Nghỉ thai sản vẫn được trả lương, vì sao hơn 80% đàn ông nước này vẫn sợ phải ở nhà?
Do lo ngại ảnh hưởng tới sự nghiệp, đàn ông Nhật vẫn không dám nghỉ thai sản dù được hưởng lương và có chính phủ hỗ trợ.
Một đứa trẻ được cha cõng, mỉm cười hạnh phúc dạo chơi trong công viên rợp bóng lá thu vàng – đó là hình ảnh điển hình của một “ikumen” Nhật Bản, tức những người bố “ hoàn hảo”, vừa giỏi kiếm tiền, giỏi chăm con lại đẹp trai phong độ.
Chính quyền Nhật Bản đã quảng bá rộng rãi thuật ngữ này trong thập kỷ qua như một biện pháp giảm thiểu tình trạng làm việc quá giờ tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới – vốn không chỉ tước đi thời gian của những ông bố nghiện công việc dành cho gia đình, mà còn góp phần đẩy tỷ lệ sinh xuống một trong những mức thấp nhất trên thế giới.
Văn hóa làm việc đến kiệt sức tại Nhật khiến nhiều người trẻ không còn mặn mà với kết hôn hay sinh con.
Cho rằng sắp tới là “cơ hội cuối cùng để đảo ngược” tình hình, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida mới đây đã công bố một loạt chính sách, bao gồm tăng cường hỗ trợ nuôi con và cam kết nâng số lượng lao động nam nghỉ thai sản từ mức 14% hiện tại (tức hơn 80% đàn ông Nhật Bản không sử dụng quyền lợi này) lên 50% vào năm 2025 và 85% vào năm 2030.
Đàn ông Nhật Bản được hưởng 4 tuần nghỉ thai sản linh hoạt, với mức hưởng lương lên tới 80%, theo một dự luật được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào năm 2021.
Dù vậy, nhiều người Nhật vốn từ lâu đã quen với tỷ lệ sinh giảm và dân số già – tỏ ra hoài nghi về kế hoạch này.
Makoto Iwahashi, một thành viên của POSSE, liên đoàn lao động dành riêng cho những người trẻ, cho biết mặc dù kế hoạch của chính phủ là có thiện chí, nhưng vấn đề thực tế không đơn giản do nam giới Nhật Bản lo ngại rằng việc nghỉ thai sản sẽ tác động tiêu cực tới con đường thăng tiến của họ.
Mặc dù việc phân biệt đối xử với những người lao động nghỉ thai sản dù là nam hay nữ ở Nhật Bản là bất hợp pháp, Iwahashi cho biết nó vẫn tồn tại và những người lao động làm hợp đồng có thời hạn đặc biệt dễ bị tổn thương.
Chưa kể, “Một chút điều chỉnh về thời gian nghỉ thai sản sẽ không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ sinh đang giảm”, Iwahashi nói thêm.
Hisakazu Kato, giáo sư kinh tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, cho biết trong những năm qua, trong khi các công ty lớn đã chấp nhận việc nghỉ phép của cha mẹ nhiều hơn, thì các doanh nghiệp nhỏ hơn chưa sẵn sàng bằng.
Ông nói: “Các công ty nhỏ sợ rằng họ sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công do nghỉ chăm con, và điều này gây áp lực lên những ông bố trẻ muốn nghỉ chăm con trong tương lai”.
Tại một cuộc họp báo vào tháng 3, Thủ tướng đã thừa nhận những lo ngại và cam kết sẽ xem xét cung cấp các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi tiết sẽ được công bố vào tháng 6 trong kế hoạch chính sách hàng năm của ông.
“Chạy nước rút”
Vào năm 2022, số ca sinh mới ở Nhật Bản lần đầu tiên giảm xuống dưới 800.000 kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được ghi nhận vào năm 1899, đánh dấu một xu hướng mà Chính phủ coi là ngày càng đáng báo động.
Video đang HOT
Tuần trước, Thủ tướng Kishida đã đi xa hơn khi cảnh báo rằng “6 đến 7 năm tới sẽ là cơ hội cuối cùng để đảo ngược xu hướng tỷ lệ sinh đang giảm”.
Tuy nhiên, Stuart Gietel-Basten, giáo sư chính sách công và khoa học xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cảnh báo rằng tỷ lệ sinh thấp thường là dấu hiệu của các yếu tố văn hóa cố hữu có khả năng chống lại những thay đổi chính sách. Ông nói thêm, những yếu tố như vậy có thể bao gồm từ văn hóa làm việc đến sự phân biệt giới tính.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, việc tăng thời gian nghỉ thai sản là một chính sách tốt. Nó chắc chắn sẽ mang lại cho nhiều người đàn ông (và phụ nữ) một kết quả tích cực. Tuy nhiên, trừ khi các chuẩn mực và thái độ văn hóa phổ biến thay đổi, tác động ở cấp độ vĩ mô có thể bị hạn chế”, học giả này nói.
Riki Khorana, 26 tuổi, dự định kết hôn với bạn gái vào tháng 6, cho biết chi phí sinh hoạt cao là một trong những mối quan tâm lớn nhất của anh khi lập gia đình.
Làm kỹ sư tại một trong những tập đoàn lớn nhất Nhật Bản ở trung tâm Tokyo, anh tự nhận mình là người có thu nhập tương đối cao, tuy nhiên anh hiện vẫn đang sống cùng bố mẹ ở Yokohama, thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản ở phía nam Tokyo.
Sau khi kết hôn, anh dự định sẽ ở riêng nhưng vẫn phải tìm nhà tại Yokohama do giá thuê nhà ở Tokyo quá cao.
Khorana cho biết anh đã lên kế hoạch sinh 2 con nhưng nếu có những chính sách hiệu quả hơn từ phía Chính phủ thì anh sẽ cân nhắc thêm.
“Đối với tôi, tôi cảm thấy mình không thể có nhiều hơn hai đứa con” anh nói. “Có những người kém vững mạnh hơn về tài chính nghĩ rằng họ không thể có nhiều hơn một đứa con”.
Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản – số trẻ trung bình mà phụ nữ sinh ra trong độ tuổi sinh sản – đã giảm xuống còn 1,3, thấp hơn nhiều so với mức 2,1 cần thiết để duy trì dân số ổn định.
Trong những năm qua, các chuyên gia cũng chỉ ra tâm lý bi quan phổ biến trong giới trẻ, lý do vì áp lực công việc và kinh tế trì trệ nên ít tin tưởng vào tương lai.
Mới đây, Thủ tướng Kishida cho biết ông đã lên kế hoạch cải cách thị trường việc làm nhằm tăng lương và hỗ trợ kinh tế cho lao động trẻ. Ông cũng cam kết sẽ có các biện pháp hỗ trợ người lao động tự do và các khoản trợ cấp bổ sung để hỗ trợ nuôi con, giáo dục và nhà ở.
Giáo sư kinh tế Kato cảm thấy các chính sách mới dường như chưa đủ để giải quyết các vấn đề nhân khẩu học của đất nước. Nhưng ít nhất, chúng có thể cải thiện chính sách gia đình và bình đẳng giới tại Nhật Bản, giáo sư cho biết.
Người yêu cũ bế một đứa trẻ đến dự đám cưới, chú rể bàng hoàng rồi bật khóc đầy đau khổ
Bước vào lễ đường, cô nhìn thấy bạn trai cũ đang rạng rỡ nụ cười cùng với cô dâu bên cạnh.
Nhưng sau đó, nụ cười ấy chợt tắt lịm khi anh nhìn thấy cô bế trên tay một đứa trẻ.
Vương Tường và Tiểu Hoa là một cặp đôi hoàn hảo trong trường với thành tích ấn tượng và ngoại hình xứng đôi. Họ duy trì tình yêu ấy đến khi cả 2 tốt nghiệp đại học.
Sau khi ra trường 1 năm, Tiểu Hoa đi làm một công ty lớn, công việc của Vương Tường cũng ổn định nên bố mẹ cô mong muốn con gái mình lấy chồng sớm.
Thế nhưng Vương Tường luôn viện cớ sự nghiệp chưa ổn định, chưa đủ cho cô cuộc sống tốt nhất nên cả 2 đã chia tay nhau sau nhiều lần cãi nhau.
Sau đó, gia đình Tiểu Hoa giới thiệu cho cô một người đàn ông. Cô miễn cưỡng hẹn hò thử với người này được 2 tháng thì chia tay. Còn Vương Tường thì đồng ý quen cô gái đã thích mình từ lâu sau khi nghe phong phanh về việc Tiểu Hoa hẹn hò với người đàn ông khác.
Một thời gian tìm hiểu, Vương Tường quyết định kết hôn. Anh cũng gửi lời mời đến Tiểu Hoa. Nhận được lời mời, cô không ngừng khóc.
Người yêu cũ bế con đến lễ đường khiến chú rể bật khóc. Ảnh minh họa: shutterstock
Đi đám cưới người đàn ông mà cô đã dành cả tuổi thanh xuân đẹp nhất, Tiểu Hoa đau đớn và bất lực. Dẫu vậy, cô "nuốt nước mắt vào trong", trang điểm lộng lẫy và mang một "món quà" đến đám cưới.
Bước vào lễ đường, Tiểu Hoa thấy Vương Tường đang cười rạng rỡ bên cô dâu. Nhưng sau đó, nụ cười ấy chợt tắt lịm khi anh nhìn thấy cô bế trên tay một đứa trẻ. Nhìn đứa bé, anh như thấy bản sao của chính mình. Lúc này, mẹ của anh vội tới xem sự tình thì giật mình không thốt nổi thành lời.
Thì ra, Tiểu Hoa và anh chàng mai mối kia đã chia tay vì cô phát hiện ra mình có thai. Cô vẫn yêu Vương Tường và thầm mong anh quay lại nhưng niềm hy vọng ấy tan tành khi nghe tin anh đã quen người khác.
Cô vẫn hy vọng con trai mình có bố nhưng không dám gọi cho anh mà âm thầm sinh con một mình. Cha mẹ nhiều lần thuyết phục cô gửi đứa trẻ đến trại mồ côi, nhưng bản năng người mẹ không cho phép cô làm như vậy.
Biết sự thật, Vương Tường bật khóc đầy đau khổ. Anh tự trách bản thân đã bỏ 2 mẹ con cô. Lúc này, mọi người đều bàng hoàng trước sự việc bất ngờ, còn cô dâu như chết trân tại chỗ, nước mắt đầm đìa đòi hủy hôn.
Xót xa thay, chú rể lúc này lại chẳng muốn níu kéo cô, anh còn bận ôm đứa con của mình trên tay. Đám cưới trong phút chốc trở thành màn hội tụ bất đắc dĩ của chú rể và cô dâu bỗng nhiên thành người thừa.
Dấu hiệu bạn chưa quên người yêu cũ, đừng nên tiến tới mối quan hệ mới nếu chưa sẵn sàng
1. Vẫn còn cảm giác tổn thương khi nghĩ đến người yêu cũ
Nếu bạn còn cảm thấy bị tổn thương hoặc tức giận, nghĩa là bạn vẫn chưa quên người yêu cũ. Vượt qua một cuộc chia tay không phải là chuyện có thể làm được trong một hai ngày mà cần có thời gian để bình ổn, chữa lành và thực sự chấm dứt những cảm giác thương tiếc, giận dữ khi một mối quan hệ kết thúc.
Kathleen Dahlen deVos, nhà trị liệu tâm lý ở San Francisco cho biết: "Giai đoạn đầu, bạn đừng chống lại cảm xúc mà hãy cứ đón nhận mọi buồn bã, thất vọng, nỗi đau vì bị từ chối, oán giận. Đừng vội làm bạn với người yêu cũ lúc này, mà hãy tập trung xử lý mọi cảm giác chưa được giải quyết trong lòng bạn. Hãy thử tìm kiếm sự hỗ trợ của một nhà trị liệu hoặc bày tỏ với một người bạn đáng tin cậy, hoặc viết nhật ký để giải phóng và làm rõ suy nghĩ và cảm xúc của bạn".
Bạn thường chìm vào giấc ngủ khi hai hàng nước mắt chảy dài xuống hai bên gò má là dấu hiệu bạn chưa quên người yêu cũ.Ảnh minh họa: shutterstock
2. Khóc cho đến khi ngủ thiếp đi khi nghĩ đến người yêu cũ
Không có lý do thực sự rõ ràng nhưng bạn vẫn thấy nước mắt của mình rơi hàng đêm và khó có thể kiểm soát. Bạn thường chìm vào giấc ngủ khi hai hàng nước mắt chảy dài xuống hai bên gò má. Đây có thể là dấu hiệu bạn chưa thể nguôi ngoai về mối tình đã qua và cảm thấy mệt mỏi khi bước vào thế giới hẹn hò mới.
3. Né tránh việc nhắc tới người yêu cũ
Nếu bạn khó nói về người yêu cũ của mình, hoặc khi ai đó nhắc đến cái tên quen thuộc kia, bạn cảm thấy ngập ngừng, tâm trạng bứt bối, thậm chí bật khóc thì đó chính là dấu hiệu bạn chưa sẵn sàng trở thành bạn bè.
