?
Thực tế, nghịch lý cầu thủ HAGL vốn dĩ đã hiện diện trong nhiều năm trước đó. Chỉ khác một điều, những gương mặt này thường thi đấu tốt ở cấp độ U23 và ĐTQG Việt Nam. Tuy nhiên tại CLB, họ lại chơi nhợt nhạt và có thành tích không tốt. Sự ổn định từ cấp CLB cho đến ĐTQG trong một năm không bao giờ đến với các cầu thủ HAGL. Điều đó trái ngược với Hà Nội FC hay Viettel. Quang Hải, Đình Trọng, Hùng Dũng hay Văn Hậu thường chơi tốt và liên tục từ CLB cho đến ĐTQG. Tương tự, Ngọc Hải, Trọng Hoàng, Hoàng Đức có thể vừa đua tranh danh hiệu V.League hay Cúp Quốc gia, vừa có thể là trụ cột ổn định tại cấp độ đội tuyển Việt Nam.
Trong khi đó, HAGL thường chỉ lựa chọn 1 trong 2. Và sau nhiều năm bết bát tại cấp CLB nhưng chơi tốt tại cấp độ các ĐTQG, HAGL đã đảo ngược tình thế trong năm 2021. Bằng chứng là dưới sự dẫn dắt của HLV Kiatisak Senamuang, HAGL đã thống trị ngôi đầu bảng xếp hạng. Đó là lần đầu tiên sau 17 năm, HAGL đứng vững ở vị trí số 1 sau khi V.League kết thúc. Dù giải đấu năm nay dừng giữa chừng và không có nhà vô địch, nhưng với những gì mà Văn Toàn, Công Phượng, Văn Thanh, Hồng Duy… thể hiện ở V.League, họ xứng đáng là đội mạnh nhất V.League năm nay. Ở khâu tấn công, Văn Toàn thậm chí còn ngang ngửa với các ngoại binh khi cùng dẫn đầu danh sách ghi bàn giải đấu.
Xếp ngay phía sau lần lượt là Công Phượng, Minh Vương với 5-6 pha lập công cho đội chủ sân Pleiku. Ở hàng thủ, Văn Thanh, Hồng Duy không chỉ đảm bảo nhiệm vụ phòng ngự, mà còn hỗ trợ rất tốt ở khâu tấn công. Như cựu trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng nói, Hồng Duy và Văn Thanh gợi lại trong anh hình ảnh của Dusit và Minh Đức thuở HAGL còn làm ông hoàng tại bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng, Văn Toàn thăng hoa ở V.League nhưng lại thi đấu thất vọng ở AFF Cup trong màu áo ĐT Việt Nam.
Đi tìm lời lý giải
Rõ ràng, với những gì đã thể hiện ở V.League, nhóm cầu thủ ưu tú của HAGL đương nhiên được kỳ vọng rất lớn khi lên ĐTQG Việt Nam. Song kể từ thời điểm tháng 9 cho đến hết tháng 12, với 6 trận đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 và 6 trận đấu tại AFF Cup 2020, các cầu thủ HAGL lại thi đấu sa sút. Đỉnh điểm là tại AFF Cup 2020, họ đã chơi không tốt như kỳ vọng. Sai lầm dẫn đến bàn thua của Hồng Duy, những đường chuyền hỏng liên tục của Văn Thanh ở lượt đi bán kết trước Thái Lan và hình ảnh Văn Toàn, Công Phượng bất lực trước các trung vệ cao to bên phía đối thủ trong trận lượt về trở thành tâm điểm của chỉ trích.
Câu hỏi được đặt ra rằng, vì sao cầu thủ HAGL lại thể hiện 2 bộ mặt khác biệt như vậy cùng trong năm 2021, ở 2 màu áo HAGL của 3 tháng đầu năm và ĐTQG Việt Nam tại 4 tháng cuối năm? BLV Quang Huy cho rằng những đối thủ của Việt Nam ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022 như Nhật Bản, Saudi Arabia, Australia, Oman, Trung Quốc đều mạnh hơn Việt Nam. Điều đó dẫn đến các cầu thủ HAGL không phát huy được. Thêm vào đó, với việc phải tập trung liên miên suốt 8 tháng qua, các cầu thủ bắt đầu có biểu hiện chai sạn.
