Nghịch cảnh trên thị trường bất động sản: Người mong thoát hàng, người chờ “bắt đáy”
Sau cơn sốt đất, thị trường bất động sản đã xuất hiện nghịch cảnh, những người sử dụng đòn bẩy tài chính mua đất đang mong thoát hàng để giải tỏa áp lực, nhưng những nhà đầu tư có tiềm lực lại chờ cơ hội “bắt đáy”.
Người mong thoát hàng, người chờ bắt đáy
Khoảng 5 tháng trở lại đây, bức tranh thị trường bất động sản bao trùm màu ảm đạm, nhiều khu vực đã có dấu hiệu giảm nhiệt rõ rệt. Theo đó, không ít nhà đầu tư tỏ ra lo lắng với tâm lý, nếu không bán nhanh giá sẽ giảm, thậm chí là “chôn” vốn nhiều năm. Từ đó, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng người bán thì nhiều nhưng người mua hiếm.
Theo anh Nguyễn Quang, môi giới bất động sản tại vùng ven Hà Nội cho biết, chỉ tính khoảng 1 tháng trở lại đây, đã có hơn 10 người liên tục gọi điện cho anh nhờ anh bán đất đang nắm giữ.
“Thời điểm hiện tại, đa phần các nhà đầu tư đang rao bán đất đều chấp nhận giảm giá từ 10 – 15% so với lúc sốt. Điều này cũng dễ hiểu, bởi mới chỉ có mấy tháng sau khi siết room tín dụng mà đã phải rao bán thì phần lớn là sử dụng đòn bẩy tài chính nên muốn cắt lỗ thoát hàng”, anh Quang nói.
Theo anh Quang, thực tế, thời điểm này khó xác định giá chung của thị trường đang dao động như nào. Bởi, người cần bán gấp sẽ chấp nhận cắt lỗ sâu, người có tiềm lực thì vẫn giữ, trong khi đó, giao dịch không có.
Trước đó, tại thị trường bất động sản Bắc Giang diễn ra liên tiếp nhiều cơn sốt đất, khiến giá tăng chóng mặt. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường này cũng rơi vào vòng xoáy tắc thanh khoản.
Anh Hoàng Huy, môi giới bất động sản tại Bắc Giang cho biết, hàng ngày anh chỉ nhận được những cuộc gọi của nhà đầu tư cần bán đất. Trong khi đó, dù anh đã sử dụng tất cả các phương thức bán hàng như gọi khách hàng cũ, chạy quảng cáo,… cũng không có người mua và bị chê giá cao.
“Nhiều người liên hệ tôi cần bán, chấp nhận với mức chi phí hoa hồng cao và giảm giá bán nhưng cũng không khả thi. Thời điểm này, nhưng người đang có tiền mặt đều đứng ngoài chờ giá giảm thật sâu sẽ vào bắt đáy”, anh Huy nói.
Thực tế, nghịch cảnh đã xảy ra với thị trường bất động sản sau cơn sốt, khi nhiều người có đất đang chật vật rao bán, còn những nhà đầu tư có sẵn tài chính lại đang chờ giá giảm sâu để “bắt đáy”.
Video đang HOT
Theo anh Trần Văn Luận, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội, thời điểm hiện tại, nhiều người đang có đất cảm thấy rất đau đầu khi chưa bán được. Tuy nhiên, anh Luận vẫn thường xuyên đi khảo sát giá tại các thị trường vùng ven và tỉnh.
“Bây giờ, nhiều người đang muốn bán, nếu thương thảo được sẽ có cơ hội mua được giá hời. Thực tế, trước kia tôi đã trúng nhiều quả đậm khi mua vào lúc thị trường đi xuống”, anh Luận nói.
Dù vậy, nhà đầu tư này cho rằng, mua vào trong thời điểm này vẫn rất rủi ro, bởi đây mới chỉ là giai đoạn đầu của giai đoạn thị trường đi xuống. Theo đó, nếu muốn “bắt đáy” nhà đầu tư có thể chờ thêm khoảng 6 tháng đến 1 năm nữa, khi tác động của kiểm soát tín dụng đã “ngấm đòn”.
