Nghi vấn mộ cổ tập thể chôn cùng ‘quái thú’ 6.000 năm tuổi
Các nhà khoa học sửng sốt khi càng đào sâu xuống lớp đất sét, hài cốt của hàng trăm người dần dần lộ diện cùng với sự bảo vệ của những ‘con quái thú’.
Một nghĩa trang 6.000 năm tuổi mới được các nhà khảo cổ học phát hiện.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Reneé Friedman, nhà Ai Cập học đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã cùng đến địa điểm của khu mộ cổ người nằm lẫn “quái thú” nói trên là Hierakonpolis, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Thành phố Chim Ưng”.
Khu phế tích đặc biệt nơi hàng loạt mộ cổ kỳ dị lộ diện
Tọa lạc ở vị trí đó hiện tại là thành phố Kom el-Ahmar. Nơi đây đã sớm thành thủ đô tôn giáo và chính trị của Thượng Ai Cập vào cuối thời kỳ tiền sử (khoảng giữa năm 3200 và 2686 TCN), tuy nhiên khu định cư cổ đại nhất được dựng nên ở đây lên tới 6.000 năm tuổi.
Những dấu tích đầu tiên của khu nghĩa trang kỳ dị đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ 19 bởi các nhà khảo cổ người Anh James Quibell và Frederick Green.
Khu phế tích đặc biệt có chứa hàng loạt mộ cổ kỳ dị, đó chưa phải là tất cả, bao quanh hài cốt của người là những bộ xương động vật không xác định giống loài.
Video đang HOT
Câu chuyện ấy mãi là điều bí ẩn đến thời điểm hiện tại, khi các công nghệ máy móc phân tích hình ảnh được ứng dụng trong công tác khảo cổ, người ta đã chứng minh được rằng các bộ dị cốt trong hầm mộ không phải của quái thú mà chính là xương của khỉ đầu chó, mèo, voi, hổ, báo thậm chí là cá sấu sông Nile và hà mã.
Mặc dù những con vật được chôn cất cùng với chủ nhân ngôi mộ cổ, nhưng quá trình nghiên cứu cho thấy khi còn sống, nhiều con vật có các vết thương đã được chưa lành bởi bàn tay con người. Nói cách khác, chúng chính là những con vật nuôi.
Theo các tác giả, việc nuôi nhốt các con vật này như một vườn thú nhỏ có thể đã rất phổ biến nơi thành phố Ai Cập cổ đại này.
Giết dã thú đã khó, giữ được chúng sống và thuần phục càng chứng minh quyền lực của chủ nhân.
Các nhà khảo cổ tin rằng quy mô thành phố cổ này và khu mộ cổ còn rất lớn và cho đến nay họ chỉ mới khai quật chưa tới 1/4 khu chôn cất. Công việc vẫn đang tiếp diễn và hứa hẹn nhiều phát hiện kỳ thú.
Phát hiện chấn động lịch sử vê hài cốt loài thủy quái cổ dài dưới đáy đại dương
Bộ hài cốt sinh vật lạ 242 triệu năm có chiếc cổ dài gấp 3 lần thân người
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã phục dựng một thủy quái từ kỷ Tam Điệp bằng phương pháp ghép các mảnh hài cốt hóa thạch đã bị nghiền nát.
Kết quả cho ra một sinh vật mà chính các tác giả mô tả là "điều phi lý trong thế giới cổ sinh vật học".
Một loài bò sát có thân hình khá nhỏ, dài 70cm, nhưng chiếc cổ tới 3m, 13 đốt sống và đuôi dài gần 2m.
Tiến sĩ Olivier Rieppel, nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Field ở Chicago, nói: "Trông nó kỳ dị, có thể đây là một con cá sấu mập mạp với chiếc cổ rất dài. Sinh vật này cũng có mũi nằm trên đỉnh mõm và những chiếc răng cong".
Nhìn vào mẫu phục dựng 3D, chiếc cổ này sẽ khiến con vật di chuyển khó khăn, bởi riêng việc mang vác chiếc cổ theo đã là một gánh nặng.
Chiếc cổ kỳ dị có chiều dài gấp 3 lần thân mình của thủy quái.
Cuối cùng, nỗ lực phục dựng những mảnh hài cốt trong tình trạng khá tồi tệ đã giúp họ xác định được đây là loài Tanystropheus.
Trước đó, hóa thạch mang tên Tanystropheus được mô tả lần đầu tiên năm 1852 gây bối rối cho các nhà khoa học.
Có thời điểm, các nhà cổ sinh vật học cho rằng đó là thằn lằn có cánh giống như loài pterodactyl, và những chiếc xương dài rỗng của nó là các đốt ở ngón đầu cánh. Sau đó, họ nhận ra thực chất đó là phần xương cổ kéo dài.
Họ không biết chắc Tanystropheus sống trên cạn hay dưới biển và liệu mẫu vật nhỏ là con non chưa trưởng thành hay thuộc loài khác.
Để tìm hiểu mẫu vật nhỏ là cá thể chưa trưởng thành hay loài riêng biệt, nhóm nghiên cứu kiểm tra dấu hiệu sinh trưởng và độ tuổi trên xương.
Họ nhận thấy hóa thạch nhỏ hơn thuộc về một con vật trưởng thành, hé lộ có 2 loài Tanystropheus.
Họ đặt tên cho loài lớn hơn là Tanystropheus hydroides theo quái vật cổ dài trong thần thoại Hy Lạp. Loài nhỏ hơn được gọi là Tanystropheus longobardicus.
Có một điều các nhà khoa học đã nhầm, đó chính là chiếc cổ quái dị của chúng lại không phải điều cản trở trong môi trường nước, thậm chí nó còn là một thủy quái săn mồi khá tài tình với thức ăn yêu thích là những con mực cổ đại.
Rùng mình Blanet hàng ngàn 'thế giới ma' bao vây lỗ đen quái vật Các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định sự tồn tại của một loại hành tinh kỳ dị, sinh trưởng trong môi trường đáng sợ nhất nhì vũ trụ: xung quanh những lỗ đen quái vật trung tâm thiên hà. Lỗ đen quái vật hay lỗ đen siêu khối là những cụm từ dùng để chỉ những lỗ đen cực lớn, cực...