Nghịch lý: Giá rẻ, gia cầm vẫn ế
Giữa năm 2019, đàn gia cầm cả nước có xu hướng tăng mạnh với kỳ vọng bổ sung cho nguồn thịt lợn bị thiếu hụt bởi ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi.
Việc tăng đàn quá nóng đã khiến giá các sản phẩm gia cầm xuống thấp trong thời gian dài, kéo theo nhiều hộ nông dân thua lỗ nặng nề.
Thế nhưng, việc tăng đàn quá nóng, số lượng tăng cao đã khiến giá các sản phẩm gia cầm xuống thấp trong thời gian dài, kéo theo nhiều hộ nông dân thua lỗ nặng nề, có nguy cơ phải bỏ trống chuồng.
Giá trứng gà, trứng vịt liên tục rớt giá
Theo phản ánh của một số bà con chăn nuôi gia cầm đẻ trứng ở Hà Nội, giá trứng gia cầm, đặc biệt là trứng gà dịp này giảm thê thảm. Người chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ phải phá đàn bởi không thể cầm cự khi tháng nào cũng chịu lỗ. Trại nhỏ lỗ ít, còn trại lớn có khi mỗi tháng lỗ từ vài chục tới vài trăm triệu đồng.
Tiểu thương buôn bán gia cầm tại chợ đầu mối Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
“Nếu người tiêu dùng sử dụng thịt gia cầm nhiều hơn, giảm thịt lợn thì người nuôi gia cầm không phải lo thua lỗ, còn giá thịt lợn sẽ tự giảm, không cần nhà nước kêu gọi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá lợn nữa”.
Ông Lê Văn Quyết – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ
Anh Nguyễn Quang Kiên – chủ trang trại chăn nuôi vịt tại huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, gia đình anh đang nuôi 2.000 con vịt đẻ, mỗi ngày thu khoảng 1.700 quả trứng. Tuy nhiên giá trứng xuất bán tại chuồng đang giảm mạnh, chỉ còn từ 1.600 – 1.800 đồng/quả, tức giảm 400 đồng/quả so với tháng trước.
“Giá trứng quá thấp, lại tiêu thụ chậm khiến gia đình tôi thua lỗ triền miên. Hộ nào càng chăn nuôi quy mô lớn thì thua lỗ càng nặng, thậm chí có hộ lỗ vài trăm triệu đồng mỗi tháng. Đợt nắng nóng, tôi biết có hộ còn phá sản vì đàn gà bị sốc nhiệt chết hàng loạt” – anh Kiên nói.
“Người chăn nuôi gia cầm chưa kịp mừng vì giá trứng tăng trở lại sau một thời gian dài giảm giá sâu thì nay lại phải đối mặt với tình trạng mất giá. Nếu giá trứng cứ tiếp đà giảm thế này, gia đình tôi phải tính đến bài giảm đàn để giảm chi phí” – ông Cấn Văn Mai, một hộ đang nuôi gà đẻ Ai Cập ở xã Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) than thở.
Trong khi đó, tại thủ phủ chăn nuôi phía Nam là tỉnh Đồng Nai, trong 8 tháng của năm 2020, toàn tỉnh này cung cấp cho thị trường trên 794 triệu trứng gia cầm, tăng gần 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8, sản lượng trứng gia cầm đạt gần 92 triệu quả, tăng hơn 23% so với cùng kỳ và tăng cao hơn hẳn so với các tháng khác trong năm.
Video đang HOT
Nguồn cung tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ chậm hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến trứng gia cầm rớt giá. Hiện giá trứng gà công nghiệp bán tại trại chỉ còn từ 1.000-1.100 đồng/quả. Giá trứng vịt chỉ từ 1.600-1.800 đồng/quả. Với mức giá này, người chăn nuôi đang lỗ nặng.
Bà Phạm Thi Mơn (ở Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, những ngày qua gia đình bà liên tục gọi điện tìm đầu mối thu mua gà trắng, giá cũng chỉ 17.000 đồng/kg, nhưng phần lớn các thương lái đều từ chối mua hoặc ép giá khiến bà Mơn và các hộ khác rất chán nản.
Đến giờ đàn gà hơn 10.000 con của bà Mơn đã quá tuổi xuất chuồng khoảng trên 50 ngày nhưng không có người mua, gia đình bà đành chấp nhận nuôi thêm ít ngày, hy vọng khi các trường học hoạt động ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm gà thịt sẽ được cải thiện.
Với giá sản phẩm gia cầm như hiện nay, người chăn nuôi đang thua lỗ từ 4.000 – 6.000 đồng/kg. Ảnh: H.Đ
Tương tự, tại Tiền Giang hiện có 16,7 triệu con gia cầm, tăng 12% so với cùng kỳ. Do có khó khăn trong tái đàn lợn vì dịch tả lợn châu Phi nên nông dân chuyển mạnh sang chăn nuôi gia cầm.