Đồng tình với ý kiến này, anh Hải Đăng, nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng, thời điểm hiện nay khá nhạy cảm để tham gia vào thị trường, nhưng cũng là thời điểm tốt để các nhà đầu tư sẵn tài chính săn hàng giá rẻ.
“Nhiều người hiện nay đang không chịu được áp lực tài chính nữa, trong khi đó, lãi suất ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, điều này tạo ra cơ hội cho một số nhà đầu tư có tiềm lực. Tuy nhiên, xuống tiền vào thời điểm nào và khu vực nào nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ”, anh Đăng nói.
Nhà đầu tư này tiết lộ, hiện anh cũng đang chờ diễn biến mới của thị trường, nếu tiếp tục giảm giá sẽ xuống tiền mua.
Giá có thể giảm vào cuối năm
Theo Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm giá trên thị trường bất động sản thứ cấp là bởi một số dự án hết chương trình ân hạn nợ gốc, tài trợ lãi của chủ đầu tư hoặc một số thị trường, phân khúc sản phẩm có tính thanh khoản thấp, mang tính chất đầu cơ. Mặt khác, áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của nhà đầu tư sử dụng “đòn bẩy” tài chính.
Trước áp lực lớn về lãi vay, một số khách hàng chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để bán bất động sản với mức giá thấp hơn kỳ vọng, thậm chí bán cắt lỗ để thu hồi vốn. Tuy nhiên, diễn biến này mang tính chất cục bộ, quy mô chưa đủ để phản ánh trên toàn thị trường.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang ở mức “chân không tới đất, đầu không tới trời”.
“Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa rồi đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở. Thị trường bất động sản hiện nay là sân chơi của nhà phát triển dự án và nhà đầu tư thứ cấp”, ông Nghĩa đưa quan điểm.
Nói về thị trường bất động sản thời gian tới, vị chuyên gia cho rằng, giá có thể giảm khoảng 30% nhưng sẽ không sụp đổ mà sau đó sẽ hồi phục.
“Năm 2008, giá bất động sản giảm tới 60 – 70%. Chúng ta đang có nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cao, lãi suất tăng ít. Nền tảng này giúp cho nhận định giá bất động sản có thể giảm 30% và sau đó có thể phục hồi trở lại như trên là đúng”, TS. Lê Xuân Nghĩa nói.
Nghịch lý nhà đầu tư bất động sản vẫn liều mình “lướt sóng” trong lúc thị trường hạ nhiệt
"Nguyên tắc không hồi tố" với dự án BT
Cơ chế thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do cách hiểu, vận dụng của các địa phương về "nguyên tắc ngang giá".
Tuyến đường nối Nguyễn Xiển (Q.Thanh Xuân) với Xa La (Q.Hà Đông) là một trong nhiều dự án theo hình thức BT. Ảnh: Lê Tiên
Hiện nay, việc sử dụng tài sản công (gồm quỹ đất, tài sản kết cấu hạ tầng, các loại tài sản công khác...) thanh toán cho dự án BT được thực hiện theo Nghị định số 69/2019.
"Đối tác" không bình đẳng
Tại Điều 3 Nghị định 69 (được sửa đổi bởi Nghị định số 35/2021) đã đặt ra nguyên tắc: "Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư Dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán".
Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 7 Nghị định 69 đã quy định việc sử dụng quỹ đất sạch để thanh toán dự án BT: Căn cứ khối lượng xây dựng công trình dự án BT hoàn thành để xác định giá trị quỹ đất tương đương để thanh toán.
Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán lớn hơn giá trị dự án BT thì nhà đầu tư phải nộp phần chênh lệch. Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị dự án BT thì Nhà nước thanh toán phần chênh lệch cho nhà đầu tư tại thời điểm quyết toán dự án BT.
Điều 17 Nghị định 69 (được sửa đổi bởi Nghị định số 35/2021) quy định xử lý chuyển tiếp với các dự án BT cũ. Theo đó, các dự án BT được chia thành hai nhóm theo thời điểm ký Hợp đồng BT: Nhóm 1 là các dự án ký trước ngày 01/01/2018; Nhóm 2 là các dự án ký từngày 01/01/2018 đến ngày 01/10/2019 (ngày có hiệu lực của Nghị định 69).
