Nghị sĩ Mỹ kêu gọi lập liên minh quân sự chống Trung Quốc
Một tiểu ban Hạ viện Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc và kêu gọi thành lập một “liên minh quân sự châu Á” với Nhật Bản để đối phó Bắc Kinh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Chúng ta đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Trung Quốc”, trang tin WantChinaTimes (Đài Loan) ngày 5.11 dẫn lời Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Dana Rohrabacher phát biểu trong phiên điều trần mang chủ đề “Những đe dọa về địa lý và biển đảo”.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa tại bang California này đã ví nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là “một mối đe dọa quốc tế với những chính sách nhằm thống trị khu vực, rồi cả thế giới”.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Dana Rohrabacher, bang California, Mỹ, gọi Trung Quốc là “một mối đe dọa quốc tế” – Ảnh: Reuters
Ông Rohrabacher sau đó đã đặt vấn đề về “các tuyên bố chủ quyền biển đảo mơ hồ” của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Video đang HOT
“Trung Quốc sẽ đưa ra mọi loại tuyên bố chủ quyền để giành lấy lãnh thổ của bạn, bao gồm cả đe dọa, khiêu khích, biểu tình và chính sách dùng tàu hải giám quấy nhiễu, trong khi ca cẩm trên các diễn đàn quốc tế rằng họ bị đối xử tệ”, ông Rohrabacher phát biểu tại phiên điều trần.
Nghị sĩ Mỹ cũng liên tục chỉ trích các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là “vô căn cứ”, “mơ hồ”, “bành trướng” và “quá đáng”.
Ông Rohrabacher còn nói thêm rằng quân đội Trung Quốc đang được bổ sung sức mạnh bằng “thông tin lấy cắp” từ Mỹ và kêu gọi nên thành lập “một liên minh quân sự châu Á, với lực lượng quân sự hiện đại của Mỹ làm nòng cốt”.
“Chúng ta không thể ngồi yên chịu đựng sự bành trướng của Trung Quốc, chúng ta không thể để yên cho chuyện đó, nhưng chúng ta có thể liên kết với Nhật Bản”, WantChinaTimes dẫn lời ông Rohrabacher cho hay.
“Sự hợp tác của họ có thể giúp cân bằng cán cân quyền lực và từ đó giúp duy trì hòa bình cho thế giới”, nghị sĩ Mỹ này kêu gọi.
Ông Alan Lowenthal, một nghị sĩ Mỹ khác, thậm chí còn cảnh báo rằng Mỹ cần phải trở nên “cảnh giác hơn với Trung Quốc”; nếu không, Mỹ sẽ phải lãnh “hậu quả giống như vụ khủng bố 11.9″.
Phát biểu tại phiên điều trần, ông Rick Fisher, chuyên gia phân tích cấp cao về quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ), cho biết Trung Quốc đang mua công nghệ từ các nước châu Âu để đối phó với Đài Loan.
Các thương vụ này cho phép Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự một cách nhanh chóng để Bắc Kinh có thể phát động một cuộc chiến xâm chiếm Đài Loan “có lẽ là vào đầu thập niên tới”, WantChinaTimes dẫn lời ông Fisher.
Theo TNO
Mỹ phác họa tương lai Nga-TQ-phương Tây
Kinh tế vẫn là gót chân Asin của nước Nga. Sự phụ thuộc của ngân sách Nhà nước vào các nguồn thu từ buôn bán năng lượng, những thành tích không đáng kể trong hiện đại hóa các cơ chế kinh tế và sự già hóa của lực lượng lao động sẽ là những trở ngại lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Các cuộc xung đột trong tương lai
Theo nhận định của tác giả bản báo cáo, số lượng các cuộc xung đột nội bộ đẫm máu ở một số nước có tỷ lệ dân số trẻ chiếm đa số đã giảm đáng kể trong các năm từ 1995 đến năm 2005. Trong giai đoạn dự báo (tức trong 20 năm tới) xu hướng trên sẽ giảm tại một loạt các nước Mỹ la tinh - nơi mà tuổi trung bình của dân cư bắt đầu vượt 25.
Tuy nhiên, xác suất xuất hiện các cuộc xung đột vẫn tương đối cao tại một số khu vực của hành tinh. Các nước có rủi ro cao sẽ là các nước phía nam Sahara và một số nước vùng Trung Cận Đông và Nam châu Á, tại một số các quốc đảo khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Các cuộc xung đột như vậy xuất hiện chủ yếu là do thiếu nguồn nước và đất canh tác. Những kẻ châm ngòi và là lực lựơng chủ yếu của các cuộc xung đột như vậy là giới trẻ bất mãn với vị trí xã hội của mình tại các nước đó.
Phần lớn các cuộc đối đầu vũ trang trong các nước đó sẽ mang tính chất hoạt động du kích, bao gồm cả các hành động khủng bố và hoạt động phá hoại chống chính phủ, các cuộc biểu tình của những người chống đối và hoạt động của các băng nhóm tội phạm và phá hoại ngầm. Sự phổ biến rộng rãi của vũ khí chính xác cao có thể sẽ làm cho các xung đột trên ngày càng mang tính chất của các phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến truyền thống.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng các cuộc xung đột giữa các quốc gia là tương đối thấp. Trong giai đoạn hiện tại, con số các nước có ý định duy trì tiềm lực quân sự của mình ở mức thấp hơn khả năng nội tại của mình ngày càng tăng lên.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị APEC tại Vladivostok, Nga, hồi tháng 9/2012. Ảnh: AP
Tuy nhiên, sự phân tầng mạnh cộng đồng các quốc gia của hành tinh đang làm tăng xác xuất xảy ra các cuộc xung đột. Ngoài ra, sự cạnh tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến công nghệ quân sự và tính chất khu vực (tức là có sự tham gia của nhiều quốc gia) của các xung đột giữa các quốc gia làm tăng đáng kể khả năng xuất hiện các cuộc chiến tranh truyền thống.