Tina Tessina, nhà trị liệu tâm lý có trụ sở tại Nam California cho biết: "Có thể bạn đang trốn tránh cảm xúc và nỗi buồn của mình, hoặc có thể bạn vẫn bị ám ảnh bởi người yêu cũ của mình".
4. Chán nản mỗi khi thức dậy chứng tỏ bạn vẫn chưa quên người yêu cũ
Buổi sáng thức dậy, bạn thấy mình không có hứng thú ngay cả khi bạn đã trải qua một giấc ngủ sâu. Bạn thấy xung quanh thật chán nản, chỉ muốn ngủ vùi để không phải nghĩ ngợi, đau lòng vì những điều đã qua.
5. Ghen tức khi tưởng tượng người yêu cũ quen người mới
Bạn bè thực sự sẽ chia sẻ mọi sự kiện diễn ra trong đời sống, ủng hộ và vui mừng cho họ kể cả khi họ quen người khác. Nếu việc người yêu cũ bắt đầu mối quan hệ mới khiến người bạn sục sôi, thì chớ dại gì làm bạn với người yêu cũ.
"Nếu làm bạn với người yêu cũ lúc này sẽ chỉ gây đau đớn cho bạn. Vì tình bạn có nghĩa là hỗ trợ nhau trong những thử thách và khổ nạn của cuộc sống, chung vui với họ trong những khoảnh khắc hạnh phúc và sung sướng, thế nên nếu không thể, bạn tốt nhất nên tự bảo vệ bản thân mình trước", deVos nói.
6. Không ngừng nghĩ về người yêu cũ
Bạn và người cũ đã chia tay nhau được một thời gian. Tuy nhiên trong suy nghĩ của bạn thường xuyên nghĩ về người cũ và bạn không tài nào để những ý niệm về người yêu cũ ngừng "chảy" vào tâm trí mình.
Ngay cả những lúc bận rộn, bạn dồn tâm trí vào công việc khác thì những suy nghĩ đó vẫn ập đến và bạn lại tự hỏi lúc này, người cũ của mình đang làm gì và liệu anh ấy có đang nhớ bạn như bạn đang nghĩ về anh ấy.
Ngay cả những lúc bận rộn, bạn dồn tâm trí vào công việc khác thì bạn vẫn nhớ người yêu cũ .Ảnh minh họa: shutterstock
7. Bạn mơ về việc cả hai quay lại với nhau
Hãy thành thật hỏi xem tại sao bạn muốn làm bạn với người yêu cũ. Trong thâm tâm, bạn có nuôi hy vọng rằng hai người có thể hòa giải không? Nếu vậy, tình bạn có lẽ không phải là bước đi đúng đắn, ít nhất là không phải bây giờ.
Anna Poss, một nhà trị liệu ở Chicago cho biết: "Nếu bạn muốn quay lại, thì đó không thể là lí do lành mạnh để bắt đầu tình bạn với người yêu cũ. Tình bạn này sẽ chỉ khiến bạn có nguy cơ bị tổn thương thêm về tình cảm. Có thể bạn đang nghĩ rằng nếu chúng tôi bắt đầu đi chơi với nhau lần nữa, anh ta sẽ hối hận vì đã chia tay hoặc biết đâu có thể tìm lại những cảm giác đã đánh mất. Vấn đề là những kì vọng đó có thể gây đau đớn cho đôi bên. Người yêu cũ sẽ khiến chúng ta thất vọng, và chúng ta sẽ phải tức giận, tổn thương và làm tổn thương chính "người bạn" bất đắc dĩ kia. "
8. Bí mật theo dõi các hoạt động trực tuyến của người cũ
Cho dù đó là Facebook hay Twitter, bằng mọi cách, bạn dò tìm và vẫn theo dõi từng hoạt động của người cũ. Để có thể kết nối với anh ấy, bạn có thể lập một tài khoản mạo danh. Sau đó hàng ngày im lặng mong ngóng, dõi theo từng động thái của anh ấy.
Chỉ kết hôn khi "chân ái" xuất hiện Ở tuổi ngoài 30, sau nhiều lần thất bại trong chuyện tình cảm, Tâm quyết định tận hưởng cuộc sống "độc thân rực rỡ", chờ "chân ái" xuất hiện mới kết hôn. Ảnh mang tính minh họa - JCOMP Tại sao cứ đến tuổi là phải lấy chồng? Cả trăm lần Tâm hỏi mẹ câu này, mỗi khi bị bà giục "lấy chồng",...