Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Nghị viện châu Âu ngày 28/11 đã thông qua nghị quyết tại Strasbourg kêu gọi tăng cường sự hỗ trợ quân sự của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine.
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Nghị quyết này nhận được 390 phiếu ủng hộ, 135 phiếu chống và 52 phiếu trắng. Nghị quyết nêu rõ tất cả các quốc gia thành viên EU và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên cùng nhau và riêng lẻ cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine, với mức không dưới 0,25% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) hàng năm.
Nghị viện châu Âu kêu gọi EU và các quốc gia thành viên tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm việc cung cấp máy bay, tên lửa tầm xa, trong đó có cả tên lửa Taurus, hệ thống phòng không hiện đại như Patriot và SAMP/T, đạn dược, cũng như các hệ thống phòng không vác vai, pháo và các chương trình đào tạo cho các lực lượng quân đội Ukraine.
Các nghị sĩ châu Âu cũng hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa tiên tiến tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự sâu trong lãnh thổ Nga và kêu gọi EU và các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp tương tự. Nghị quyết nhấn mạnh “lợi ích chiến lược” chung với Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine và kêu gọi EU cùng các quốc gia thành viên hợp tác với chính quyền mới tại Washington “để tăng cường hợp tác đôi bên cùng có lợi xuyên Đại Tây Dương”. Nghị viện châu Âu cho rằng “không có cuộc đàm phán nào về Ukraine có thể diễn ra nếu không có Ukraine” và kêu gọi EU cùng các quốc gia thành viên nỗ lực duy trì sự ủng hộ rộng rãi nhất có thể cho Ukraine, tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và thiết lập các điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine lần thứ 2 với sự tham gia của nhiều quốc gia Nam Bán Cầu.
Trước sự ủng hộ quân sự của nhiều nước phương Tây dành cho Ukraine, phía Nga nhiều lần nhấn mạnh rằng các động thái như vậy sẽ không làm thay đổi tình thế trên chiến trường và chỉ làm kéo dài cuộc xung đột này.
NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) nhất trí cung cấp hỗ trợ quân sự 40 tỷ euro (43,05 tỉ USD) cho Ukraine trong năm 2025.
Đây là thông tin do một nhà ngoại giao phương Tây cho biết ngày 3/7, 1 tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh NATO tại thủ đô Washington (Mỹ).
Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: TTXVN
Theo thông tin này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg yêu cầu các nước thành viên duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine như những năm qua kể từ sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga- Ukraine hồi tháng 2/2022, tức là tương đương khoảng 40 tỷ euro/năm. Lãnh đạo các nước thành viên NATO sẽ thông qua cam kết này vào tuần tới.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.
Phát biểu khi bắt đầu cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov đang ở thăm Washington, ông Austin cho biết Mỹ sẽ sớm công bố hơn 2,3 tỷ USD hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine. Gói này sẽ cung cấp thêm các thiết bị đán.h chặn phòng không, vũ khí chống tăng và các loại đạn dược quan trọng khác, được lấy từ kho dự trữ của Mỹ. Ngoài ra, gói hỗ trợ này cũng sẽ cho phép Mỹ mua thêm các hệ thống đán.h chặn phòng không Patriot và NASAMS, được cung cấp theo lộ trình nhanh chóng.
Mỹ không có kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân Ngày 22/11, người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi. Bà Karine Jean-Pierre. Ảnh: AFP/TTXVN Người phát ngôn Karine Jean-Pierre đã thông báo như vậy khi trả lời báo giới ngày 21/11. Bà nêu rõ Chính quyền Mỹ không...