Nghĩa cử đẹp của vị tướng từng chỉ huy máy bay tìm kiếm ở Rào Trăng 3
Ý nghĩa ngày trở lại Thừa Thiên-Huế của đoàn công tác do vị tướng từng chỉ huy máy bay vào tìm kiếm ở Rào Trăng 3 làm trưởng đoàn.
Thiếu tướng Phạm Trường Sơn (người đội mũ) đang chỉ đạo tổ trực thăng bay vào vùng sạt lở ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
Nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021) và chào mừng Ngày Hội toàn dân đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp (23/5/2021), Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân đã dẫn đầu đoàn công tác của đơn vị hành quân về tỉnh Thừa Thiên – Huế thăm hỏi, động viên bà con đồng bào vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, đoàn đã đến 12 xã biên giới còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên-Huế) tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo; chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, luật Bầu cử và công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp.
Thiếu tướng Phạm Trường Sơn là người trực tiếp chỉ đạo tổ bay của Trung đoàn Trực thăng 930, Sư đoàn 372 vào tìm kiếm, trinh sát khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3 khi xảy ra sự cố sạt lở tại đây vào tháng 10/2020.
Video đang HOT
Nhiều món quà ý nghĩa thiết thực đã được đoàn gửi đến bà con nghèo ở huyện A Lưới.
Trở lại Thừa Thiên-Huế lần này, với tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện tình nghĩa sâu nặng, gắn bó keo sơn, mật thiết và vô cùng thiêng liêng của những người bảo vệ bầu trời Tổ quốc với đồng bào nhân dân, Thiếu tướng Sơn cùng đoàn đã trao tặng quà cho nhân dân địa phương 12 tấn gạo, 1,2 tấn cá biển khô và một số phương tiện truyền thanh, giải trí như: Loa, âm ly, đầu karaoke… cho bà con 12 xã ở A Lưới.
Trong thời gian tới, đoàn sẽ tiếp tục xây một số căn nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá khoảng 80 triệu đồng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nơi đây.
Giữa thời bình, hoạt động này thật sự đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng bà con đang gặp nhiều khó khăn ở vùng sâu, vùng xa và càng nhân lên giá trị cao đẹp của những người lính Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Nhiều hộ nghèo ở Lào Cai bán trâu giống sau khi được hỗ trợ
Mục tiêu dự án một đằng, nhưng thực tế diễn ra lại cho thấy ngoài 7 con trâu cái giống đã bán với giá chỉ ngang giá nghé gây thiệt hại cho Nhà nước.
Được Nhà nước hỗ trợ trâu giống để phát triển sinh kế, nhưng sau một thời gian ngắn, nhiều hộ gia đình ở xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bất ngờ đem bán trâu lấy tiền, đi ngược với mục tiêu ban đầu đề ra.
Năm 2018, chị Đặng Thị Liên, thôn Bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được cấp miễn phí 1 con trâu cái giống để nuôi sinh sản, kèm theo điều kiện con trâu nghé lứa đầu đẻ ra phải trả lại cho Nhà nước để hỗ trợ những hộ khó khăn khác. Hơn 1 năm sau, đem đi phối giống 2 - 3 lần không thành, chờ lúc được giá nhất, chị Liên đem trâu cái đi bán lấy 21 triệụ đồng.
"Lúc đầu nhận trâu về nuôi mọi người ai cũng chê, bảo trâu bé như con nghé, xong nuôi mãi mới lớn để đẻ thì lại phải trả con nghé thì bao giờ mới có lãi nhưng mình vẫn nuôi. Sau vì khó khăn nên phải bán đi, biết là sai nhưng thấy mọi người bán được mình cũng bán", chị Liên chia sẻ.
Trâu nhà chị Đào Thị Thu (thôn Bản Lọt) nuôi từ lúc còn non chưa xỏ được mũi.
Cùng thôn với chị Liên còn 4 hộ khác cũng mang trâu giống đi bán "non". Còn ở thôn Nậm Choỏng, xã Bản Cầm cũng có 2 hộ tương tự. Chị Liên bán được giá nhất, còn các hộ khác bán trâu bình quân chỉ được dưới 20 triệu đồng/con.
