Nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc không thành thật về vấn đề Biển Đông
Trang unitedstatesnews.net ngày 3.12 đưa tin một số nghị sĩ quốc hội Mỹ chỉ trích Trung Quốc không thành thật trong việc cam kết không quân sự hóa các đảo và bãi đá tranh chấp ở Biển Đông.
Không ảnh chụp từ máy bay quân sự Philippines cho thấy Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây đảo phi pháp ở Trường Sa – Ảnh: Reuters
“Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục tuyên bố rằng Trung Quốc không dự định theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, nhưng nhiều chuyên gia lập luận rằng nước này đã làm thế, và các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp có thể dùng cho dân sự lẫn quân sự”, nghị sĩ Steve Chabot thuộc đảng Cộng hòa phát biểu trong một cuộc điều trần của Tiểu ban Quan hệ Đối ngoại Hạ viện nhằm thảo luận về những quyền lợi chiến lược của Mỹ ở châu Á hôm 2.12.
Chủ tịch Tiểu ban, nghị sĩ đảng Cộng hòa Matthew Salmon cũng bày tỏ lo ngại: “Tôi nghĩ họ đang ăn nói tiền hậu bất nhất”.
Video đang HOT
Trung Quốc, vốn ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, đã cấp tập xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông khiến Mỹ và các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương lo ngại.
Trong chuyến thăm Nhà Trắng mới đây, ông Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra ở Kuala Lumpur cuối tháng 11, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngang nhiên tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo phi pháp này, theo hãng tin Bloomberg.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Tòa trọng tài cho Trung Quốc cơ hội cuối để giải trình vụ kiện Biển Đông
Tòa trọng tài thường trực cho Trung Quốc cho cơ hội cuối cùng trước hạn 1.1.2016 để giải trình và phản bác về những cáo buộc của Philippines trong vụ kiện về tranh chấp ở Biển Đông.
Người biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông - Ảnh: AFP
Ngày 30.11 là ngày cuối cùng của phiên điều trần kéo dài 5 ngày để Philippines trình bày yêu cầu của mình trong vụ kiện tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Manila yêu cầu Tòa trọng tài thường trực (PCA - trụ sở thành phố The Hague, Hà Lan) của Liên Hiệp Quốc không công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và thừa nhận quyền của Manila đối với vùng biển 200 hải lý tính từ bờ biển của Philippines, theo Reuters. Phía Philippines hiện rất tự tin yêu cầu của mình sẽ được tòa xem xét và chấp thuận.
Mặc dù Trung Quốc tẩy chay vụ kiện, tòa trọng tài vẫn cho Bắc Kinh cơ hội để giải trình và phản bác các lập luận của Philippinies. Nếu đến hết thời điểm đầu năm 2016, Bắc Kinh không có ý kiến phản bác, tòa trọng tài sẽ xem xét vụ kiện dựa trên những chứng cứ của Philippines và đưa ra phán quyết, theo AFP.
"Chúng tôi xem Trung Quốc là bạn và thật đúng đắn khi duy trì tình bạn đó thông qua phiên tòa này", thông cáo của Tòa trọng tài thường trực dẫn lời Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Ferreros del Rosario phát biểu trong ngày cuối cùng của phiên điều trần.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền vô lý gần hết vùng Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" chín đoạn kéo dài từ đảo Đài Loan xuống gần vùng biển của Indonesia. Bắc Kinh tuyên bố có "quyền lịch sử" đối với vùng biển này từ thời xa xưa, tuy nhiên lại không đưa ra được bằng chứng xác đáng để chứng minh.
Trung Quốc chưa lên tiếng về cơ hội phản bác được xem là cuối cùng mà tòa đưa ra. Từ khi Philippines khởi kiện hồi năm 2013, Trung Quốc đều phản đối và chỉ trích vụ kiện, tuyên bố không công nhận phán quyết của tòa.
Tòa trọng tài chưa cho biết khi nào sẽ có phán quyết về vụ kiện, theo Reuters; trong khi AFP cho biết phán quyết sẽ có "trong năm 2016".
Minh Quang
Theo Thanhnien
Lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ thăm Mỹ để bàn chuyện Biển Đông Lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ đến Mỹ vào nửa đầu năm 2016 để họp thượng đỉnh với Tổng thống Barack Obama bàn về Biển Đông. Lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ sang Mỹ vào năm 2016 để bàn chuyện Biển Đông - Ảnh minh họa: Reuters Đại sứ Mỹ tại ASEAN, bà Nina Hachigian cho biết đây là cuộc họp quan trọng,...