Nghi vấn Trung Quốc giúp đồng minh của Mỹ ở Trung Đông chế tạo tên lửa
Truyền thông Mỹ nghi ngờ rằng, đồng minh thân cận hàng đầu của nước này ở Trung Đông, Ả rập Xê út, đang chế tạo tên lửa đạn đạo với sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
Hình ảnh vệ tinh đặt ra nghi vấn Ả rập Xê út đang sản xuất tên lửa đạn đạo với sự hỗ trợ từ Trung Quốc (Ảnh: Planet).
Truyền thông Mỹ dẫn các nguồn thạo tin cho biết, giới tình báo nước này dường như nắm được thông tin về nghi vấn Trung Quốc đang giúp Ả rập Xê út tự sản xuất tên lửa đạn đạo. Nếu có thật, diễn biến này có thể gây ra tác động mạnh mẽ tới Trung Đông và làm phức tạp nỗ lực của Mỹ trong mục tiêu kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran – đối thủ hàng đầu của Ả rập Xê út trong khu vực.
Trước đó, Ả rập Xê út dường như từng mua tên lửa đạn đạo từ Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ tự chế tạo loại vũ khí này. Các hình ảnh chụp từ vệ tinh mà truyền thông Mỹ có được cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy Ả rập Xê út có thể đang sản xuất tên lửa đạn đạo tại ít nhất một địa điểm.
Hai nguồn tin cho biết, giới chức Mỹ từ nhiều cơ quan, bao gồm cả Hội đồng An ninh quốc gia tại Nhà Trắng, đã nắm được hàng loạt thông tin trong những tháng gần đây về nghi vấn các vụ chuyển nhượng công nghệ tên lửa đạn đạo nhạy cảm quy mô lớn giữa Trung Quốc và Ả rập Xê út.
Chính quyền Mỹ hiện đang đối mặt với câu hỏi ngày càng cấp thiết rằng liệu năng lực tên lửa đạn đạo trong tương lai của Ả rập Xê út có thể làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở khu vực hay không, vì điều này có thể làm phức tạp nỗ lực của Mỹ và phương Tây trong việc mở rộng thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Video đang HOT
Iran và Ả rập Xê út là đối thủ hàng đầu của nhau trong khu vực và nếu Riyadh sản xuất tên lửa đạn đạo thì Tehran sẽ không đồng ý dừng phát triển vũ khí này trong các cuộc đàm phán.
Jeffrey Lewis, một chuyên gia vũ khí và là giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết: “Trong khi sự chú ý đáng kể đã được tập trung vào chương trình tên lửa đạn đạo lớn của Iran, việc Ả rập Xê út phát triển tên lửa đạn đạo không nhận được sự chú ý tương tự. Việc Riyadh tự làm tên lửa đạn đạo có thể dẫn tới việc, mọi nỗ lực ngoại giao để kiểm soát việc phổ biến tên lửa ở khu vực sẽ cần có sự tham gia của cả họ và Israel – 2 bên có thể tự sản xuất tên lửa đạn đạo”.
“Bằng chứng quan trọng”
Theo các hình ảnh vệ tinh mới của công ty Planet chụp từ 26/10-9/11, Ả rập Xê út được cho đang sản xuất tên lửa đạn đạo của họ tại cơ sở được Trung Quốc hỗ trợ xây dựng trước đó tại gần Dawadmi.
Ông Lewis cho biết, bằng chứng quan trọng là cơ sở này dường như đang vận hành một hố đốt để xử lý chất phóng rắn còn dư lại trong quá trình sản xuất tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, các nguồn tin hiện vẫn chưa nêu rõ đặc điểm của tên lửa Ả rập Xê út bị nghi đang chế tạo như tầm bay và khả năng mang đầu đạn. Ông Lewis đặt ra nghi vấn rằng, vũ khí này có thể được làm theo thiết kế của Trung Quốc.
Trong khi đó, khi được hỏi về thông tin trên, phía Trung Quốc nói rằng, nước này và Ả rập Xê út là đối tác chiến lược toàn diện và đã duy trì hợp tác hữu nghị trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả trong lĩnh vực thương mại quân sự.
“Việc hợp tác như vậy không vi phạm bất cứ luật pháp quốc tế nào và không liên quan đến việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”, tuyên bố cho biết.
Từ năm 2019, truyền thông Mỹ đã đưa tin về việc tình báo nước này nắm được nghi vấn Ả rập Xê út đang hợp tác với Trung Quốc để nâng cao năng lực chương trình tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump dường như không gây áp lực đủ mạnh lên Riyadh liên quan tới việc này.
Trong khi đó, các nguồn tin nói rằng, chính quyền ông Joe Biden có thể đang chuẩn bị có biện pháp trừng phạt nhằm vào các tổ chức liên quan tới hoạt động trao đổi giữa Trung Quốc và Ả rập Xê út về công nghệ tên lửa đạn đạo.
