Nghĩa địa cá voi quý hiếm dưới đáy đại dương Nam Cực
Các nhà nghiên cứu vừa công bố những thước phim ấn tượng về một nghĩa địa xác cá voi dưới đáy Nam Cực.
Phát hiện nghĩa địa cá voi ‘hiếm’ dưới đáy biển Nam Cực.
Nhóm nghiên cứu do giáo sư Kathrin Bolstad tại Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand) đứng đầu vừa tình cờ phát hiện xác cá voi chết trong một cuộc thám hiểm.
Nhận thấy đây là một phát hiện hiếm có, họ đã dùng máy quay để ghi lại các đoạn video có độ phân giải cao để tiến hành phân tích.
Cảnh quay xác cá voi dưới đáy đại dương Nam Cực.
Nghĩa địa cá voi được phát hiện ở độ sâu 945m ngoài khơi Bán đảo Tây Nam Cực. Vị trí này là điều làm cho khám phá trở nên bất thường hơn.
Bộ xương của cá voi có kích thước rất lớn, chỉ riêng hộp sọ đã dài khoảng 2m. Các nhà nghiên cứu xác định con cá voi này thuộc loài cá voi minke ở Nam Cực, một loài có thể cao tới khoảng 10,7m.
Video đang HOT
Giáo sư Bolstad cho biết bộ xương có lẽ đã ở dưới đáy biển khoảng một đến hai năm. Vào thời điểm đó, xác chết cá voi đã bị một hệ sinh thái thủy sinh phong phú xâm chiếm. ‘Hầu hết các nghĩa địa cá voi sẽ có hàng chục, có thể hàng trăm loài khác nhau đang tận dụng nguồn thức ăn bất ngờ này’.
Để quan sát hệ sinh thái phong phú này, ông Bolstad và nhóm đã dành ra hai giờ quay phim HD, sau đó phân tích chi tiết để xác định các loài khác nhau hiện có. Trong số đó có bọ chét biển, giun lông và chất nhầy cho thấy sự hiện diện của một loại giun ăn xương.
Cận cảnh xác cá voi được bao phủ trong hệ sinh thái độc đáo của sinh vật biển.
Xác của một con cá voi chết thu hút nhiều loài khác nhau, trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho các loài sinh vật sống dưới biển sâu. Cuối cùng, chúng chỉ còn là một bộ xương không.
Xác cá voi như một nguồn thức ăn trong nhiều thập kỷ trong hệ sinh thái đại dương.
‘Vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về cá voi, bao gồm nhiều loài chưa được khoa học biết đến.’ Bolstad chia sẻ. Đoạn phim đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về quá trình cá voi phân hủy và các loài sinh vật khác cùng tồn tại dưới đáy đại dương.
Truy tìm dấu vết của cá voi lưng gù bạch tạng nổi tiếng của Australia
Các nhà nghiên cứu lo lắng khi không thấy cá voi lưng gù trắng hiếm nhất hành tinh xuất hiện ở Australia, nghi ngờ cá voi bạch tạng quý hiếm này đã chết.
Cá voi lưng gù thông thường có màu xám, đen, nhưng con cá voi nổi tiếng ở Australia có màu trắng. Con cá voi được đặt tên là Migaloo, có màu trắng khác thường là do bị bệnh bạch tạng, đây là một trong những loài động vật hiếm gặp nhất hành tinh.
Truy tìm dấu vết của cá voi lưng gù bạch tạng nổi tiếng của Australia
Con cá voi bị mắc chứng suy giảm sắc tố khiến sắc tố melanin phân bổ không đều trên da.
Con cá voi lưng gù bạch tạng nổi tiếng Migaloo phát hiện ngoài khơi Vịnh Byron, nằm trên bờ biển phía đông Australia lần đầu tiên vào năm 1991.
Thời gian tháng 6-7 trong năm, cá voi lưng gù thường di cư đến bờ biển từ vùng biển Nam Cực, nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu của Migaloo.
Thậm chí, hai năm gần đây, các nhà nghiên cứu không ghi nhận được bất cứ lần xuất hiện nào của cá voi lưng gù trắng toát. Lần gần đây nhất phát hiện ra dấu vết của Migaloo là năm 2019. Câu hỏi khiến các nhà khoa học quan tâm là cá voi Migaloo có còn sống hay đã chết.
Biến đổi khí hậu và nhiều mối đe dọa trong tự nhiên có thể đã dẫn đến cái chết của cá voi màu trắng hiếm có này.
Không chỉ Migaloo, biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà cá voi và cá heo trên thế giới đang phải đối mặt.
Cá voi không có thời gian để thích nghi với khí hậu thay đổi nhanh chóng, nhiệt độ nước biển ấm lên ảnh hưởng đến thời gian và phạm vi di cư của cá voi.
Các nhà nghiên cứu cũng đặt ra giả thuyết rằng sự mất tích bí ẩn của Migaloo chỉ đơn giản là do thay đổi trong quá trình di cư của cá voi.
Theo dự đoán, Migaloo có thể đã bỏ qua Australia mà hướng đến New Zealand. Nước ấm hơn đồng nghĩa với việc một số cá voi không còn di cư nữa. Migaloo có thể đã kết hợp với một nhóm khác, đi về phía bắc để sinh sản.
Dù có kích thước to lớn nhưng cá voi lưng gù vẫn có đối thủ trong môi trường sống. Trên thực tế, nhiều cá voi lưng gù có những vết sẹo trên cơ thể, điều này cho thấy chúng bị tấn công mạnh, không phải con nào cũng có thể sống sót sau những vết thương lớn.
Lịch sử quá trình xuất hiện của Migaloo cho thấy con cá voi chỉ ngoài 30 tuổi, nó có thể sống thêm 20 năm nữa ngoài tự nhiên nếu không gặp phải mối đe dọa nào.
Bắc Cực hay Nam Cực, nơi nào lạnh hơn? Cả hai cực của Trái Đất đều lạnh giá nhưng nơi nào có nhiệt độ thấp hơn? Sở dĩ cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh vì vị trí địa lý nằm ở trên cùng và dưới cùng của Trái Đất. Điều này có nghĩa là ở hai cực gần như không nhận được bất kỳ lượng ánh sáng trực tiếp nào...