Nghĩa trang kỳ bí nhất Phần Lan: Người trong 44 ngôi mộ biến mất
Cấu trúc các ngôi mộ, dấu tích của việc chôn cất… vẫn nguyên vẹn sau 6.500 năm, chỉ có hài cốt người trong mộ là biến mất không dấu vết.
Theo Science Alert, một phân tích mới đã vén màn bí ẩn về nghĩa trang cổ nằm ở khu vực rìa Vòng Bắc Cực thuộc Tainiaro – Phần Lan, nơi các ngôi mộ đã gây sốc nặng từ cuộc khai quật đầu tiên năm 1980.
Hàng ngàn hiện vật đã được tìm thấy, mô tả, nhưng không có dấu tích của bất kỳ con người nào!
Tất cả những gì còn lại trong các hố chôn cất chỉ là đất cát nhuốm ít tro, có vệt đỏ bằng đất son, cùng một số đồ tùy táng.
Các ngôi mộ không có hài cốt người ở Phần Lan – Ảnh: ANTIQUITY
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Aki Hakonen từ Đại học Oulu (Phần Lan) cho rằng chính 200 chiếc hố trong nghĩa trang nắm giữ bí mật về các bộ hài cốt biến mất.
Video đang HOT
“Mặc dù không có vật liệu xương nào còn sót lại ở Tainiaro, chúng tôi cho rằng đó vẫn nên được coi là một nghĩa trang” – các tác giả viết trong bài công bố trên tạp chí khoa học Antiquity.
Theo đó, họ cho rằng chính đất chua của khu vực đã khiến hài cốt người phân hủy nhanh hơn bình thường, hoàn toàn biến mất sau vài ngàn năm chôn cất.
Trong khi đó các hiện vật bằng đá, mảnh gốm hay xương động vật đã bị đốt thành tro vẫn để lại dấu tích.
Tuy các hài cốt biến mất, nhưng nghĩa trang cổ và các ngôi mộ trống của nó vẫn là phát hiện khảo cổ vô cùng quý giá.
Hầu hết các hố đều chứa dấu vết của tro và than củi. Thêm vào đó là sự xuất hiện của đất son. Đó chính là bằng chứng về các lễ nghi cổ đại.
Ngoài ra, một nghĩa trang rộng lớn là bằng chứng về các cộng đồng thời đồ đá từng rất đông đúc nơi đây.
Hình dạng và kích thước các hố chôn cất – vốn khoảng 1,5×2m, sâu nửa mét, được bo tròn các góc – cũng giống hàng trăm ngôi mộ đồ đá khác được tìm thấy tại 14 nghĩa trang khắp Bắc Âu.
Có 44 trong số 200 hố ở nghĩa trang được xác định là mộ phần thực sự.
TS Hakonen cho biết chỉ mới 1/5 nghĩa trang được khai quật. Họ sẽ tiếp tục công việc bằng radar xuyên đất lẫn khai quật trực tiếp với hy vọng tìm thấy các mẫu tóc, DNA còn sót lại.
Ngoài ra, việc vì sao người thời đồ đá lại tập trung ở khu vực hẻo lánh, lạnh giá và gần như khó sống này phổ biến đến thế, đó vẫn là câu hỏi thú vị chờ được giải đáp.
Nghĩa địa chứa nhiều bộ xương 1.300 năm tuổi, cùng chết trong nghi thức tôn giáo
Cuối tháng 6/2023, nhiều bộ xương người có niên đại hơn 1.300 năm được phát hiện tại một nghĩa trang ở nước Pháp.
Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Dự phòng Quốc gia (INRAP) của Pháp cho biết, các nhà khảo cổ học phát hiện 80 ngôi mộ với nhiều bộ xương người có niên đại hơn 1.300 năm tại khu nghĩa địa thuộc khu vực hành chính tỉnh Savoie (Pháp), cách thành phố Lyon khoảng 96 km về phía đông.
Nghĩa trang này được cho là có từ thời Merovingian, thế kỷ VII sau Công nguyên. Đây chính là nghĩa địa lớn nhất ở khu vực. Quy mô đợt khai quật các ngôi mộ được cho là lớn nhất ở tỉnh Savoie từ trước đến nay.
80 ngôi mộ đã được phát hiện ở Pháp có niên đại từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.
Các nhà khảo cổ phát hiện, nhiều bộ xương bên trong 80 ngôi mộ này đều có tư thế nhìn về hướng đông. Đây được cho là một phần trong nghi thức chôn cất người chết quay mặt về phía Jerusalem của Cơ đốc giáo.
Tư thế về các bộ xung trong ngôi mộ cũng cho thấy không có tình trạng chon cất tập thể tại nghĩa trang này. Hiện tượng mộ tập thể đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại nhiều nghĩa địa thời gian qua.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 3 Alpes, nhà khảo cổ học và nhân chủng học tại INRAP - Jean-Luc Gisclon, nói: "Bạn có thể thấy xương cánh tay hơi nhô lên và hướng vào trong. Chắc chắn có một bức tường gỗ được đặt trong mộ, khiến tư thế chôn cất của người quá cố không có sự cân bằng".
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện, những bộ xương này đã được chôn cất với rất ít đồ đạc, thậm chí không có nhiều quần áo. Điều này khiến họ liên tưởng đến việc người chết đã bị lột trần trước khi chôn cất.
Julien Blanco, nhà khảo cổ học và nhân chủng học tại INRAP, cũng chia sẻ với kênh truyền hình France 3 Alpes: "Chúng tôi đã ghi nhận được vài bộ quần áo và đồ trang trí, nhưng chúng thực sự không đáng kể so với số lượng người được chôn cất. Điều này gây khó khăn trong việc xác định tầng lớp xã hội của những người đã khuất".
Các nhà khảo cổ INRAP sẽ tiếp tục khảo sát, tìm kiếm thông tin thêm về khu nghĩa địa được phát hiện tại Savoie. Những phát hiện tiếp theo sẽ giúp cơ quan này củng cố thêm kiến thức về người cổ đại trong khu vực.
Ngoài ra, thời điểm công bố phát hiện khu nghĩa trang có niên đại hơn 1.300 năm được đưa ra sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện một thanh kiếm cổ, từ thế kỷ XV xuất hiện ở Amiens (Pháp) trong "tình trạng nguyên vẹn".
Thanh kiếm có kích thước khoảng 96 cm. Điều đáng nói, trước khi phát hiện, thanh kiếm này nằm ở một kênh mương, đẩy than bùn ẩm ướt.
Câu chuyện đằng sau đôi tình nhân thời đồ đá Được phát hiện trong một ngôi mộ thời kỳ đồ đá mới tại Italy, 'Đôi tình nhân ở Valdaro' là hai bộ xương trong tư thế ôm nhau trong suốt 6.000 năm. Hai bộ xương trong tư thế ôm nhau và hình dung của các nhà khảo cổ về đôi tình nhân thời cổ đại. Gần hai thập niên qua, những câu chuyện...