Nghi vấn Sri Lanka có thể cho Trung Quốc thuê cảng đến 198 năm
Ngoại trưởng Sri Lanka cho rằng chính quyền tiền nhiệm cho phép Trung Quốc gia hạn thuê cảng Hambantota thêm 99 năm, trong khi Trung Quốc phủ nhận.
Cảng Hambantota ở Sri Lanka có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực . Ảnh AFP
Theo báo Indian Express , Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena cho rằng chính phủ tiền nhiệm khi thỏa thuận cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm đã kèm điều khoản về khả năng gia hạn thêm 99 năm.
“Có điều khoản về việc gia hạn thêm 99 năm”, ông Gunawardena khẳng định và cho rằng đó là sai lầm của chính phủ tiền nhiệm.
Khi được hỏi liệu điều khoản đó có được đề cập trong bản ghi nhớ hay không, Ngoại trưởng Sri Lanka khẳng định là có. “Nó nói rõ rằng việc thuê có thể gia hạn thêm. Điều đó có nghĩa là nó có thể kéo dài thêm bất cứ thời gian nào sau 99 năm, hoặc là thêm 99 năm nữa”, ông khẳng định.
Video đang HOT
Hôm 6.2, truyền thông Sri Lanka đưa tin Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đang xem xét lại thỏa thuận cho thuê cảng Hambantota.
Bên cạnh đó, sau nhiều thảo luận gần đây với các quan chức Trung Quốc, Sri Lanka đã di dời một căn cứ hải quân của nước này khỏi khu vực do Trung Quốc kiểm soát tại cảng.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết cảng Hambantota là một dự án nổi bật do Trung Quốc và Sri Lanka tiến hành dưới sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trả lời về việc liệu Trung Quốc có phản đối đàm phán lại thỏa thuận hay không, ông Uông cho biết “các bài báo liên quan là trái với sự thật”.
Vào năm 2017, Sri Lanka ký hợp đồng trị giá 1,12 tỉ USD (hơn 25.400 tỉ đồng) để cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm. Hợp đồng trước đó bị trì hoãn do những lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng cảng biển cho mục đích quân sự.
Tuy nhiên, chính quyền Sri Lanka khi đó trấn an rằng Trung Quốc chỉ khai thác hoạt động thương mại tại cảng Hambantota.
Trung Quốc tung tiền lấp tai tiếng 'giăng bẫy nợ' ở Sri Lanka
Trung Quốc vừa chi 90 triệu USD viện trợ cho Sri Lanka trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh đang "giăng bẫy nợ" bằng các dự án ở quốc đảo này.
Hôm 11/10, Trung Quốc tuyên bố cung cấp khoản tài trợ 90 triệu USD cho Sri Lanka. Gọi sự trợ giúp tài chính là "khoản trợ cấp kịp thời", đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka cho biết số tiền này sẽ được sử dụng vào chăm sóc y tế, giáo dục và cung cấp nước sạch ở các vùng nông thôn của Sri Lanka, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ "đóng góp vào hạnh phúc của người Sri Lanka trong kỷ nguyên hậu COVID-19".
Quyết định được đưa ra 2 ngày sau khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa tìm kiếm sự giúp đỡ từ một phái đoàn Trung Quốc đến thăm quốc đảo này hôm 9/10.
Trong cuộc hội đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì trước đó, Tổng thống Sri Lanka Gotabhaya Rajapaksa đã đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong việc bác quan điểm cho rằng các siêu dự án do Trung Quốc tài trợ ở nước này hiện là "bẫy nợ", vốn được thúc đẩy nhằm đạt được ảnh hưởng trong các vấn đề địa phương.
Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau ở Sri Lanka. (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc xem Sri Lanka là một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến "Vành đai, Con đường" - một động lực xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu. Bắc Kinh đã cung cấp các khoản vay hàng tỷ USD cho các dự án của Sri Lanka trong thập kỷ qua. Các dự án trong sáng kiến này bao gồm cảng biển, sân bay, thành phố cảng, đường cao tốc và nhà máy điện.
Những người chỉ trích cho rằng, các dự án do Trung Quốc tài trợ không khả thi về mặt tài chính và Sri Lanka sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản vay.
Năm 2017, Sri Lanka đã cho công ty Trung Quốc thuê một cảng do Bắc Kinh xây dựng nằm gần các tuyến đường vận chuyển sầm uất trong 99 năm để thu hồi gánh nặng trả lại khoản vay Trung Quốc mà nước này đã nhận để xây dựng nó.
Cơ sở này là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh cho một tuyến cảng kéo dài từ vùng biển Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư. Trung Quốc cũng đã đồng ý cung cấp khoản vay 989 triệu USD cho Sri Lanka để xây dựng một tuyến đường cao tốc kết nối khu vực miền trung trồng chè của nước này với cảng biển do Trung Quốc điều hành.
Trung Quốc đã mở rộng "chân rết" của mình tại Sri Lanka dưới thời lãnh đạo của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa - anh trai của đương kim Tổng thống Sri Lanka.
Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Sri Lanka khiến nước láng giềng thân cận nhất là Ấn Độ - vốn coi khu vực Ấn Độ Dương là sân sau chiến lược của mình, tỏ ra lo lắng.
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì diễn ra vài ngày sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của 4 quốc gia thuộc nhóm "Tứ giác kim cương" (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia họp tại Tokyo. Liên minh này đang tích cực thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của các thành viên vào sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" nhằm kiềm chế, ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực.
Tình hình dịch COVID-19 ngày 26/1: Châu Âu đang là tâm dịch của thế giới Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 26/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 100.389.160 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.152.457 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 72.429.942 người. Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/1. Ảnh: Yonhap/TTXVN Quốc gia...