Với những cầu thủ HAGL vốn thiên về đá dựa theo cảm xúc thì khi đã chai sạn, sự hứng khởi cũng sẽ mất đi. BLV Quang Huy cũng cho rằng, sự khác biệt giữa một HAGL thăng hoa với một đội tuyển Việt Nam trồi sụt ở năm nay cũng đến từ cách chơi của 2 HLV Kiatisak Senamuang và Park Hang-seo. Bởi theo BLV Quang Huy, khi thi đấu ở HAGL, những Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường có thể chơi một lối đá xuyên suốt, áp đặt mang tính đồng bộ trước những đối thủ vốn dễ dàng hơn. Trong khi đó, đội tuyển Việt Nam phải gặp những đối thủ mạnh, đòi hỏi tính đối phó và ứng biến đến từ cả tập thể thì HAGL đã không phát huy được.
Cũng đồng tình với nhận định của BLV Quang Huy, chuyên gia Phan Anh Tú cho rằng, việc Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Toàn thăng hoa ở HAGL nhưng chơi không tốt ở ĐTQG là bình thường, khi hai môi trường là khác nhau. Ông cho rằng, khi nhiệm vụ, mục tiêu, đồng đội đã khác nhau thì sự so sánh sẽ là khập khiễng. Bởi các cầu thủ chỉ gặp những đối thủ tương đồng hoặc yếu hơn ở V.League. Nhưng khi thi đấu cho ĐTQG Việt Nam, những đối thủ đều thuộc diện sành sỏi như Nhật Bản, Saudi Arabia, Australia…
Thêm vào đó ông cho rằng, việc AFF Cup 2020 thất bại mà một trong số đó có cả việc cầu thủ HAGL chơi không tốt cũng đến từ việc Việt Nam đã dồn hết tinh hoa vào vòng loại thứ 3 World Cup. Mục tiêu giành 1 điểm ở vòng loại này khiến các cầu thủ gồng mình lên, chơi bằng mọi giá. Để rồi những thất bại khiến cho sự hưng phấn của đội tuyển Việt Nam nói chung và các cầu thủ HAGL nói riêng tụt dốc. Hệ quả là mọi thứ đã không diễn ra được như mong đợi.
Video đang HOT
Suy cho cùng, thất bại của đội tuyển Việt Nam cũng là một bài học lớn, không chỉ đối với cầu thủ HAGL mà còn là toàn bộ thành viên trong đội tuyển, bao gồm HLV Park Hang-seo. Dẫu sao, thất bại này cũng mở ra những bài học để chúng ta rút ra kinh nghiệm xương máu, qua đó trở lại với AFF Cup 2022 một cách bản lĩnh hơn, kỹ càng hơn và mạnh mẽ hơn. Hy vọng rằng ở thời điểm ấy, những Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy hay Minh Vương sẽ là những người hùng, để mọi lời chê bai dành cho họ lúc này đi vào dĩ vãng.
Từ thất bại của tuyển Việt Nam: Ông Park đã sẵn lòng nghe phản biện?
Việc mổ xẻ thất bại luôn là điều cần thiết đối với bất kỳ đội tuyển nào trên thế giới chứ không riêng gì tuyển Việt Nam.
Vấn đề là liệu ông Park Hang-seo có chấp nhận lời nói phản biện hay không?
Thất bại của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2020 không phải "giọt nước tràn ly" cho một hành trình dài thành công kể từ khi gắn bó cùng huấn luyện viên Park Hang-seo. (Ảnh: PV/Vietnam )
Với người hâm mộ, thất bại trước Thái Lan ở bán kết AFF Cup 2020 thật khó nuốt trôi, bởi chúng ta đã quá quen với cụm từ "bá chủ Đông Nam Á" sau chức vô địch năm 2018, huy chương vàng SEA Games 2019, cũng như việc là đại diện duy nhất của khu vực có mặt ở vòng loại cuối của World Cup 2022.
Nhưng với giới chuyên môn, thất bại lần này phần nào đã được dự báo trước sau những trục trặc về nhân sự cũng như lối chơi trong suốt một thời gian dài.
Lỗi của thầy Park?
Sau trận thắng Malaysia 3-0, trang fanpage của một cơ quan báo chí lớn đã đăng tấm hình dạng meme ghép giữa con cá chình và cái ao làng, ngụ ý nói đội tuyển Việt Nam hiện nay là "out trình" (tức có đẳng cấp vượt trội) theo cách nói của giới trẻ.
Nhưng thật ra, trận thắng ấy đã khiến nhiều người bị huyễn hoặc, bởi lý do là đối thủ của chúng ta đã suy yếu rất nhiều so với chính họ, chưa kể còn có vài cầu thủ vắng mặt vì mắc COVID-19.
