Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự
Biển Baltic trở thành bãi thải vũ khí sau Thế chiến II và các cuộc tập trận quân sự gần đây ở đó có thể đã vô tình kích nổ một quả bom cũ.
Đáy biển Baltic rải rác đẩy vũ khí, đạn dược từ thời Thế chiến thứ II. Ảnh: Asiatimes
Vào ngày 27/9, hai vụ nổ đã làm hư hại nghiêm trọng các đường ống khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2 của Nga gần đảo Bornholm của Đan Mạch, làm dấy lên những nghi ngờ về khả năng phá hoại.
Hai vết nứt khác trong đường ống, một đoạn về phía bắc trong Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Thụy Điển, sau đó được xác định nhưng không có vụ nổ nào được ghi nhận. Theo các nguồn tin dẫn lời giới chức Đan Mạch, mỗi vụ nổ tương đương với 500 kg thuốc nổ TNT, tương đương kích cỡ của loại thủy lôi chống tàu rất lớn.
Không chỉ Hải quân Mỹ (cùng với các đồng minh NATO) mà cả Hải quân Nga cũng tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở Biển Baltic và nhiều người tin rằng người Nga hoặc người Mỹ phải chịu trách nhiệm cho hai vụ nổ. Hai bên đã đổ lỗi cho nhau nhưng đều không có bằng chứng xác thực hoặc đáng tin cậy.
Tuy nhiên, không được nhắc tới trong những đồn đoán về nguyên nhân vụ nổ là bối cảnh đáy biển Baltic, nơi chứa đầy những quả đạn pháo, thủy lôi và các vũ khí hóa học bao gồm cả khí độc thần kinh Tabun. Theo một thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Potsdam vào năm 1945, Anh và Liên Xô đã đổ thải gần 69.000 tấn vũ khí hóa học của Đức xuống biển Baltic trong thời kỳ 1947-1948. Lần đổ thải thứ hai ở cùng khu vực diễn ra vào năm 1959.
Hơn nữa, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, Đức đã gài khoảng 80.000 quả thủy lôi ở biển Baltic, bao gồm cả xung quanh đảo Bornholm. Ngoài ra có cả thủy lôi neo của Nga trong cùng khu vực.
Các khu vực nghi ngờ có bãi thải vũ khí và đạn dược ở ven biển Baltic của Đức. Bản đồ: Coastal Wiki
Tới nay, đã có gần 200 quả thủy lôi phát nổ trên biển. Các vũ khí hóa học trước khi thải loại đã được tháo ngòi nổ, nhưng những loại bom đạn khác thì có thể chưa được loại bỏ ngòi nổ. Ngoài ra nhiều thủy lôi neo cố định vẫn còn hoạt động.
Chưa hết, không phải tất cả các loại bom, đạn và vũ khí hóa học, bao gồm cả vũ khí khí độc thần kinh, vẫn ở nguyên nơi chúng được vứt bỏ và một số đã được thả không đúng khu vực chỉ định.
Video đang HOT
Khi người Anh đổ đạn dược xuống Biển Bắc, họ đã bọc nó trong những con tàu cũ rồi đánh chìm để ngăn vũ khí trôi ra biển. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm ở Biển Baltic.
Một số vũ khí thải loại đã dạt vào bờ biển và các dấu hiệu nhiễm độc hóa học được phát hiện ở Ba Lan và các nơi khác. Ba ngư dân Hà Lan đã thiệt mạng khi họ đưa một quả thủy lôi mắc lưới lên tàu và nó phát nổ.
Các kỹ sư chịu trách nhiệm thiết kế đường ống Nord Stream vào năm 2005 đã nắm được tình trạng chất thải vũ khí dưới đáy biển, mặc dù tất cả các vị trí bãi thải chính xác không được nắm rõ. Một nghiên cứu hoàn thành trước Nord Stream 1 đã phát hiện bom khí mù tạt của Đức nằm cách tuyến đường ống này chỉ 17 mét và ngòi nổ cho một quả bom hóa học nằm cách 16 mét.
Một nỗ lực tối đa đã được thực hiện để tránh đặt đường ống vào các vị trí đổ thải vũ khí đã biết đến. Cuối cùng, Nord Stream 1 được hoàn thành vào năm 2011 trong khi Nord Stream 2 hoàn thành năm 2021 theo cùng một tuyến đường quanh Đảo Bornholm.
Khu vực bãi thải vũ khí và những vùng khuyến cáo rủi ro với tác nhân hóa học. Ảnh: Coastal Wiki
Bản thân đảo Bornholm cũng có một trường bắn và là nơi diễn ra các cuộc tập trận quân sự. Tháng 5 năm ngoái, các thành viên Vệ binh Quốc gia bang Colorado (Mỹ) đã hợp tác với Không quân Mỹ và đối tác quốc tế để tiến hành một cuộc không kích mô phỏng trong cuộc tập trận với Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động M142 (HIMARS), đánh dấu lần đầu tiên HIMARS được triển khai đến Đan Mạch.
Vào tháng 8 và đầu tháng 9 năm nay, Thủy quân lục chiến Mỹ, dẫn đầu là Nhóm tàu đổ bộ USS Kearsarge, đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Baltic cùng với một số đồng minh và đối tác. Các hoạt động hàng không và đường biển như vậy diễn ra liền kề với Đảo Bornholm, theo nghĩa đen là ngay phía trên các đường ống Nord Stream.
Các nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu có khả năng các hoạt động quân sự này đã gây ra những xáo trộn dưới đáy biển, khiến những quả bom đạn được chôn vùi ở đó hàng chục năm có thể phát nổ? Liệu các phương tiện không người lái dưới nước (UUV) hoặc các phương tiện khác có được sử dụng trong những cuộc tập trận quân sự gần đây không?
Trước khi xảy ra vụ nổ ngày 27/9, các tàu quân sự của Nga cũng được phát hiện ở cùng khu vực. Tên của các tàu Nga hoạt động ở đó vẫn chưa được tiết lộ, cũng như không có vị trí chính xác của chúng.
Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga ngày 20/9 đưa tin rằng tàu hộ tống Soobrazitelny của Hạm đội Baltic đã tổ chức một cuộc tập trận với trực thăng chống tàu ngầm Ka-27PL để tìm kiếm và tiêu diệt một tàu ngầm địch giả định.
Tàu hộ tống Soobrazitelny của Nga. Ảnh: Wikipedia
Theo báo cáo, tàu hộ tống và máy bay trực thăng của Nga đã tìm kiếm tàu ngầm bằng radar và sóng sonar, đồng thời sử dụng vũ khí chống tàu ngầm trong cuộc diễn tập. Thông thường, vũ khí chống tàu ngầm là các loại vũ khí gây ra các vụ nổ mạnh gần đáy biển để cố gắng tiêu diệt một tàu ngầm đang ẩn nấp.
Tàu hộ tống Nga cũng được cho là đã được huấn luyện phá thủy lôi trôi nổi, gây nhiễu sóng vô tuyến, phóng pháo vào các mục tiêu trên biển và trên không, cũng như diễn tập khả năng sống sót trong tấn công hạt nhân, sinh học và hóa học.
Các quốc gia khác cũng đã tiến hành các cuộc tập trận trên biển Baltic. Ba Lan công bố Chiến dịch Redkin ở biển Baltic vào ngày 15/9.
Tất cả các hoạt động quân sự rầm rộ ở biển Baltic và tập trung nhiều xung quanh đảo Bornholm có thể dễ dàng gây ra các vụ nổ làm hư hại hai đường ống Nord Stream, hoặc do rung chuyển và nhiễu động biển hay một sự cố quân sự.
Các chuyên gia cho rằng, với số bom, đạn chưa nổ ở đáy biển Baltic, không nhất thiết phải cố tình làm nổ các đường ống Nord Stream để hủy hoại chúng.
Nga, Mỹ cáo buộc lẫn nhau sau vụ rò rỉ đường ống Nord Stream
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi nhất từ vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream, chứ không phải Moskva hay Liên minh châu Âu (EU).
"Câu hỏi quan trọng là liệu những gì đã xảy ra với Nord Stream có mang lại lợi ích cho Mỹ hay không? Chắc chắn là có. Các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ giờ đây có thể tăng gấp nhiều lần lượng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho châu Âu. Và theo quan điểm chính trị, sợi dây cuối cùng đảm bảo độc lập năng lượng của EU đã bị cắt đứt", đài RT (Nga) dẫn phát biểu của ông Nebenzia tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại sứ Nga cũng nói thêm rằng ngay cả khi châu Âu tăng cường mua khí đốt của Mỹ giữa cuộc khủng hoảng năng lượng, người dân ở châu lục này vẫn phải đối mặt với mùa đông lạnh giá kéo dài.
"Việc phá hủy Nord Stream có mang lại lợi ích cho các quốc gia châu Âu không? Điều này rất khó. Châu Âu chỉ càng phụ thuộc vào nhà cung cấp năng lượng với giá cao hơn và không đáng tin cậy. Tôi đang đề cập đến quốc gia là nơi đặt trụ sở Liên hợp quốc - đó là Mỹ", ông Nebenzia nói.
Nhà ngoại gia Nga chỉ ra rằng ngoại trừ các quốc gia từ lâu đã căng thẳng với Nga - như Ba Lan, Cộng hoà Séc và vùng Baltic, các nước còn lại ở châu Âu đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sau sự cố đường ống Nord Stream, đặc biệt là về kinh tế.
Ông nhấn mạnh: "Nếu chúng ta suy nghĩ một cách thấu đáo, Nga không hưởng lợi gì từ việc phá hỏng đường ống của chính mình. Chúng tôi không có lý do để tự huỷ hoại dự án mà chúng tôi đã đầu tư một số tiền lớn và nó giúp chúng tôi thu về lợi nhuận kinh tế lớn. Chính phương Tây cũng đã nói Nga hưởng lợi lớn từ xuất khẩu năng lượng, đặc biệt khi giá khí đốt gia tăng".
Theo hãng thông tấn TASS, ông Douglas Macgregor - cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump - cho rằng Mỹ và Anh có thể đứng sau các vụ nổ liên quan đến đường ống khí đốt Nord Stream. Theo cựu cố vấn của Lầu Năm Góc, quan điểm cho rằng Nga đứng sau vụ việc này là vô lý. "Nga không đứng sau sự cố này", ông nói và cho biết thêm cực kỳ khó có khả năng Đức tham gia vào sự cố này.
Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 30/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận Washington hay các nước thành viên NATO có hành động phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream. Dù vậy, ông thừa nhận sự cố này giúp Mỹ thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, cũng như là cơ hội để EU chấm dứt phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Về phần mình, Mỹ và phương Tây suy luận rằng trong số các nghi phạm đứng sau hành động phá hoại Nord Stream, Nga có khả năng thực hiện nhất bởi điều này phù hợp với ý định của Điện Kremlin nhằm cho thấy sự mong manh của nguồn cung năng lượng châu Âu. Tuy nhiên, Moskva đã chỉ trích những cáo buộc trên là "ngớ ngẩn". Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh vụ rò rỉ đường ống này là vấn đề lớn đối với Nga, đồng thời kêu gọi các bên suy nghĩ trước khi đưa ra tuyên bố và chờ kết quả điều tra.
Trước đó, hôm 26/9, nhà chức trách Đan Mạch đã phát hiện dấu vết rò rỉ trên cả hai đường ống Nord Stream, sau khi nhà điều hành đường ống địa phương báo cáo sự cố giảm áp suất đột ngột sau một loạt vụ nổ dưới biển. Cho đến nay, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn đường ống rò rỉ trong 2 tuyến đường ống này. Trong số 4 điểm rò rỉ đó, có 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều coi vụ việc là hành vi phá hoại có chủ đích. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi "hành động phá hoại chưa từng có" đối với hệ thống đường ống này là "hành động khủng bố quốc tế".
Sau vụ nổ Nord Stream, chuyên gia lo cho đường ống khí đốt Ba Lan vừa khai trương Khí đốt tự nhiên đã bắt đầu được chuyển qua một đường ống dẫn dưới biển mới giữa Na Uy và Ba Lan. Trước đó không lâu, đã xảy ra sự cố nổ các đường ống Nord Stream, khiến dư luận lo ngại về an toàn của tuyến đường ống mới này. Trạm máy nén khí Goleniow ở Budno, Ba Lan, một phần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel tuyên bố bước vào 'giai đoạn mới' ở Gaza

Thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ thu hẹp

Trung Quốc sẽ hành động như thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ?

Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước

Khám phá Hàng Châu: Từ 'Thung lũng Silicon Trung Quốc' đến Trung tâm AI đột phá

Mỹ: Thâm hụt thương mại giảm trước khi áp dụng chính sách thuế mới

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chính sách thuế của Mỹ: Quan ngại về nguy cơ mất việc làm ở nhiều nước

Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Tây Ban Nha đề xuất chi hơn 15 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế

'Ngoại giao hoa' thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Hai sân bay chuẩn bị nối lại hoạt động - Nguy cơ thảm họa kép với thiên tai và dịch bệnh tấn công cộng đồng

Israel duy trì hiện diện ở các vùng đệm trong lãnh thổ Syria
Có thể bạn quan tâm

Nóng: Phạm Thoại xin lỗi sau khi công bố kết quả kiểm toán hơn 14 tỷ tiền từ thiện
Netizen
09:36:16 04/04/2025
Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực
Du lịch
09:33:36 04/04/2025
Concert "Mùa xuân" của Phan Mạnh Quỳnh ở Hà Nội dời lịch vì quốc tang
Nhạc việt
09:28:04 04/04/2025
Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán
Nhạc quốc tế
09:24:45 04/04/2025
Ngọc Trinh quay lại đường cũ: Slay thì ít, sốc thì nhiều!
Sao việt
09:21:21 04/04/2025
Haaland lần đầu lên tiếng sau thảm họa của Man City
Sao thể thao
09:15:44 04/04/2025
Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga
Tin nổi bật
09:06:49 04/04/2025
ĐTCL mùa 14: Thăng hạng thần tốc đầu mùa với 3 đội hình dễ chơi, sức mạnh cực "khủng"
Mọt game
08:42:11 04/04/2025
Kẻ xấu lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để làm vỏ bọc phạm tội
Pháp luật
08:22:14 04/04/2025
Ca sĩ nhà YG nhận kết quả sau khi bị cảnh sát điều tra, đối mặt án tù lên đến 3 năm?
Sao châu á
08:11:15 04/04/2025