Mất cân đối cung cầu
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Lê Văn Quyết – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ khẳng định: “Giá gà thịt ở các tỉnh Đông Nam Bộ đang xuống rất thấp, thê thảm nhất là giá gà trắng, hiện chỉ còn 14.000 – 17.000 đồng. Với mức giá này, người chăn nuôi đang bị thua lỗ nặng”.
Theo ông Quyết, nguyên nhân chính khiến giá gà giảm sâu là do nguồn cung tăng quá cao dẫn đến cung vượt cầu. Bên cạnh gà trắng, nhiều tháng nay giá gà lông màu tại các tỉnh Đông Nam Bộ cũng chững ở mức thấp 40.000 đồng/kg. Giá này dù tăng hơn so với thời điểm thấp nhất trong tháng 5/2020, nhưng người chăn nuôi vẫn bị thua lỗ nặng từ 4.000 – 6.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng, giá gia cầm và trứng đang ở mức thấp nếu so với 5 – 10 năm trở lại đây, nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song phần lớn là mất cân đối cung cầu khi các trang trại nuôi lợn trước đây sau khi bị thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi đã chuyển sang nuôi gia cầm.
Về tình trạng giá thịt lợn ở mức cao trong thời gian dài, trong khi giá thịt gà, thịt vịt, trứng gia cầm rất rẻ nhưng tiêu thụ vẫn không tăng, TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam lý giải do thói quen ẩm thực, tỷ trọng sử dụng thịt lợn để nấu ăn tại nhà của người Việt rất cao (trên 60%), tỷ lệ sử dụng thịt gia cầm và thịt bò còn thấp khiến việc tiêu thụ thịt, trứng gia cầm trong mùa dịch Covid-19 vẫn không tăng nhiều như kỳ vọng của các nhà quản lý.
“Đối với trứng gia cầm cũng tương tự, nước ta tiêu thụ còn ít, năm 2019, mỗi người tiêu thụ bình quân 130 quả, chỉ bằng 60% so với mức tiêu thụ trung bình toàn châu Á, dù đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chất lượng cao nhất, là nguồn thực phẩm hoàn thiện nhất, cân bằng dinh dưỡng tốt nhất và cũng dễ hấp thu nhất” – ông Sơn nói.
Giá gia cầm hôm nay 18/9: Đàn gia cầm tăng nhanh, trứng gà trứng vịt theo nhau rớt giá
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá gia cầm hôm nay 18/9 có dấu hiệu nhích lên ở một số địa phương miền Bắc.
Đáng chú ý, vài ngày gần đây giá trứng gia cầm bất ngờ quay đầu giảm sau hơn 1 tháng phục hồi, chỉ còn từ 1.000 - 1.800 đồng/quả tùy loại.
Giá trứng gà, trứng vịt liên tục rớt giá, rẻ hơn cả rau
Theo phản ánh của một số bà con chăn nuôi gia cầm đẻ trứng ở Hà Nội, giá trứng gia cầm, đặc biệt là trứng gà dịp này giảm thê thảm, rẻ hơn cả rau ngoài chợ. Người chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ phải phá đàn bởi không thể cầm cự khi tháng nào cũng chịu lỗ. Trại nhỏ lỗ ít, còn trại lớn có khi mỗi tháng lỗ từ vài chục tới vài trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Quang Kiên, một chủ trang trại chăn nuôi vịt tại huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, gia đình anh đang nuôi 2.000 con vịt đẻ, mỗi ngày đẻ khoảng 1.700 quả trứng. Tuy nhiên giá trứng xuất bán tại chuồng đang giảm mạnh, chỉ còn từ 1.600 - 1.800 đồng/quả, tức giảm 400 đồng/quả so với tháng trước.
Giá trứng gà, trứng vịt hiện đang ở mức thấp do tiêu thụ khó khăn bởi dịch Covid-19, sản lượng trứng tăng nhanh do bà con chuyển từ chăn nuôi lợn sang nuôi gia cầm. Trong ảnh: Người lao động tại HTX gà Lạc Thủy (Hòa Bình) phân loại trứng. Ảnh: Thiên Ngân
"Giá trứng quá thấp, lại tiêu thụ chậm khiến gia đình tôi thua lỗ triền miên. Hộ nào càng chăn nuôi quy mô lớn thì thua lỗ càng nặng" - anh Kiên nói.
"Người chăn nuôi gia cầm chưa kịp mừng vì giá trứng tăng trở lại sau một thời gian dài giảm giá sâu thì nay lại phải đối mặt với tình trạng mất giá. Nếu giá trứng cứ tiếp đà giảm thế này, gia đình tôi phải tính đến bài giảm đàn để giảm chi phí" - ông Cấn Văn Mai, một hộ đang nuôi gà đẻ Ai Cập than thở.
Trong khi đó, tại thủ phủ chăn nuôi phía Nam là tỉnh Đồng Nai, trong 8 tháng của năm 2020, toàn tỉnh này cung cấp cho thị trường trên 794 triệu trứng gia cầm, tăng gần 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 8, sản lượng trứng gia cầm đạt gần 92 triệu trứng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ và tăng cao hơn hẳn so với các tháng khác trong năm.
