Nghịch lý những doanh nghiệp kinh doanh sa sút, cổ phiếu vẫn bứt phá
Trên thị trường chứng khoán, diễn biến giá cổ phiếu thường phản ánh ’ sức khỏe’ của chính doanh nghiệp đó. Thông thường, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt sẽ tạo động lực giúp cổ phiếu đi lên và ngược lại. Tuy nhiên, nghịch lý vẫn tồn tại khi nhiều doanh nghiệp kết quả kinh doanh đi xuống nhưng giá cổ phiếu lại bứt phá.
Theo dữ liệu của FiinPro, toàn thị trường chứng khoán có 13 doanh nghiệp báo lợi nhuận sau thuế năm 2019 giảm sâu so với năm trước nhưng giá cổ phiếu đều tăng trên 20%.
Điện cơ Hải Phòng (HNX: DHP) báo lãi sau thuế năm 2019 giảm 27% xuống 12 tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng quý IV, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này còn giảm đến 78% và đạt chỉ 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên,tính từ ngày 20/1 đến 25/2, giá cổ phiếu DHP tăng đến 51,5% từ 6.600 đồng lên 10.000 đồng/cp với thanh khoản luôn duy trì ở mức rất thấp hoặc không có giao dịch.
Diễn biến giá cổ phiếu DHP từ 20/1-25/2. Nguồn: VNDS.
Công ty cổ phần Điện cơ Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Hải Phòng Điện khí được thành lập ngày 16/03/1961, trên cơ sở sáp nhập 3 cơ sở công tư hợp doanh nhỏ trong nội thành. Ngành nghề kinh doanh là sản xuất quạt gia dụng, các linh kiện thiết bị liên quan đến ngành quạt; đại lý các loại quạt gia dụng, quạt công nghiệp, máy móc thiết bị công nghiệp; sản xuất mô tơ, máy phát điện, biến thế điện…Công ty có vốn điều lệ gần 95 tỷ đồng.
Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) là cái tên cũng gây được sự chú ý đáng kể khi tăng đến 31,5% trong thời gian kể trên. Dù vậy, năm 2019, công ty lỗ sau thuế lên đến 370 tỷ đồng do sự cố liên quan đến YouTube, trong khi 2018 vẫn lãi 163 tỷ đồng. Riêng quý IV, Yeah1 lỗ hơn 140 tỷ đồng.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu YEG từ 20/1-25/2. Nguồn: VNDS.
Việc cổ phiếu YEG đi lên thời gian qua trong bối cảnh Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát chi ra hơn 300 tỷ đồng để nâng sở hữu lên 21,61%. Lượng cổ phần ái nữ nhà tập đoàn đồ uống từng được Coca-Cola định giá 2,5 tỷ USD mua lại từ 2 cổ đông sáng lập là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và CEO Đào Phúc Trí bán cho cổ đông chiến lược.
Sắp tới đây, Yeah1 sẽ tổ chức lễ công bố đối tác chiến lược và chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Các doanh nghiệp tại sàn UPCoM như Nước sạch Bắc Giang (UPCoM: BGW), Cao suĐắk Lắk (UPCoM: DRG),PV Oil Vũng Áng (UPCoM: POV)… cũng có mức tăng giá rất mạnh thời gian qua bất chấp việc kết quả kinh doanh kém khả quan. Tuy nhiên, đây đều là các cổ phiếu có thanh khoản rất thấp nên giá cổ phiếu dễ dàng tăng giảm mạnh.
Theo Bình An/Người đồng hành
HoREA kiến nghị không siết trái phiếu bất động sản
Theo HoREA, Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bất động sản có một số điểm không phù hợp trong bối cảnh thị trường gặp khó.
Cụ thể, HoREA cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho nghị định nêu trên để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu DN minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành một trong những cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp, trong đó có DN bất động sản.
HoREA kiến nghị chưa nên siết thị trường trái phiếu bất động sản.
HoREA chỉ ra nhiều vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay như thị trường vốn chưa phát triển đầy đủ, chưa có các nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho bất động sản, NHNN đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực bất động sản khiến DN khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở có nhiều vướng mắc và thị trường sụt giảm nguồn cung...
Chính vì vậy, HoREA đề nghị không nên có quan điểm siết lại thị trường trái phiếu DN bất động sản tại thời điểm này, mà chỉ nên tập trung xây dựng các quy định pháp luật.
Việc này nhằm tăng cường tính minh bạch của phương án phát hành trái phiếu. Thẩm định, đánh giá tín nhiệm của DN phát hành trái phiếu. Đồng thời, tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về yêu cầu sử dụng vốn trái phiếu đúng mục đích theo phương án phát hành trái phiếu.
Bên cạnh đó, HoREA cũng đưa ra 2 kiến nghị góp ý dự thảo Nghị định quy định về phát hành trái phiếu.
Cụ thể, điều 10 của dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP có quy định mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
HoREA cho rằng, các DN lớn thường có nhiều dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn trái phiếu; không cần thiết quy định khoảng cách thời gian tối thiểu 6 tháng giữa 2 đợt phát hành trái phiếu DN trong năm. Cơ quan này đề nghị cho phép DN được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt trong 1 năm.
Ngoài ra, đối với quy định "Đảm bảo dư nợ trái phiếu DN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Hiệp hội cho rằng quy định này hiện nay chưa cần thiết.
"Kết quả hoạt động phát hành trái phiếu của 177 DN trong 11 tháng đầu năm 2019, đã cho thấy có đến 149 DN, chiếm 84,2%, có giá trị phát hành trái phiếu dưới 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, chỉ có 28 DN, chiếm 15,8%, có giá trị phát hành trái phiếu trên 3 lần vốn chủ sở hữu", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhấn mạnh.
Cũng theo HoREA, tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình DN, chẳng hạn DN nhỏ và vừa, có vốn điều lệ thấp, hoặc DN phát hành trái phiếu để trả nợ... thì có nhu cầu phát hành trái phiếu cao hơn mức 3 lần vốn chủ sở hữu.
Theo thống kê, tổng giá trị phát hành trái phiếu DN tháng 1/2020 là 13.374 tỷ đồng. Trong đó, DN bất động sản đã phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm đến 55%. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đã tăng lên rõ rệt, chiếm 17,6%.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2019, có 28/177 DN, chiếm 15,8% có giá trị trái phiếu phát hành vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, đáng lưu ý là có đến 11 DN vượt 50 lần, chiếm tỷ lệ 6,2%; có 6 DN vượt 100 lần, chiếm tỷ lệ 3,38% vốn chủ sở hữu.
Theo kinhtedothi.vn
Cổ phiếu công ty con Vinamilk bị đưa vào diện kiểm soát vì thua lỗ Năm 2019, GTNFoods tái cấu trúc, thoái vốn tại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ bị âm. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần GTNFoods vào diện kiểm soát từ ngày 3/3. Lý do là lợi nhuân sau...