Nghịch lý: Ngừa được ung thư nhưng diện tích loại củ này đang giảm
Khoai lang, khoai tây là một trong những loại cây trồng quan trọng ở Việt Nam, có tác dụng tốt với sức khỏe con người, đặc biệt, khoai lang còn được xếp đứng đầu trong 20 thực phẩm có khả năng ngừa ung thư. Vậy nhưng, tiềm năng của hai loại củ này chưa được phát huy triệt để.
Phát biểu tại Hội thảo hợp tác của Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp của Bộ NNPTNT sáng 13.7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, khoai tây, khoai lang nói riêng và cây trồng có củ nói chung là cây quan trọng trong ngành nông nghiệp.
Chính vì vai trò quan trọng đó nên trước đây, khoai tây có diện tích lớn, có lúc đạt xấp xỉ 130.000ha, khoai lang có thời điểm lên đến 400.000ha nhưng hiện nay, diện tích khoai tây, khoai lang có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng vẫn lớn. Thời gian qua, diện tích khoai tây giảm chỉ còn khoảng 1/5 diện tích và khoai lang giảm còn khoảng 1/4 diện tích, thậm chí khoai tây còn phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Tiềm năng trồng khoai tây vụ Đông ở nhiều địa phương rất lớn. Ảnh: IT.
“Tại sao trong khi nhu cầu đang cao mà những cây này lại giảm nhanh diện tích. Giá trị xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 20 tỷ USD, trong khi khoai tây vẫn phải nhập khẩu. Nhu cầu của thị trường về hai loại củ này là rất lớn, chúng ta có nhiều vùng trồng được khoai lang, khoai tây đạt chất lượng tốt mà không phát huy được thì quả là một nghịch lý” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nêu ý kiến.
Theo Tổng Giám đốc CIP Barbara Wells, khoai tây không chỉ cung cấp tinh bột mà còn có nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời cũng là cây tạo ra thu nhập nhanh cho người nông dân. Vì vậy, cần quan tâm tạo ra các giống khoai tây tốt nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng và chế biến, vừa tăng sản lượng vừa đảm bảo chất lượng khoai tây.
Ông Nguyễn Như Cường – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, tại Việt Nam, diện tích khoai tây những năm qua dao động từ 16.700-19.700ha, riêng năm 2017 đạt 19.700ha. Năng suất khoai tây dao động từ 13,5-15,9 tạ/ha; sản lượng dao động từ 237.000 -313.000 tấn.
Diện tích khoai lang có xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ bấp bênh. Ảnh: IT.
Với khoai lang, diện tích có xu thế giảm, năm 2013 đạt 135.000 ha, đến năm 2017 còn 121.000ha. Dù vậy, năng suất những năm qua được cải thiện, đạt 100,6 tạ/ha năm 2013, sau đó tăng lên 111 tạ/ha năm 2017; sản lượng dao động từ 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm.
Video đang HOT
Khoai tây ở Việt Nam hiện chủ yếu phục vụ ăn tươi ở thị trường nội địa, xuất khẩu lượng nhỏ sang Indonesia, còn lại những tháng 6, 7, 8, 9 thường nhập khoai tây từ Trung Quốc.
Tại Việt Nam, nhu cầu cho các nhà máy chế biến hiện khoảng 180.000 tấn khoai tây nguyên liệu/năm nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30-40%, còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Với khoai lang, hiện nay chủ yếu phục vụ cho ăn tươi và xuất khẩu ở dạng thô nguyên củ là chủ yếu.
Theo Cục Trồng trọt, diện tích khoai tây vụ Đông ở nước ta có tiềm năng mở rộng là rất lớn, diện tích đất trồng khoai tây thích hợp, luân canh với 2 vụ lúa nước lên tới hàng trăm nghìn hecta, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng đạt trên 2 triệu tấn.
Mục tiêu trong 5 năm tới (2018-2023) diện tích đạt và ổn định khoảng 30.000ha, 5 năm tiếp theo đưa diện tích khoai tây lên 35.000 – 40.000ha. Để đạt được mục tiêu này cần tổ chức hệ thống nhân giống và hoàn thiện công nghệ nhân giống; nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa. Đồng thời, có chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, hỗ trợ kho lạnh bảo quản giống và thương phẩm.
Với khoai lang, cần tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Mặt khác, cần quan tâm đến công tác chế biến, quy hoạch vùng sản xuất thích hợp, chủ động tưới tiêu. Tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã, nhóm hộ với sự vào cuộc của doanh nghiệp, hợp đồng minh bạch với nông dân.