Nguồn cung tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ chậm hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến trứng gia cầm rớt giá. Hiện giá trứng gà công nghiệp bán tại trại chỉ còn từ 1.000-1.100 đồng/quả.
Giá trứng vịt chỉ từ 1.600-1.800 đồng/quả. Với mức giá này, người chăn nuôi đang lỗ nặng.
Tương tự, tại Tiền Giang hiện có 16,7 triệu con gia cầm, tăng 12% so với cùng kỳ. Do có khó khăn trong tái đàn lợn vì dịch tả lợn châu Phi nên nông dân chuyển mạnh sang chăn nuôi gia cầm.
Được biết, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng trứng gia cầm 6 tháng đầu năm đạt 7 tỷ quả (tăng 11,4% so với cùng kỳ).
Do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi xảy ra từ năm 2019 đến nay nên nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển sang nuôi gà, vịt, khiến tổng đàn gia cầm cả nước tăng nhanh. Ảnh: Thiên Ngân
"Nóng" buôn lậu gia cầm giống từ Trung Quốc
Theo phản ánh của người dân và một số cơ quan truyền thông, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm giống qua biên giới Trung Quốc vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Tình hình này làm tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9,..., làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.
Đáng chú ý, lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ các vụ nhập lậu gia cầm giống từ Trung Quốc. Mới đây nhất, đêm 8/9, Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội biên phòng Quảng Ninh) đã bắt quả tang Đoàn Văn Bách (31 tuổi, trú xã Tiền An, TX. Quảng Yên, Quảng Ninh) và Nguyễn Văn Hà (21 tuổi, trú xã Bình Ngọc, TP. Móng Cái) đang điều khiển xuồng máy không đăng ký, đăng kiểm, chở 10.000 con gà giống.
Sau đó, cơ quan chức năng đã thu giữ, tiêu hủy số gà trên, phạt hai đối tượng mỗi người 5 triệu đồng.
Trước đó, vào khoảng 08 giờ 30 phút, ngày 16/7/2020, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Đội 389 tỉnh Lạng Sơn, Đội 3 Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn, Công an huyện Lộc Bình, Hải quan Chi Ma, Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma tổ chức tuần tra kiểm soát phát hiện tại khu vực đồi Khuổi Lăm, thôn Cốc Nhãn xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, có một số đối tượng đang mang vác hàng.
Khi các lực lượng tiến hành vây bắt, các đối tượng đã bỏ chạy và vứt bỏ lại 16 lồng hàng gồm 8.300 con gia cầm giống không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm: Vịt, ngan, ngỗng con giống (khoảng 7-10 ngày tuổi), trị giá số tiền trên 100 triệu đồng.
Ngày 30/6, Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan Cao Bằng đã phát hiện, thu giữ 4 ô tô tải chở 14.520 con gà giống nhập lậu từ nước ngoài đang vận chuyển vào Việt Nam.
Giá gia cầm hôm nay (nguồn Chăn nuôi Việt Nam)
Giá gà giống lông màu (Miền Bắc): 7.000-8.000 đ/con 1 ngày tuổi; giá gà giống lông màu (Miền Trung): 6.000-7.000 đ/con 1 ngày tuổi; Gà thịt lông màu (Miền Bắc): 36.000-45.000 đ/kg; giá gà thịt lông màu (Miền Trung): 40.000-50.000 đ/kg; giá gà thịt lông màu (Miền Đông): 25.000 đ/kg; Gà thịt lông màu (Miền Tây): 26.000 đ/kg.
Giá gà con thịt (Miền Bắc): 11.000 đ/con 1 ngày tuổi; Gà con thịt (Miền Trung): 10.000 đ/con 1 ngày tuổi; Gà con thịt (Miền Đông): 10.000 đ/con 1 ngày tuổi; Gà con thịt (Miền Tây): 10.000 đ/con 1 ngày tuổi;
Giá gà thịt công nghiệp (Miền Bắc): 24.000 đ/kg; gà thịt công nghiệp (Miền Trung): 17.000 đ/kg; Gà thịt công nghiệp (Miền Đông): 15.000 đ/kg; Gà thịt (Miền Tây): 15.000 đ/kg.
Giá vịt thịt Super-M (Miền Đông): 37.000-38.000 đ/kg; giá vịt thịt Grimaud (Miền Đông): 40.000-41.000 đ/kg.
Giá lợn hơi mãi trên đỉnh, đại gia bỏ túi hơn 100 tỷ mỗi tháng Giá lợn hơi đứng ở mức cao trong suốt thời gian dài đã giúp nhiều doanh nghiệp chăn nuôi thu lãi khủng. Theo đó, Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 với mức lợi nhuận khủng trong khi giá lợn hơi trên thị trường vẫn đứng ở mức cao chót vót. Theo đó, tổng doanh thu...