Đối với Nhóm 1, Nghị định 69 sửa đổi quy định việc thanh toán cho nhà đầu tư tiếp tục theo hợp đồng BT đã ký. Trường hợp hợp đồng BT chưa quy định rõ vị trí, mục đích sử dụng của quỹ đất dự kiến thanh toán thì việc thanh toán tuân theo các luật liên quan đảm bảo nguyên tắc ngang giá.
Đối với dự án thuộc Nhóm 2, Nghị định 69 sửa đổi quy định việc thanh toán cho nhà đầu tư tuân theo các luật liên quan đảm bảo nguyên tắc ngang giá.
Như vậy, đối với các dự án BT thuộc Nhóm 2 thì Nghị định 69 không cho phép thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT đã ký, đồng nghĩa với điều khoản thanh toán của các Hợp đồng BT Nhóm 2 mặc nhiên... vô hiệu. Đây là rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư, phản ánh tính chất bất bình đẳng giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
Trái nguyên tắc áp dụng pháp luật
Rất may mắn là bất cập của Nghị định 69 chỉ xảy ra với các dự án nhóm 2, được ký kết từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/10/2019 và số lượng không nhiều. Tuy nhiên trên thực tế triển khai, áp dụng pháp luật, một số địa phương đã cứng nhắc trong việc thanh toán bằng quỹ đất, không tuân thủ điều khoản thanh toán của hợp đồng BT đã ký kết mà máy móc áp dụng "nguyên tắc ngang giá", "tương đương".
Hay như quy định chuyển tiếp tại Điều 17 Nghị định 69 (được sửa đổi bởi Nghị định số 35/2021) cùng cách hiểu, vận dụng pháp luật của các địa phương lại gây ra vướng mắc cho việc thanh toán các dự án BT cũ: Cơ quan nhà nước giao đất cho dự án đối ứng theo 2 giai đoạn nhưng sau giai đoạn 1, giá trị quỹ đất thanh toán đã vượt giá trị dự án BT thì không giao đất giai đoạn 2 (dù nhà đầu tư đã ứng tiền GPMB cho toàn bộ diện tích đất).
Hoặc với một số dự án nhà đầu tư đã ứng tiền GPMB cho toàn bộ diện tích đất để tạo mặt bằng sạch nhưng khi xác định giá trị tạm tính của quỹ đất này vượt giá trị dự án BT thì cơ quan nhà nước yêu cầu "cắt" một phần diện tích đất đối ứng để thanh toán mà không giao toàn bộ quỹ đất.
Mặc dù, Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: nguyên tắc "không hồi tố" - nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật.
Mặt khác theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 (Luật PPP): "Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc chuyển tiếp thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT được thực hiện như sau: Dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc triển khai thực hiện dự án, thanh toán theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết và quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng".
Như vậy, tinh thần của Luật PPP là: Đối với hợp đồng BT đã ký kết từ trước khi Luật PPP có hiệu lực thì pháp luật tôn trọng hợp đồng đã ký, là căn cứ pháp lý để xác lập quyền, nghĩa vụ giữa các bên, bao gồm nghĩa vụ thanh toán.
Nếu áp dụng Nghị định 69 để thanh toán cho dự án BT cũ thì vừa trái nguyên tắc tại điểm c khoản 5 Điều 101 Luật PPP, vừa trái nguyên tắc "không hồi tố".
Từ những dữ kiện trên đây, có thể kết luận rằng với các dự án BT cũ mà hợp đồng BT quy định nhà đầu tư được thanh toán bằng toàn bộ quỹ đất sau khi ứng tiền GPMB thì cơ quan nhà nước cần tuân thủ đúng hợp đồng BT.
Việc này cũng sẽ giúp nhà đầu tư triển khai một khu đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ. Tại thời điểm quyết toán dự án BT, nếu giá trị quỹ đất thanh toán lớn hơn giá trị dự án BT thì nhà đầu tư phải nộp khoản chênh lệch.
Thăng Long Luxury hưởng lợi từ vị trí kết nối đa chiều Tốc độ phát triển cùng lợi thế hạ tầng của công nghiệp đô thị Bàu Bàng đã tạo điều kiện kết nối tốt cho các dự án trong khu vực. Phố thương mại shophouse Thăng Long Luxury được bao bọc bởi tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13 và Cao Tốc Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng, kết nối dễ dàng...