Nghị sĩ Mỹ nghi Trung Quốc đánh cắp bí mật từ việc thu giữ tàu lặn
Thượng nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ John McCain cho rằng Trung Quốc có thể sẽ nghiên cứu tàu lặn không người lái (UUV) thu giữ của Mỹ trên Biển Đông để lấy cắp thông tin bí mật về công nghệ của Hải quân Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain (Ảnh: Getty)
“Người Trung Quốc có khả năng để thực hiện cái gọi là đánh cắp kỹ thuật của đối phương. Khi có trong tay tàu lặn không người lái, họ có thể khai thác tất cả các thông tin kỹ thuật, và một vài thông tin trong số này rất giá trị”, Chicago Tribune dẫn lời Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nói trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN hôm qua 18/12.
Bình luận của ông McCain cho thấy vụ Trung Quốc thu giữ tàu lặn không người lái của Mỹ tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông hôm 15/12 có thể dẫn đến nhiều căng thẳng chính trị giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian tới. Trước đó, cuộc điện đàm gây tranh cãi của Tổng thống đắc cử Trump với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi đầu tháng cũng đã khiến Trung Quốc “ nóng mặt” và liên tục nhắc nhở Washington cẩn trọng trong các mối quan hệ.
Video đang HOT
Mặc dù Trung Quốc đã trấn an Mỹ rằng nước này sẽ trả lại UUV bị thu giữ, song điều đó cũng không thể xoa dịu cơn giận dữ của giới chức Mỹ, trong đó có Tổng thống đắc cử Donald Trump. Vào cuối ngày 17/12, ông Trump đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng: “Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không muốn họ trả lại tàu lặn không người lái vừa bị lấy trộm – cứ để cho họ giữ nó đi”.
Khi được hỏi về nội dung mà tân tổng thống đắc cử chia sẻ trên Twitter, giám đốc truyền thông trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Truump, nói với Fox News rằng Trung Quốc có thể sẽ trả lại Mỹ “một mớ hỗn độn kim loại và có thể là một đống dây” sau khi thu giữ UUV của Hải quân Mỹ trong vài ngày. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ McCain cho rằng hành động thu giữ UUV của Trung Quốc “là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”, đồng thời bày tỏ sự đồng thuận với những chia sẻ của Tổng thống đắc cử Trump.
Trung Quốc cho biết nước này đã liên lạc với Bộ Quốc phòng Mỹ về vụ thu giữ UUV và cam kết sẽ trả lại trong thời gian tới. Bắc Kinh cũng chỉ trích Washington vì đã thổi phồng vụ việc, khiến vụ việc trở thành tranh cãi ngoại giao căng thẳng. Theo tướng Trung Quốc về hưu Xu Guangyu, Bắc Kinh cực kỳ nhạy cảm với các tàu lặn không người lái vì chúng có thể được sử dụng để theo dõi hạm đội tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của nước này. Trong khi đó, phía Mỹ phản biện rằng hoạt động của UUV là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế do chúng chỉ nhằm phục vụ cho mục đích khảo sát môi trường biển.
(Theo Dân Trí)
Kỹ thuật viên đánh cắp dữ liệu Mossack Fonseca bị bắt
Một kỹ thuật viên vi tính chi nhánh Thụy Sĩ của Tập đoàn Mossack Fonseca đã bị bắt giữ do nghi ngờ lấy cắp một lượng lớn dữ liệu từ công ty.
Theo Reuters, văn phòng công tố tại Geneva đã xác nhận thực hiện vụ điều tra sau khi có cáo buộc từ phía Công ty luật Mossack Fonseca.
Mossack Fonseca là tâm điểm của vụ rò rỉ thông tin về các công ty trốn thuế hồi tháng 4 rồi. Công ty có trụ sở tại Panama này bị cáo buộc có dính líu đến việc thành lập các công ty nước ngoài, song luôn khẳng định không phạm pháp và cho rằng mình là nạn nhân của một vụ đột nhập dữ liệu.
Trong một tuyên bố vào hôm 15-6, Mossack Fonseca cho biết đã khiếu nại lên nhiều nơi đối với các cá nhân được cho là có liên quan đến vụ đột nhập dữ liệu.
"Chúng tôi tin rằng chính quyền các nước sẽ thực hiện đúng quy trình một cách minh bạch và hữu hiệu trong mọi trường hợp" - hãng cho biết.
Mossack Fonseca là tâm điểm của vụ rò rỉ dữ liệu về các công ty trốn thuế hồi tháng 4 rồi. Ảnh minh họa. (Nguồn: Aljazeera)
Theo tờ báo địa phương Le Temps, Mossack Fonseca đã tố cáo người này về tội ăn cắp dữ liệu, truy cập trái phép và lợi dụng trách nhiệm. Tuy nhiên, nghi phạm bị bắt giữ tại Geneva không thừa nhận sai trái, đồng thời cũng chưa có chứng cứ cho thấy người này có liên quan đến vụ rò rỉ Hồ sơ Panama.
Theo BBC, Bastian Obermayer, một trong những nhà báo Đức đầu tiên điều tra về vụ hồ sơ Panama, cho biết ông không tin người bị bắt giữ là "John Doe" -nhân vật đã rò rỉ dữ liệu ra ngoài. Trong tháng 5, "John Doe" đã tuyên bố người này không làm việc cho tổ chức gián điệp hay chính phủ nào cả và cho biết "bất bình đẳng thu nhập" là nguyên nhân người này tiết lộ dữ liệu của công ty. Một nhà báo khác là Bastian Obermayer cũng trả lời tờ Guardian: "Theo thông tin của chúng tôi, đây không phải John Doe".
Văn phòng công tố Geneva đã bắt đầu thụ lý đơn kiện của công ty vào đầu tháng 4, ngay sau khi vụ rò rỉ Hồ sơ Panama. Đội điều tra đã lục soát văn phòng của công ty và thu giữ các thiết bị máy tính, đồng thời đang tiến hành điều tra xem người này có đánh cắp dữ liệu hay không và mức độ nghiêm trọng nếu có. Đến nay, văn phòng công tố từ chối đưa ra các thông tin liên quan đến tiến trình điều tra.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Cảnh báo khói được kích hoạt trước khi máy bay Ai Cập rơi Dữ liệu chuyến bay MS804 do hệ thống chuyên dụng dưới mặt đất ghi lại cho thấy thiết bị cảnh báo khói trên máy bay được kích hoạt vài phút trước khi nó rơi ở Địa Trung Hải. CNN dẫn nguồn tin cho biết, hệ thống ACARS đã ghi lại những dấu hiệu khác thường từ chiếc A320 của hãng EgyptAir trước khi...