Nghị sĩ Nga nói nền dân chủ Mỹ ‘què quặt’
Quan chức Nga nói bạo loạn ở Đồi Capitol là bằng chứng cho thấy sự suy tàn của Mỹ và nền dân chủ “què quặt cả hai chân”.
Dưới các tiêu đề “Tràn vào Đồi Capitol” và “Hỗn loạn ở Washington”, truyền hình nhà nước Nga hôm nay phát sóng cảnh đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump phá rào chắn và tràn vào tòa nhà quốc hội, trong khi lực lượng an ninh bắn hơi cay và cảnh sát chĩa súng vào người biểu tình.
“Bên thua có quá đủ cơ sở để cáo buộc bên thắng có hành vi gian lận. Rõ ràng nền dân chủ Mỹ đang què quặt cả hai chân”, Konstantin Kosachyov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, viết trên Facebook. “Sự ca tụng dân chủ đã kết thúc. Thật không may, nó đã chạm đáy, và tôi nói điều này mà không chút hả hê nào”.
Người biểu tình cố xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington hôm 6/1. Ảnh: AFP .
Nga từ lâu phản đối những chỉ trích của Mỹ về tình trạng dân chủ Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, cáo buộc Washington “đạo đức giả và trịch thượng”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết việc những người ủng hộ Trump xông vào Đồi Capitol là “chuyện nội bộ của Mỹ”, nhưng điều đó thuộc về thể chế của Washington.
“Thể chế bầu cử ở Mỹ rất cổ xưa, không phù hợp với các tiêu chuẩn dân chủ hiện đại, tạo cơ hội cho nhiều vi phạm và truyền thông Mỹ trở thành công cụ đấu tranh chính trị”, bà Zakharova nói. “Đây phần lớn là lý do cho sự chia rẽ trong xã hội hiện nay ở Mỹ”.
“Mỹ bây giờ chắc chắn không thể áp đặt tiêu chuẩn bầu cử lên các nước khác và tuyên bố là ‘ngọn hải đăng của nền dân chủ’ thế giới”, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Leonid Slutsky, cho hay.
Theo nghị sĩ này, Washington đang hứng chịu hậu quả sau khi thúc đẩy “cách mạng màu” trên khắp thế giới, như các cuộc nổi dậy ở Ukraine, Gruzia và phong trào biểu tình gần đây ở Belarus.
“Quả báo cách mạng màu đang quay lại nước Mỹ. Tất cả những điều này có nguy cơ biến thành một cuộc khủng hoảng trong hệ thống quyền lực của Mỹ”, Slutsky nói.
Anton Gorelkin, một nghị sĩ thuộc ủy ban viễn thông Hạ viện, ca ngợi Twitter và Facebook vì đã tạm khóa tài khoản của Trump, nói rằng điều đó cho thấy sự cần thiết phải kiểm soát mạng xã hội tốt hơn.
“Mạng xã hội phải hoạt động theo những quy tắc nghiêm ngặt trong khuôn khổ pháp luật. Bởi quyền tự do thông tin tuyệt đối đang trở thành vũ khí trong tay những kẻ cực đoan”, ông đăng trên kênh Telegram.
Cuộc họp lưỡng viện quốc hội Mỹ là một thủ tục mang tính hình thức được quy định trong Hiến pháp Mỹ để xác nhận phiếu đại cử tri do các bang gửi lên. Ngay khi phiên họp vừa khai mạc vào trưa 6/1, tình hình rơi vào hỗn loạn bởi đám đông hàng trăm người ủng hộ Trump xông vào tòa nhà quốc hội, đập phá đồ đạc, buộc lực lượng bảo vệ phải nổ súng khiến một người chết. Ba người nữa cũng thiệt mạng trong biến cố này, trong khi hơn 50 người bị bắt.
Quốc hội Mỹ sau đó họp lại, chứng nhận chiến thắng của Joe Biden với 306 phiếu đại cử tri. Trump sau đó tuyên bố sẽ “chuyển giao có trật tự” cho Biden.
Thủ tướng Đức nói Trump 'có lỗi' vụ bạo loạn ở quốc hội
Merkel cho biết bà "rất tức giận và đau buồn" trước việc người ủng hộ Trump tràn vào quốc hội và nói Tổng thống Mỹ có phần trách nhiệm.
"Tôi vô cùng lấy làm tiếc rằng Tổng thống Trump đã không thừa nhận thất bại từ tháng 11 và một lần nữa vào hôm qua", Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay cho hay. "Những nghi ngờ về kết quả bầu cử trở nên chồng chất và tạo bầu không khí khiến các sự kiện đêm qua có thể xảy ra".
Thủ tướng Đức cũng cho rằng "hàng triệu người ngưỡng mộ truyền thống dân chủ của Mỹ" đều chịu cú sốc như bà, đồng thời hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cũng như "nhiều phản ứng từ lưỡng đảng Mỹ" vì đã trấn an bà "rằng nền dân chủ này sẽ chứng tỏ mạnh hơn nhiều so với những kẻ tấn công và bạo loạn".
Người ủng hộ Trump tập trung bên ngoài Đồi Capitol, thủ đô Washington hôm 6/1. Ảnh: AFP .
Bà Merkel buồn rầu về những tổn thất "bi thảm" trong cảnh hỗn loạn, nhưng nói việc các nghị sĩ tiếp tục họp trong đêm để chứng nhận chiến thắng của Biden là "dấu hiệu của hy vọng".
"Bây giờ rõ ràng với sự xác nhận chiến thắng của Joe Biden và Kamala Harris, nước Mỹ sẽ mở ra một chương mới cho nền dân chủ của mình. Điều đó có nghĩa các lực lượng dân chủ đã thắng, đó là điều mà tôi luôn biết và mong đợi về nước Mỹ", bà nói thêm.
Tuy nhiên, bà cảnh báo những hình ảnh "đáng lo ngại" từ Đồi Capitol sẽ được nhìn thấy "ở những nơi khác trên thế giới". "Điều quan trọng là phe dân chủ đã thắng thế", Thủ tướng Đức cho hay.
Cuộc họp chứng nhận kết quả bầu cử tại quốc hội Mỹ hôm 6/1 đã trở nên hỗn loạn sau khi hàng trăm người ủng hộ Trump tràn vào nghị trường, khiến các nghị sĩ phải sơ tán. Bạo loạn khiến 4 người thiệt mạng và hàng chục người bị bắt.
Lực lượng an ninh sau đó lập lại trật tự ở quốc hội, giúp các nghị sĩ tiếp tục cuộc họp và chứng nhận chiến thắng của Biden. Trump sau đó cũng ra tuyên bố cho biết ông sẽ chuyển giao "có trật tự" cho Biden vào ngày 20/1.
Nghị sĩ Mỹ tự chế vũ khí đối phó người biểu tình Nhiều nghị sĩ phá bàn ghế làm gậy gộc, trong khi một cựu biệt kích phòng thân bằng chiếc bút mang theo khi người biểu tình xông vào Đồi Capitol. Bạo lực đã nổ ra bên ngoài Đồi Capitol lúc 14h15 ngày 6/1, khi các nghị sĩ quốc hội Mỹ kiểm phiếu đại cử tri để xác nhận kết quả bầu cử tổng...