Nghi vấn máy bay chở tù binh Ukraine của Nga bị bắn hạ
Truyền thông nhà nước Nga cho biết các hộp đen của chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76 của nước này bị rơi gần biên giới Ukraine hôm 24/1 đã được chuyển đến một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Moscow để phân tích.
Nga và Ukraine tiếp tục tranh cãi xoay quanh vụ rơi máy bay vận tải quân sự của Nga ở khu vực biên giới Belgorod hôm 24/1. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 74 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó bao gồm 65 tù binh Ukraine sắp được trao đổi với Kiev.
Các quan chức Ukraine hôm 25/1 không phủ nhận hay xác nhận việc bắn hạ máy bay và cho biết họ không thể xác nhận việc có các binh sĩ Ukraine trong máy bay trên hành trình tới cuộc trao đổi tù nhân.
Các cuộc đàm phán đang nóng lên giữa lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ về một thỏa thuận an ninh biên giới – được đặt ra như điều kiện để Ukraine tiếp tục được viện trợ. Ảnh: The Guardian
Video đang HOT
Andrey Kartapolov, người đứng đầu ủy ban quốc phòng Duma của Nga, nói với các nhà lập pháp hôm 25/1: “Phía Ukraine đã chính thức được cảnh báo 15 phút trước khi máy bay đi vào khu vực, họ đã được cung cấp thông tin đầy đủ.” Người phát ngôn tình báo quân sự Ukraine, Andriy Yusov, nhấn mạnh rằng Kiev chưa nhận được yêu cầu bằng văn bản hoặc bằng lời từ Nga về việc đảm bảo không phận xung quanh khu vực Belgorod, và hai máy bay vận tải quân sự khác của Nga, một chiếc An-26 và một chiếc An-72, cũng đồng thời ở trong không phận thời điểm đó.
Truyền thông nhà nước Nga cho biết các hộp đen của chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76 của Nga bị rơi gần biên giới Ukraine hôm 24/1 đã được chuyển đến một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Moscow để phân tích. Họ cho biết các chuyên gia đã bắt đầu công việc khôi phục dữ liệu chuyến bay từ các hộp đen.
Liên quan đến vụ việc, Ukraine cho biết Moscow đã tạo ra “mối đe dọa có chủ ý đối với tính mạng và sự an toàn” của các tù nhân chiến tranh, khi không cảnh báo Kiev giảm xung đột không phận trước cuộc trao đổi.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi làm rõ về vụ tai nạn, cáo buộc Moscow “đùa giỡn với mạng sống của các tù nhân chiến tranh Ukraine”.
Trong diễn biến liên quan, các cuộc đàm phán đang nóng lên giữa lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ về một thỏa thuận an ninh biên giới – được đặt ra như điều kiện để Ukraine tiếp tục nhận viện trợ.
“Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng và phải nỗ lực hết sức để hoàn thành việc này. Nhưng nếu không thể đạt được điều đó, thì chúng tôi sẽ chuyển sang kế hoạch B”, thượng nghị sĩ John Thune, đảng viên Cộng hòa khẳng định với các phóng viên hôm 25/1.
Việc không đạt được thỏa thuận dự kiến sẽ có tác động toàn cầu, với việc Lầu Năm Góc cảnh báo rằng binh sĩ Ukraine ở tuyến đầu trong cuộc chiến tranh khốc liệt với Nga có nguy cơ hết đạn dược. Lãnh đạo đa số Thượng viện, Chuck Schumer, đã nói rằng “tương lai của cuộc chiến ở Ukraine” và “an ninh của nền dân chủ phương Tây” phụ thuộc vào việc Quốc hội đạt được thỏa thuận hay không.
Punchbowl News đưa tin, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã khẳng định với các đảng viên Cộng hòa trong một cuộc họp riêng rằng thời gian và ý chí chính trị để thông qua một thỏa thuận biên giới giữa hai đảng sắp hết, và rằng đảng Cộng hòa không nên làm suy yếu ý định tập trung chiến dịch tranh cử của ông Trump vào vấn đề nhập cư.
Pháp gửi 40 tên lửa tầm xa và hàng trăm quả bom sang Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chuyển giao hơn 40 tên lửa tầm xa SCALP và "vài trăm quả bom" để Ukraine sử dụng trong xung đột với Nga.
Reuters hôm nay (17/1) dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo ông sẽ thăm thủ đô Kiev của Ukraine trong tháng 2/2024 và xác nhận Paris đang cùng Kiev xây dựng một thỏa thuận an ninh song phương, dự kiến công bố ngay trong chuyến công du sắp tới.
Tên lửa SCALP được gắn dưới cánh tiêm kích Ukraine. Ảnh: BQP Ukraine
Ông Macron cũng tuyên bố Pháp sẽ chuyển giao hơn 40 tên lửa hành trình tầm xa SCALP và "hàng trăm quả bom" chưa rõ chủng loại cho quân đội Ukraine. Theo Tổng thống Pháp, châu Âu phải hành động mạnh mẽ để "ngăn Nga chiến thắng".
SCALP có tên gọi khác là Storm Shadow, do Anh và Pháp phối hợp phát triển, có tầm bắn hơn 250km. Pháp và Anh từ năm ngoái chuyển giao lượng đáng kể tên lửa loại này cho Ukraine, buộc Moscow tăng cường lưới phòng không và bố trí lại lực lượng ở nhiều khu vực dọc chiến tuyến.
Nga chưa bình luận về tuyên bố mới nhất của Tổng thống Macron. Bộ Ngoại giao Nga năm ngoái khẳng định việc Pháp chuyển giao tên lửa tầm xa cho Kiev chỉ khiến căng thẳng leo thang.
Theo Reuters, quyết định tăng cường viện trợ vũ khí của Pháp cho Ukraine được đưa ra trong bối cảnh nguồn hỗ trợ dành cho Kiev của Mỹ cạn kiệt do lưỡng viện Quốc hội Mỹ chưa thể thống nhất về gói viện trợ trị giá hơn 60 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đề xuất năm ngoái.
Trong cuộc phỏng vấn với ABCNews, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 16/1 mô tả "thời gian không còn nhiều" để Mỹ thông qua gói viện trợ Ukraine. "Nếu hết vũ khí, chúng tôi có thể chiến đấu bằng xẻng", ông Kuleba nói.
Ấn Độ tìm thấy máy bay quân sự mất tích sau 7 năm Mảnh vỡ máy bay vận tải quân sự An-32 của Không quân Ấn Độ bị mất tích trên vịnh Bengal vào năm 2016 mới được phát hiện nằm sâu dưới đáy biển. Theo thông cáo báo chí của chính phủ Ấn Độ hôm 12/1, hình ảnh các mảnh vỡ của chiếc máy bay An-32 được phát hiện nằm dưới đáy biển sâu và...