Nghĩa địa chứa nhiều bộ xương 1.300 năm tuổi, cùng chết trong nghi thức tôn giáo
Cuối tháng 6/2023, nhiều bộ xương người có niên đại hơn 1.300 năm được phát hiện tại một nghĩa trang ở nước Pháp.
Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Dự phòng Quốc gia ( INRAP) của Pháp cho biết, các nhà khảo cổ học phát hiện 80 ngôi mộ với nhiều bộ xương người có niên đại hơn 1.300 năm tại khu nghĩa địa thuộc khu vực hành chính tỉnh Savoie (Pháp), cách thành phố Lyon khoảng 96 km về phía đông.
Nghĩa trang này được cho là có từ thời Merovingian, thế kỷ VII sau Công nguyên. Đây chính là nghĩa địa lớn nhất ở khu vực. Quy mô đợt khai quật các ngôi mộ được cho là lớn nhất ở tỉnh Savoie từ trước đến nay.
80 ngôi mộ đã được phát hiện ở Pháp có niên đại từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.
Các nhà khảo cổ phát hiện, nhiều bộ xương bên trong 80 ngôi mộ này đều có tư thế nhìn về hướng đông. Đây được cho là một phần trong nghi thức chôn cất người chết quay mặt về phía Jerusalem của Cơ đốc giáo.
Tư thế về các bộ xung trong ngôi mộ cũng cho thấy không có tình trạng chon cất tập thể tại nghĩa trang này. Hiện tượng mộ tập thể đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại nhiều nghĩa địa thời gian qua.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 3 Alpes, nhà khảo cổ học và nhân chủng học tại INRAP – Jean-Luc Gisclon, nói: “Bạn có thể thấy xương cánh tay hơi nhô lên và hướng vào trong. Chắc chắn có một bức tường gỗ được đặt trong mộ, khiến tư thế chôn cất của người quá cố không có sự cân bằng”.
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện, những bộ xương này đã được chôn cất với rất ít đồ đạc, thậm chí không có nhiều quần áo. Điều này khiến họ liên tưởng đến việc người chết đã bị lột trần trước khi chôn cất.
Julien Blanco, nhà khảo cổ học và nhân chủng học tại INRAP, cũng chia sẻ với kênh truyền hình France 3 Alpes: “Chúng tôi đã ghi nhận được vài bộ quần áo và đồ trang trí, nhưng chúng thực sự không đáng kể so với số lượng người được chôn cất. Điều này gây khó khăn trong việc xác định tầng lớp xã hội của những người đã khuất”.
Các nhà khảo cổ INRAP sẽ tiếp tục khảo sát, tìm kiếm thông tin thêm về khu nghĩa địa được phát hiện tại Savoie. Những phát hiện tiếp theo sẽ giúp cơ quan này củng cố thêm kiến thức về người cổ đại trong khu vực.
Ngoài ra, thời điểm công bố phát hiện khu nghĩa trang có niên đại hơn 1.300 năm được đưa ra sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện một thanh kiếm cổ, từ thế kỷ XV xuất hiện ở Amiens (Pháp) trong “tình trạng nguyên vẹn”.
Thanh kiếm có kích thước khoảng 96 cm. Điều đáng nói, trước khi phát hiện, thanh kiếm này nằm ở một kênh mương, đẩy than bùn ẩm ướt.
Kinh ngạc thanh kiếm đồng 3.000 năm vẫn gần như còn bóng loáng
Thanh kiếm có niên đại vào cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên, thời đại đồ đồng giữa, được tìm thấy trong một ngôi mộ có 3 bộ hài cốt.
Trang Insider cho biết thanh kiếm đồng tám cạnh được cho là ra đời từ cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên trong thời đại đồ đồng.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm làm bằng đồng hơn 3.000 năm tuổi tại một địa điểm mai táng ở Đức và lưỡi kiếm "gần như vẫn sáng bóng".
Nó được phát hiện vào tuần trước trong cuộc khai quật ở thành phố Noerdlingen thuộc bang Bavaria của Đức, theo một tuyên bố từ Văn phòng Bảo tồn Di tích bang Bavaria.
Thanh kiếm vẫn sáng bóng bên trong ngôi mộ 3.000 năm tuổi. Ảnh: Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavarian.
Theo thông cáo từ Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavarian, thanh kiếm được chôn trong một ngôi mộ chứa hài cốt của ba người, một người đàn ông, một phụ nữ và một thiếu niên.
Thanh kiếm được bảo quản tốt đến mức nó vẫn còn sáng loáng với chuôi hình bát giác được làm hoàn toàn bằng đồng.
Thanh kiếm vẫn sáng loáng
"Thanh kiếm và ngôi mộ vẫn cần được kiểm tra để các nhà khảo cổ học của chúng tôi có thể phân loại chính xác hơn phát hiện này", hãng tin AP dẫn lời giáo sư Mathias Pfeil, người đứng đầu văn phòng.
"Nhưng chúng tôi có thể nói rằng tình trạng thanh kiếm tốt một cách kinh ngạc. Một phát hiện như thế này là rất hiếm", ông Pfeil cho biết.
Thanh kiếm có chuôi hình bát giác bằng đồng. Ảnh: Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavarian.
Văn phòng cho biết thanh kiếm được lấy ra từ một ngôi mộ ba người chứa hài cốt của một người đàn ông, một người phụ nữ và một thiếu niên.
Theo các quan chức, mỗi bộ hài cốt đều được kèm theo đồ tùy táng bằng đồng. Không rõ liệu ba cá nhân có liên quan đến nhau hay không.
Văn phòng cho biết, việc tìm thấy kiếm từ thời đại đồ đồng là rất hiếm. Đôi khi, những thanh kiếm này đến từ những ngôi mộ được khai quật một cách có chủ đích vào thế kỷ 19. Thời đại đồ đồng kéo dài khoảng từ khoảng năm 3300 đến năm 1200 trước Công nguyên.
Khai quật được xác ướp 3.000 năm tuổi tại Peru Ngày 14/6, các nhà khảo cổ học tại Peru đã thành công khai quật được một xác ướp có niên đại khoảng 3.000 năm tại thủ đô Lima đánh dấu một phát hiện khảo cổ quý giá khác tại quốc gia bên dãy Andean giàu lịch sử và văn hóa này. Theo Reuters, các sinh viên từ Đại học San Marcos và các...