Trong các cuộc chiến tranh tương lai ở châu Á và Trung Cận đông, một số dạng vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng. Việc phổ biến vũ khí tên lửa có điều khiển từ xa làm tăng khả năng là các tổ chức không phải Nhà nước cũng tiến hành các hoạt động tác chiến.
Sự khác nhau giữa các phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến truyền thống và phi truyền thống có thể sẽ hoàn toàn mất đi nếu như các đội quân thường trực một số nước áp dụng các phương pháp chiến tranh du kích.
Tương lai của nước Nga và một số vấn đề trong mối quan hệ Nga-Trung- phương Tây
Kinh tế vẫn là gót chân Asin của nước Nga. Sự phụ thuộc của ngân sách nhà nước vào các nguồn thu từ buôn bán năng lượng, những thành tích không đáng kể trong hiện đại hóa các cơ chế kinh tế và sự già hóa của lực lượng lao động sẽ là những trở ngại lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong 20 năm tới, dân số Nga sẽ giảm 13 triệu người và vào năm 2030 chỉ còn 130 triệu người.
Một vấn đề khác mà Nga phải đối mặt, theo các chuyên gia tình báo Mỹ là dân số Hồi giáo sẽ tăng mạnh trong lúc số lượng cư dân gốc giảm đi. Hiện nay, ở nước Nga có gần 20 triệu người Hồi giáo sinh sống, tức khoảng 14 % dân số. Đến năm 2030 tỷ lện trên sẽ là 19%. Sự thay đổi cán cân sắc tộc tại Nga có thể trở thành nguyên nhân gây ra căng thẳng xã hội.
Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc có tác động rất lớn đến sự ổn định của thế giới
Theo quan điểm của các chuyên gia tình báo Mỹ, để phát triển mạnh nền kinh tế, Nga cần phải tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường xuất khẩu. Việc tham gia vào VTO có thể tạo cú hích cho phát triển nền kinh tế Nga và cho phép tăng tốc độ phát triển kinh tế lên 3 % trong tương lai gần và 11 % trong tương lai dài hạn.
Các mối quan hệ với phương Tây và Trung Quốc sẽ là yếu tố nền tảng tạo sự ổn định và tăng cường vai trò của Nga trên trường quốc tế trong 20 năm tới.
Nga sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong hợp tác quốc tế, nếu như giới lãnh đạo Nga tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự của mình và đối đầu với một Trung Quốc đang mạnh lên. Trên bình diện chính trị thì vị thế chiến lược của Nga sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các nhà lãnh đạo đưa nước Nga hội nhập với cộng đồng quốc tế đến mức độ nào và mức hội nhập càng cao thì xác suất xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và một (hoặc một vài) đối thủ nào đó càng giảm trong tương lai.
Trong giai đoạn hiện nay, giới lãnh đạo Nga rất quan ngại trước các mối đe dọa đến từ một Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng. Trước hết, đó là các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Viễn Đông, Xibiri và khả năng Trung Quốc có thể dần dần chiếm đóng các khu vực này vì số lượng cư dân người Hoa tại các khu vực trên của Nga đang nhanh chóng tăng lên.
Một vấn đề khác cũng làm Nga quan ngại là trong tương lai, NATO có thể sẽ tham gia vào các hoạt động quân sự để giải quyết các xung đột phát sinh giữa Nga và một nước láng giềng nào đó trong không gian hậu Xô Viết.
Các chuyên gia Mỹ cũng cho rằng khi xảy ra xung đột quân sự giữa các quốc gia, các bên có thể sẽ sử dụng các phương thức tác chiến hết sức khác nhau. Trong các cuộc chiến tranh có thể ở châu Á mà Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Pakistan tham gia - rất nhiều khả năng không chỉ vũ khí thông thường mà ngay cả vũ khí hạt nhân cũng sẽ được sử dụng.
Để kết luận, các chuyên gia tình báo Mỹ cho rằng mặc dù vai trò kinh tế và ý nghĩa chính trị trên trường quốc tế của Mỹ trong thời gian tới có thể suy giảm ở mức độ nào đó nhưng nước Mỹ có nhiều cơ hội để 20 năm sau vẫn duy trì được vị trí cường quốc hàng đầu cùng với một vài cường quốc khác.
Theo 24h
Nội dung số là 'mồi ngon' của vi phạm bản quyền Các chuyên gia nhận định, vi phạm bản bản quyền nội dung số hiện nay cũng là vấn đề lớn nhất cản trở ngành công nghiệp này phát triển. Tại Hội thảo Quốc tế Công nghệ và Nội dung số do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức ngày 3/12, ông Bùi Trường Sơn, Tổng Giám đốc Felix cho hay, một trong những...