Trong khi đó, những điểm yếu của đội tuyển Việt Nam đã bị báo chí Indonesia chỉ rõ. Trước trận đấu quyết định giữa hai đội ở bảng B, tờ Suara của Indonesia nhận định rằng đội tuyển Việt Nam yếu kém ở 2 cánh cũng như vị trí thủ môn.
Khi đó, không ít cổ động viên Việt Nam đã cười cợt nhận định trên, và ngay cả huấn luyện viên Park Hang-seo cũng tỏ vẻ không đồng tình, giống như khi ông không vui trước những lời phản biện của bầu Hiển trước đây.
Song đến 2 lượt trận bán kết với Thái Lan, những điểm yếu đó đã được bộc lộ rõ nét, không chỉ qua pha trượt chân của hậu vệ phải Hồng Duy, mà còn qua khả năng đóng góp vào lối chơi của cặp hậu vệ biên đang khoác áo Hoàng Anh Gia Lai (người kia là Văn Thanh).
Trên thực tế, Văn Hậu và Trọng Hoàng mới là sự lựa chọn tốt nhất ở hai bên hành lang. Hồng Duy và Văn Thanh có mùa giải thăng hoa cùng Hoàng Anh Gia Lai cách đây nửa năm. Họ có thể chơi tốt trước các đối thủ yếu như Lào hay Campuchia. Nhưng trước các đối thủ đẳng cấp hơn như ở vòng loại World Cup 2022 hay ở bán kết AFF Cup, bộ đôi của HAGL bộc lộ rõ hạn chế cả ở khâu phòng ngự lẫn tấn công.
Trọng Hoàng và Văn Hậu có thể tạo nên khác biệt cho tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2020. (Ảnh: TTXVN)
Từ đây, những lo ngại mà giới chuyên môn chỉ ra từ lâu cũng không phải là không có cơ sở. Nhiều người từng đặt câu hỏi, tại sao hàng loạt trụ cột của đội tuyển Việt Nam như Trọng Hoàng, Hùng Dũng, Văn Hậu cứ dính hết chấn thương này tới chấn thương khác? Tại sao ngay cả khi gặp chấn thương họ vẫn được thầy Park gọi lên đội tuyển? Phải chăng cách dùng người của thầy Park có vấn đề?
Ngay từ khi diễn ra vòng loại thứ 2 của World Cup 2022, giới chuyên môn đã gợi ý ông Park nên sử dụng các phương án dự phòng thay vì vắt kiệt sức các trụ cột, bởi vào thời điểm ấy cả Thái Lan lẫn Indonesia đều suy yếu chứ không mạnh như bây giờ. Nhưng tiếc rằng những lời nói phản biện đều bị bỏ ngoài tai, dẫn đến việc đội tuyển Việt Nam thiếu vắng hàng loạt vị trí trụ cột cho chiến dịch bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2020.
Xét về mặt nhân sự, nhà báo Hồng Ngọc nhận xét Việt Nam ở giải này chỉ thực sự có 2 cầu thủ "out trình" là Quang Hải và Hoàng Đức. Còn về mặt lối chơi thì người ta không nhận ra được đâu là điểm mạnh của đội tuyển Việt Nam.
Năm 2018, chúng ta không chỉ thăng hoa về nhân sự mà còn chơi tốt nhờ chiến thuật phòng ngự phản công theo kiểu "biết mình biết người." Còn giờ, với tư cách là nhà đương kim vô địch, chúng ta phải chủ động tấn công.
Song có vẻ như ông Park đã không xây dựng được tâm thế lẫn phương án để chúng ta làm điều đó. Ngay cả ở trận gặp Campuchia, tỷ lệ cầm bóng của Việt Nam cũng thấp hơn đối thủ, dù đội bóng láng giềng yếu hơn chúng ta rất nhiều về đẳng cấp cá nhân cũng như kinh nghiệm trận mạc.
Nhìn cả giải, khoảng 30 phút hiệp 1 trận bán kết lượt về gặp Thái Lan là quãng thời gian đội tuyển Việt Nam chơi tốt nhất. Còn sang hiệp 2, những phương án dự phòng của ông Park như tung Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Toàn vào sân đều đã phá sản hoàn toàn. Hệ quả của việc chỉ chơi 1 đội hình trong suốt một thời gian dài đã khiến chúng ta khô cứng về mặt ý tưởng, khả năng tấn công phụ thuộc quá nhiều vào Quang Hải và Hoàng Đức.