Theo các nhà khoa học thuộc Sở nghiên cứu phòng ngừa ung thư Nhật Bản, trong khoai lang có chứa nhiều DHEA rất hiệu quả trong phòng chống ung thư vú và ung thư đại tràng (hay còn gọi ung thư ruột kết). Hàm lượng -carotene dồi dào trong loại củ này có tác dụng chống bức xạ điện tử. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang rất tốt khi điều trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
Trong khi đó, khoai tây cũng được cho là có nhiều tác dụng như: làm sáng da, giảm stress, giảm béo, trị loét dạ dày, phòng ngừa ung thư, chống táo bón…
Theo Danviet
Đừng bỏ lỡ loại quả chỉ có trong hè ẩn chứa công dụng cực "mỹ mãn" mẹ nào cũng thích
Quả bầu chứa cực kì ít calo nhưng lại dồi dào chất xơ, vitamin, cũng như canxi, nước, magie, sắt, ...
Quả bầu thuộc họ dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng; cuống có 2 tuyến ở đỉnh. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng, có cuống hoa dài tới 20cm. Quả có màu xanh nhạt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng. Hạt trắng, dài 1,5cm.
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.
Hàm lượng dinh dưỡng
Một quả bầu tươi 100g có chứa:
95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21% calcium, 25% phosphor, 0,2 mg sắt và các vitamin: 0,02 mg caroten, 0,02 mg vitamin B1, 0,03 mg vitamin B2, 0,40 mg vitamin PP và 12 mg vitamin C . Trong quả bầu còn có saponin. Quả bầu là nguồn cung cấp vitamin B và vitamin C dồi dào.
Lợi ích đối với sức khoẻ
Giảm cân hiệu quả
Quả bầu chứa cực kì ít calo nhưng lại dồi dào chất xơ, vitamin, cũng như canxi, nước, magie, sắt,... nên rất phù hợp với những thực đơn dành cho người giảm cân. Hơn nữa, việc chế biến quả bầu cũng đơn giản và nhanh chóng nên thích hợp với chị em muốn ăn lành mạnh nhưng lại ít thời gian.
Hỗ trợ hệ tim mạch
Quả bầu không chứa cholesterol đồng thời là nguồn phong phú vitamin C cũng như các chất chống oxy hóa khác, được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.
Dưỡng da từ sâu bên trong
Ai cũng mong muốn mình sở hữu làn da sáng màu và khỏe mạnh. Chỉ bằng cách bổ sung thêm nhiều bầu trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bạn làm được điều đó. Uống nước bầu thường xuyên sẽ giúp bạn bổ sung các vitamin thiết yếu, giúp khôi phục lại sức sống cho làn da. Nước bầu cũng giúp trẻ hóa tế bào da thậm chí còn điều tiết sản xuất dầu, ngăn chặn mụn phát triển.
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Bầu là một thuốc lợi tiểu tự nhiên, nó sẽ thúc đẩy việc đi tiểu thường xuyên. Và đi tiểu thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Khai trừ nước tiểu cũng làm sạch bàng quang.
Làm chậm quá trình lão hoá tóc
Bầu là phương thuốc truyền thống được sử dụng để điều trị mái tóc hoa râm. Chỉ cần một ly nước ép bầu mỗi ngày là đủ để khôi phục lại màu sắc tự nhiên của mái tóc.
Giảm căng thẳng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bầu chứa hàm lượng nước cao nên khi bạn thường xuyên tiêu thụ các món ăn hoặc nước ép từ bầu sẽ giúp làm thanh mát cơ thể, nhờ thế có thể giúp giảm căng thẳng.
Làm sạch ruột, ngừa ung thư, chống táo bón
Trong quả bầu có nhiều chất xơ không hòa tan, có tác dụng làm sạch ruột, giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi hơn, tránh được tình trạng táo bón. Ăn quả bầu cũng là cách giúp bạn phòng ngừa ung thư, giảm việc tích tụ nồng độ axit và tích lũy khí trong ruột.
Theo Hoàng Lan
Dịch từ Goodhealthall
Khám phá
Mùa dâu tây kể chuyện dinh dưỡng tuyệt vời của dâu tây! Dâu tây là loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Những ngày này tìm kiếm dâu tây không khó và giá lại rẻ. Ảnh: Shutterstock Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe thường khuyên dùng thực phẩm phải đúng mùa để vừa rẻ vừa ít có thuốc trừ sâu hơn những loại quả nghịch mùa. Dưới đây là những lợi ích...