Chuyên gia Mỹ nghi Trung Quốc có thể giấu tên lửa trong container chở hàng
Chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể bí mật phát triển hệ thống tên lửa, được giấu trong các container chứa hàng, để có thể tiếp cận các cảng quốc tế.
Các container có thể được sử dụng để chứa tên lửa tấn công mục tiêu (Ảnh minh họa: Reuters).
Trong một cuộc phỏng vấn với The Sun hôm 6/12, Rick Fisher, chuyên gia cao cấp về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ), cho biết Trung Quốc tiếp tục bí mật phát triển các hệ thống tên lửa giấu trong các container, có thể được ngụy trang thành hàng hóa thương mại để dễ dàng tiếp cận hầu hết các cảng quốc tế.
Theo ông Fisher, với việc sử dụng chiến thuật "Con ngựa thành Troy", các tên lửa của Trung Quốc có thể được triển khai trên bất kỳ tàu nào, biến nhiều tàu tư nhân của Trung Quốc thành một hạm đội quân sự. Ông Fisher cho biết Trung Quốc ưu tiên chiến lược gây bất ngờ nên muốn triển khai hệ thống tên lửa container như vậy.
Chuyên gia Fisher nhận định các tên lửa có thể được lắp đặt trên "các tàu nhỏ không có gì đáng chú ý của Trung Quốc để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa bất ngờ nhằm vào hệ thống phòng thủ bờ biển, hỗ trợ các lực lượng đổ bộ hoặc lực lượng trên không".
Các container có thể được cất giữ lâu năm trong các nhà kho gần các căn cứ quân sự của Mỹ và "cung cấp cho Trung Quốc nhiều lựa chọn". Theo nhà phân tích, đầu đạn xung điện từ của tên lửa có thể vô hiệu hóa bất kỳ căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân nào gần đó.
"Một vụ nổ xung điện từ có thể phá hủy các thiết bị điện tử trên tàu ngầm và toàn bộ căn cứ mà không cần phải phóng tên lửa hạt nhân từ Trung Quốc. Washington sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, không biết nhằm vào ai để trả đũa ai và có lẽ Trung Quốc sẽ lợi dụng sự phân tâm của Mỹ để bắt đầu mục tiêu thực sự của mình", ông Fisher cho biết thêm.
Việc đặt các hệ thống tên lửa trong các container không phải là chiến thuật quân sự mới lạ, vì một số quốc gia đã tiến hành hoạt động này từ nhiều năm nay. Các hệ thống như vậy cho phép phóng tên lửa nhanh chóng và chính xác, vì chúng có thể được lắp đặt trên tàu hoặc các vị trí ven biển. Điều này cho phép một quốc gia nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự ở bất cứ nơi nào cần thiết.
Năm 2016, Trung Quốc được cho là đã tạo ra tổ hợp tên lửa đầu tiên có thể ngụy trang thành một container chở hàng thông thường. Năm 2019, Bắc Kinh được cho là đã tìm cách đưa tên lửa hành trình tầm xa vào một container, có thể ngụy trang thành hàng hóa thương mại. Các hệ thống này được cho là đặc biệt nguy hiểm, vì chúng có thể được đưa đến cảng bằng tàu thương mại trong khi không thể phân biệt được với các hàng hóa khác.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm luật quốc tế Stockton cho biết tên lửa ngụy trang thành hàng hóa thương mại có thể vi phạm luật quốc tế về xung đột vũ trang, vì nó "gây nguy hiểm cho các thuyền viên dân sự và khiến tất cả tàu dân sự có thể bị đẩy vào tình thế hoạt động trong khu vực xảy ra xung đột".
Bình luận của ông Fisher được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc được cho là đang quyết tâm củng cố vị thế ở Đại Tây Dương và lục địa châu Phi. Trung Quốc trước đó đã xây dựng một căn cứ nước ngoài ở Djibouti. Theo Wall Street Journal, các cơ quan tình báo Mỹ lo ngại việc Trung Quốc có ý định xây dựng căn cứ hải quân đầu tiên trên bờ biển Đại Tây Dương ở châu Phi, tại thành phố Bata, Guinea Xích Đạo, nơi đã có một cảng thương mại.
Báo Mỹ đưa tin Trung Quốc có ý đồ xây căn cứ quân sự tại Đại Tây Dương Truyền thông Mỹ đưa tin Trung Quốc dự định xây căn cứ hải quân ngay tạ Đại Tây Dương. Một căn cứ như vậy sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc triển khai chiến hạm ở khu vực đối diện Bờ Đông của Mỹ. Một chiến hạm của Trung Quốc tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Reuters Tờ Wall Street Journal (Mỹ)...