Được biết, đàn trâu hỗ trợ cho xã Bản Cầm thuộc Dự án "Nâng cao tầm vóc đàn trâu" do UBND huyện Bảo Thắng làm chủ đầu tư. Đơn vị thực hiện là Phòng NN&PTNT huyện; sử dụng kinh phí chủ yếu từ nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới triển khai trong năm 2018.
Tổng đàn trâu gồm 36 con, trong đó 34 trâu cái giống và 2 trâu đực giống 24 tháng tuổi. Đối tượng thụ hưởng là 36 hộ nông dân trong diện nghèo, cận nghèo, vừa mới thoát nghèo ở xã Bản Cầm.
Thuyết minh Dự án cho thấy, từ 1 trâu cái ban đầu với giá nhập 26 triệu đồng/con, trọng lượng từ 170 - 200 kg, tới năm thứ 5 (tức vào năm 2022), trâu cái sẽ đẻ 2 lứa, cho ra 2 nghé con, ước mỗi con nghé giá 20 triệu. Hạch toán tổng chi phí, dự kiến lợi nhuận vào khoảng 29 triệu đồng/hộ.
Mục tiêu dự án một đằng, nhưng thực tế diễn ra ở Bản Cầm lại cho thấy ngoài 7 con trâu cái giống đã bán với giá chỉ ngang giá nghé gây thiệt hại cho Nhà nước. Đến nay, khi Dự án đã sang năm thứ 4, nhưng số trâu khác trong đàn đang được các hộ chăm nuôi, mức độ phát triển tầm vóc chỉ ở mức trung bình, cả đàn duy nhất 1 con vừa đẻ được 1 nghé.
Ông Vàng Văn Liểng, khuyến nông viên cơ sở cho biết, tìm hiểu trong số 7 hộ tự ý bán trâu trái cam kết có hộ gia đình trẻ, vợ chồng đi làm ăn xa không đủ điều kiện nuôi đành phải bán; bản thân họ cũng không tha thiết vì tiền công làm thuê mỗi ngày vẫn cao hơn nhiều so với bỏ sức ra chăn trâu; có hộ bán trâu để bù thêm tiền mua trâu giống khác to đẹp, nhanh sinh sản hơn.
"Nếu như không để tên dự án là "Nâng cao tầm vóc đàn trâu" thì hợp lý hơn, vì trâu giống không được đẹp, trường hợp người dân tự bỏ tiền để lựa chọn thì họ sẽ lựa chọn những con giống tốt hơn", ông Liểng nói.
Đối với địa bàn nông thôn như Bản Cầm, con trâu vẫn là tài sản lớn, là đầu cơ nghiệp, nhiều hộ gia đình nghèo mong muốn có trâu để nuôi nhưng không được. Do Dự án chỉ hỗ trợ được trâu cho 36 hộ, trong khi toàn xã có tổng cộng trên 200 hộ nghèo, cận nghèo nên chính quyền còn phải giao cho các thôn tự bình xét theo kiểu "bó đũa chọn cột cờ".
Con trâu cái giống duy nhất trong đàn mới sinh được 3 tháng.
Ý nghĩa hết sức tốt đẹp, mục tiêu đề ra cũng bao gồm các nội dung, như tạo bước đột phá trong chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn trâu, nâng cao thu nhập, "củng cố lòng tin" của bà con nông dân..., ngoài ra, còn góp phần xây dựng nông thôn mới - đích đến mà cả huyện Bảo Thắng đang hướng tới.
Dư luận cho rằng, cần phải xem xét nghiêm túc quá trình thực hiện, quản lý, giám sát Dự án từ cấp huyện đến cơ sở để khắc phục, rút kinh nghiệm.... Đối với những hộ tự ý bán trâu phải có biện pháp xử lý, thu hồi vốn Dự án đã đầu tư.
Đây cũng là bài học cho các dự án khác đầu tư cho bà con ở huyện Bảo Thắng nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung, ngoài tăng cường kiểm tra, giám sát, thì cần tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng" .
Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và đang thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Phạm vi của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặc biệt hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép...