Nghị sĩ Ukraine: Phương Tây lợi dụng chúng tôi để dồn ép Nga
Nghị sĩ Quốc hội Ukraine ( Verkhovna Rada) Evgeny Murayev nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhắm vào Nga là hoàn toàn “vô dụng” và Mỹ không xem Kiev là đối tác chính thức mà chỉ là một công cụ để gây áp lực lên Nga.
Chân dung nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) Evgeny Murayev
Phát biểu trên kênh truyền hình 112 Ukraine, ông Evgeny Murayev nói rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea “không gây ra bất cứ thiệt hại cụ thể nào” cho nền kinh tế Nga.
Ngoài ra, ông Murayev cũng bày tỏ sự hối tiếc rằng, Mỹ đã không xem Ukraine là đối tác chính thức mà chỉ là công cụ để gây áp lực lên Nga.
“Chúng tôi được sử dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề địa chính trị của họ. Chúng tôi đang ở vị trí mà họ sử dụng để tạo thêm áp lực lên Nga. Điều đó không giải quyết được các vấn đề của chúng tôi nhưng lại phục vụ cho các lợi ích của họ”, nghị sĩ Ukraine chia sẻ.
Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây đã xấu đi đáng kể do tình hình Ukraine và vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp có cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến vào lúc 13h15 theo giờ Moscow (17h15 giờ Hà Nội) ngày 16.7, tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Helsinki của Phần Lan. Chương trình nghị sự của 2 nhà lãnh đạo được cho là có thể bàn về Ukraine và Crimea.
Theo Danviet
Video đang HOT
Putin ra sức giảng hòa với phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5.6 lên tiếng đề nghị phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga và nhấn mạnh rằng, điều đó có lợi cho tất cả các bên.
Trừng phạt gây tổn hại cho tất cả
Phát biểu khi đang ở thăm nước Áo, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga là "gây tổn hại cho tất cả các bên" và nếu chúng được dỡ bỏ thì "mọi người đều có lợi".
"Mọi người được lợi khi trừng phạt được dỡ bỏ, chúng tôi cũng vậy", ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin trò chuyện với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz
Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định rằng, nước ông đã đảm bảo tăng trưởng ổn định bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ được áp đặt lần đầu tiên vào năm 2014 sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Trước chuyến thăm Áo, Tổng thống Putin cũng đã có tuyên bố xoa dịu châu Âu rằng, Moscow không cố tìm cách chia rẽ khối. Nhà lãnh đạo Nga bày tỏ mong muốn EU "đoàn kết và thịnh vượng" đồng thời khẳng định EU là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng nhất của Nga".
Về phần mình, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nhấn mạnh, Nga và Áo vẫn tiếp tục hợp tác ngay cả trong những giai đoạn khó khăn. Ông nêu rõ hợp tác tốt hơn là đối đầu và nước ông muốn đóng vai trò cầu nối cho Moscow và phương Tây.
Putin bất ngờ buông lời khen Trump "dũng cảm, chín chắn"
Tuy nhiên, Thủ tướng Áo nhấn mạnh nước ông sẽ không phá vỡ các nguyên tắc của EU trong vấn đề trừng phạt và sẽ tiếp tục duy trì các quyết định của khối khi nước này đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên EU nhiệm kỳ 6 tháng bắt đầu từ ngày 1.7 tới.
Ông Kurz cũng nhấn mạnh thêm rằng tình hình ở phía đông Ukraine phải được cải thiện trước khi lệnh trừng phạt Nga có thể được dỡ bỏ.
Châu Âu chia rẽ vì Nga
EU cùng Mỹ và nhiều nước phương Tây bắt đầu áp đặt trừng phạt Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine vào tháng 3.2014. Các biện pháp trừng phạt chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực đặc thù của Nga như năng lượng, quốc phòng và tài chính.
Phía Nga cũng đáp trả bằng việc thiết lập lệnh cấm vận đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến của châu Âu. Các biện pháp trừng phạt lẫn nhau này đều gây thiệt hại kinh tế cho cả Nga và các nước EU.
Mới đây, chính phủ mới của Ý đã công khai kêu gọi xem xét lại các biện pháp trừng phạt của EU nhắm vào Moscow, bắt đầu từ các biện pháp "đe dọa xã hội dân sự ở Nga".
Hiện hai đảng dân túy cầm quyền ở Ý (Phong trào 5 sao và Liên đoàn) đều ủng hộ thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Moscow. Tân Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho biết chính phủ của ông ủng hộ việc mở cửa đối với Nga - một đối tác quan trọng của các doanh nghiệp Ý.
Trong khi đó, tại Áo, Đảng Tự do cựu hữu (FP) được cho là có mối quan hệ gần gũi với Đảng Nước Nga Thống nhất. Hai đảng này có một thỏa thuận hợp tác chung nhưng FP bác bỏ cáo buộc họ nhận tiền từ Moscow.
FP - hiện giữ một số vị trí quan trọng trong chính phủ Áo hiện nay khi nắm được Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng - nhấn mạnh rằng, họ muốn EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Nga.
Không như hầu hết các chính phủ EU khác, Áo không triệu hồi các nhà ngoại giao nước này khỏi Nga vì vụ đầu độc bố con cựu điệp viên Skipal trên đất Anh.
Áo, Ý và một số nước EU khác phụ thuộc đáng kể vào Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên.
Theo Danviet
Lính Ukraine đóng giả đặc nhiệm SEAL Mỹ dọa quân ly khai Binh sĩ Ukraine mặc trang phục, treo cờ đặc nhiệm Mỹ nhằm răn đe lực lượng ly khai ở miền đông nước này. Binh sĩ Ukraine tại một trung tâm huấn luyện. Ảnh: Daily Signal. Trong một nỗ lực gây chiến tranh tâm lý với lực lượng ly khai ở miền đông, các binh sĩ Ukraine gần đây thường xuyên đóng giả làm...