Nghỉ việc nhà nước đi làm tự do, nữ thạc sĩ bị bố mẹ từ mặt 3 năm
Tôi từng là niềm tự hào của bố mẹ vì học giỏi, có bằng thạc sĩ. Ước mơ cả đời của mẹ là mong tôi có công việc nhà nước ổn định.
Vì với bố mẹ, con gái ổn định mới dễ lấy chồng.
Tôi muốn làm việc về thiết kế thời trang, từ bé đã ham mê học vẽ. Nhưng bố mẹ sớm đã định hướng nghề nghiệp cho tôi. Không muốn phụ lòng bố mẹ, tôi học hành chăm chỉ rồi xin việc như kỳ vọng của gia đình.
Khi tôi nhận được công việc nhà nước, cả nhà vui mừng, hàng xóm không ngớt lời khen ngợi. Nhưng chẳng ai biết rằng, sau vài năm làm việc, tôi nhận ra mình không phù hợp.
Con gái suy nghĩ vì giấu bố mẹ chuyện nghỉ việc. Ảnh minh họa: FP
Một người có đam mê bay bổng, thỏa sức sáng tạo như tôi lại phải hạn chế bản thân, luôn làm việc theo khuôn phép, sách vở thực sự khiến tôi mệt mỏi, chán chường.
Nhiều người rủ tôi ra ngoài làm ăn chung. Họ vẽ kế hoạch và những dự án khiến tôi không kìm được lòng. Sau một thời gian suy nghĩ, cuối cùng tôi đã quyết định nghỉ việc nhưng không nói cho bố mẹ biết.
Tôi bước ra ngoài và bắt đầu một hành trình đầy thử thách với công việc tự do.
Trong hành trình đó, khó khăn có, nước mắt có, thất bại cũng nhiều lần và từng phải vay vốn làm ăn nhưng tôi vẫn không nản lòng. Hai năm sau, tôi dần ổn định với công việc mình yêu thích.
Tuy thu nhập chưa tốt, cũng chưa thành công nhưng tôi cảm thấy thoải mái, vui vẻ với công việc của mình. Nhưng rồi ngày ấy cũng đến – ngày mẹ phát hiện con gái đã bỏ việc.
Mẹ khóc. Những giọt nước mắt chất chứa nỗi thất vọng, lo âu và cả sự bất lực. Mẹ trách tôi:
Video đang HOT
“Con không nghe lời mẹ, rồi sau này con sẽ sống ra sao? Con gái đi bươn chải bên ngoài có tốt được không? Tại sao con lại bỏ công việc ổn định mà bao người mơ ước?”.
Nhìn mẹ đau lòng, tôi chỉ biết im lặng. Tôi hiểu sự lo lắng của mẹ. Trong suy nghĩ của mẹ, ổn định chính là hạnh phúc. Nhưng với tôi, hạnh phúc là được sống đúng với con người mình.
Bố còn dọa, nếu tôi cứ cố chấp như vậy, bố sẽ không tha thứ và không nhận con nữa. Bố bảo tôi đi đâu thì đi, làm gì thì làm, khi nào tìm được công việc như cũ thì bố mẹ mới cho về nhà.
Tôi buồn nhưng không trách bố mẹ, chỉ âm thầm cố gắng hơn, mong rằng một ngày bố mẹ sẽ hiểu. Tôi làm việc chăm chỉ, kiên trì từng bước.
Sau 3 năm, tôi đã gặt hái được những thành công đầu tiên. Tôi có một cửa hàng bán đồ mình tự thiết kế, thu nhập ổn định, được làm chủ và được tự do sáng tạo. Tôi đưa bố mẹ đến thăm cửa hàng của mình.
Hai người đều ngỡ ngàng vì quá khang trang. Lần đầu tiên bố mẹ nhìn tôi, không phải với ánh mắt thất vọng, mà là sự ngạc nhiên, xen lẫn tự hào. Bố cũng không khắt khe nữa.
“Con đã khác xưa rồi. Mẹ mừng vì con đã trưởng thành, biết làm chủ cuộc đời mình. Thôi giờ mẹ không ép con nữa, con thích làm gì thì làm, miễn sao con sống vui vẻ, hạnh phúc là được”, mẹ nói.
Lời nói ấy của mẹ làm tôi rơi nước mắt. Cuối cùng, mẹ đã công nhận lựa chọn của tôi. Tôi biết rằng để mẹ chấp nhận không phải vì tôi thành công mà vì mẹ thấy tôi hạnh phúc.
Tôi không về nhà 3 năm cũng không phải vì không nhớ bố mẹ. Mà tôi muốn về khi đã có được thành tích nào đó, để bố mẹ được tự hào.
Cuộc đời là của tôi, nhưng tôi hiểu rằng, mỗi bước đi của tôi đều gắn với nỗi lo âu và tình yêu vô bờ của cha mẹ.
Và tôi học được rằng, đôi khi, để bố mẹ thực sự hiểu và tin tưởng, không cần nhiều lời giải thích, chỉ cần chứng minh bằng cách sống tốt, sống đúng với chính mình.
Giờ đây, tôi và bố mẹ có thể ngồi lại bên nhau. Bố mẹ vẫn mong tôi ổn định nhưng họ cũng tin tưởng tôi hơn bao giờ hết.
Và tôi biết, điều quan trọng nhất là cả tôi và bố mẹ đều hiểu rằng, mỗi người có một con đường riêng và sự hạnh phúc chính là điều làm nên giá trị của cuộc đời.