Những tưởng việc ông Park gọi những gương mặt mới như tiền đạo Tuấn Hải trong lần tập trung gần đây sẽ tạo nên khác biệt, song mọi thứ trở lại như cũ với đội hình cũ kỹ và dễ đoán.
Huấn luyện viên Park Hang-seo có quá ít thay đổi ở tuyển Việt Nam. (Ảnh: Getty Images)
Những thất bại "ngẩng cao đầu" ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là điều đáng tự hào, nhưng tiếc rằng nó không đem lại "sàng khôn" như kỳ vọng, chưa kể còn bào mòn thể lực lẫn sự hưng phấn của các cầu thủ.
"Tập trung triền miên và quá dài nên mất hưng phấn và cảm giác thèm khát với quả bóng. Chơi bóng với vị thế và tư cách nhà vô địch với số 1 là một thách thức khác mà chúng ta chưa đủ tầm," ông Dương Thanh Liêm, Giám đốc điều hành giải HPL nhận định.
Giới chuyên môn cho rằng sau khoảng thời gian thành công trước đây, ông Park đang lúng túng trong việc xây dựng đội tuyển Việt Nam trở nên hoàn thiện và tiến lên thêm một bậc.
Và khi trở lại sân chơi AFF Cup 2020, mọi hạn chế trong thời gian qua mới được bộc lộ rõ ràng nhất.
Thất bại cần thiết cho mục tiêu phía trước
Với những lý do trên, thất bại ở AFF Cup có thể là một bài học quý giá để chúng ta "xóa bàn cờ đi làm lại" như cách nói thường thấy của những người làm bóng đá. Tất nhiên là chỉ với điều kiện những sai lầm sẽ được mổ xẻ một cách kỹ càng, thay vì che giấu nó bằng những mỹ từ dạng vuốt ve vô bổ.
Đây hoàn toàn có thể là cú hích mạnh mẽ hơn cho tham vọng của đoàn quân áo đỏ sao vàng cho những trận đấu sau này.
Thất bại ở giải đấu đá tập trung và có lịch dày đặc đôi lúc chỉ nằm ở vấn đề toan tính và phong độ. Đội tuyển Việt Nam không may khi vướng cả hai vấn đề.
Việc chỉ nằm nhì bảng B đã kéo theo hệ quả là tuyển Việt Nam phải gặp đối thủ khó chịu nhất trong khi đang không có được thể lực tốt nhất trong giai đoạn này khi vừa mới trở về từ chuỗi trận tại vòng loại thứ ba World Cup.
Đội tuyển Việt Nam vẫn mang trong mình đẳng cấp dù cho thất bại tại AFF Cup 2020. (Ảnh: Getty Images)
Tinh thần thi đấu vẫn luôn là điểm mạnh và không khiến người hâm mộ thất vọng. Điều này đã được giữ vững kể từ những thành công đầu tiên ở vòng chung kết U23 châu Á 2018.
Trước mắt đội tuyển Việt Nam vẫn là một nửa chiến dịch vòng loại thứ ba World Cup 2022. Đây là nơi Quang Hải và đồng đội hướng đến những kết quả đáng chú ý hơn nhiều.
Chiến thắng (mong muốn) trước Trung Quốc, Oman và hòa Saudi Arabia, Nhật Bản cũng sẽ là những thành công không kém phần AFF Cup.
Quang Hải và đồng đội cũng mới chỉ bắt đầu "độ chín" của sự nghiệp nên cơ hội vẫn còn đó ở nhiều kỳ AFF Cup tới.
Đây là lúc tuyển Việt Nam cần giữ vững tâm thế cho hành trình phía trước và chứng minh câu nói "phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi" sau khi chinh qua nhiều giải đấu tầm cỡ hơn nhiều giải đấu của khu vực Đông Nam Á./.
Đã tới lúc huấn luyện viên Park Hang-seo cần thay đổi để giúp tuyển Việt Nam hoàn thiện hơn. (Ảnh: Getty Images)
Những cầu thủ Việt Nam được kỳ vọng tỏa sáng trong trận gặp Thái Lan Theo bình luận viên Quang Huy, cầu thủ có kỹ thuật như Văn Toàn sẽ có đất dụng võ ở trận gặp Thái Lan tới đây và ngôi sao của Hoàng Anh Gia Lai có cơ hội để tỏa sáng. BLV Quang Huy tin tưởng Văn Toàn tỏa sáng ở trận gặp Hoàng Anh Gia Lai. Ở bảng B AFF Cup 2020, Văn...