Khi đưa ra quyết định nghỉ việc nhà nước, tôi đã khóc
Khi đưa ra quyết định nghỉ việc, tôi đã khóc, một trong những lần hiếm hoi rơi lệ trong cuộc đời mình.
Bước chân vào giảng đường đại học, tôi mơ ước trở thành một nhà nghiên cứu Toán học hoặc làm giảng viên Toán của một trường đại học. Vì một vài lý do nên tôi không được làm những công việc yêu thích đó.
Tôi chuyển hướng thi tuyển làm giáo viên Toán THPT nhưng lại được phân công về làm ở một trường THCS khi thi đỗ công chức vào ngành giáo dục của một tỉnh giáp Hà Nội.
Ban đầu tôi không muốn nhận công việc này nhưng do gia đình thuyết phục nên cuối cùng tôi vẫn đi dạy.
Trường cách nhà khá xa, phải qua sông, qua đò, tôi là giáo viên hiếm hoi của trường phải ở nội trú, cuộc sống gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi luôn hoàn thành tốt công việc.
Có lần tôi còn được tuyên dương là giáo viên duy nhất của nhà trường có nhà ở xa nhưng luôn hoàn thành các công việc được giao, đặc biệt là chưa nghỉ buổi nào trong mấy năm công tác.
Khi đưa ra quyết định nghỉ việc, tôi đã khóc. Ảnh minh họa: P.X
Giảng dạy được vài năm, tôi tính xin chuyển về trường gần nhà. Giáo viên được công tác gần nhà sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để được xin về trường gần nhà tôi sẽ phải nhờ vả, cầu cạnh người khác tác động giúp.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về điều này. Tôi đã rất xấu hổ với lòng mình khi nhờ vả để thi vào công chức, giờ lẽ nào lại nhờ vả thêm lần nữa để xin chuyển trường. Cuối cùng, tôi không nhờ để chuyển trường nữa.
Nhưng vì tôi đã nói với mọi người việc chuyển trường, nên giờ đi không được mà ở lại cũng không xong. Lại thêm, khi đọc cuốn Quốc gia khởi nghiệp có ý "đất nước đang cần nhiều doanh nhân, kỹ sư, công nhân lành nghề hơn nhà thơ, triết gia", tôi bị ám ảnh đến mất ngủ.
"Hay là nghỉ việc?", trong tôi bật lên ý nghĩ này. Tôi đã đi nhiều vòng trong sân trường, tự hỏi hàng trăm lần: "Nghỉ việc với tương lai bất định hay ở lại?". Câu trả lời cuối cùng của tôi là: "Nghỉ việc".
Khi đưa ra quyết định như vậy, tôi đã khóc nhưng không thể làm khác được. Tôi hiếm khi rơi lệ, một lần khi bác ruột mất, một lần khi bố tôi mất, lần khác khi con gái tôi chào đời, và lần này.
Không khóc sao được, khi mà để vào được biên chế phải mất rất nhiều công sức. Hơn nữa, lúc đó công việc cũng không có nhiều để xin hoặc chuyển hướng vì kinh tế tư nhân chưa phát triển như ngày nay.
Hiệu trưởng lúc đó nói: "Ra ngoài vất vả lắm, cơ quan lấy lương của cậu để thuê người tạm thế chỗ, công việc vẫn dành chỗ cho cậu. Nếu trong vòng một năm mà làm ăn không tốt thì cứ về, cơ quan lại tiếp nhận cậu".
Tôi thực sự xúc động và luôn trân trọng điều này.
Tôi đã trải qua rất nhiều nghề. Tôi từng làm công nhân ở một xưởng cơ khí, mong có được kinh nghiệm rồi tự mở xưởng. Ý định này không thực hiện được. Rồi tôi lại quay về với công việc liên quan đến giáo dục.
Để đất nước có thể phát triển, có thể bước được vào kỷ nguyên vươn mình, theo tôi, không thể không tinh gọn bộ máy hiện nay.
Hơn nữa, giờ đây việc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, bởi vậy đây là thời điểm cực kỳ thuận lợi để biến bộ máy nhà nước thành "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Tôi hiện tự mở trung tâm bồi dưỡng kiến thức cho học sinh phổ thông, vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến.
Trước kia, tôi là công chức, công việc sẵn có. Còn nay, dù tôi chưa tạo được việc làm cho nhiều người nhưng ít nhất tôi đã tự tạo được công việc cho mình và một vài người, đặc biệt là thu nhập cao gấp nhiều lần.
Công việc hàng ngày cũng đã và đang đóng góp cho đời như khi tôi là công chức.
Tôi không phải là người giỏi, không năng động so với nhiều người khác nhưng tôi đã dám bỏ công việc ổn định trong nhà nước để tự tạo việc làm, tạo thu nhập trước hết là cho mình. Và giờ tôi đã làm được.
Như thế, tôi cũng đã góp một phần thiết thực vào việc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Sau 3 năm tự kinh doanh, người đàn ông 'tiếc' vì không bỏ việc nhà nước sớm hơn Nhiều người trong đó có tôi thường mong có một công việc nhà nước ổn định, nhàn hạ đến hết đời nhưng sau nhiều năm, tôi nhận ra suy nghĩ đó là sai lầm. Ngày mới ra trường, tôi từng ước mơ được làm việc trong cơ quan nhà nước. Với tôi khi đó, công việc như vậy là biểu tượng của sự...