Nghị sĩ dọn rác trong tòa quốc hội Mỹ sau bạo loạn
Dan Kim, hạ nghị sĩ gốc Hàn, đã cặm cụi dọn rác trong 1,5 giờ tại tòa quốc hội sau cuộc bạo loạn của người ủng hộ Trump ngày 6/1.
Không giống nhiều đồng nghiệp trong quốc hội, hạ nghị sĩ Andy Kim đang ở trong văn phòng tại một tòa nhà lân cận khi những người ủng hộ Tổng thống Mỹ xông vào Đồi Capitol chiều 6/1. Tới tận nửa đêm, ông mới nhìn thấy thiệt hại trong tòa nhà, sau khi Hạ viện bỏ phiếu phản đối thách thức cuối cùng với kết quả bầu cử tổng thống.
Hạ nghị sĩ Andy Kim dọn rác trong phòng Rotunda sáng sớm 7/1. Ảnh: AP
Khi đi quanh Khu mái vòm Rotunda, cảnh hỗn loạn khiến Kim không nói nên lời. Chai nước văng khắp nơi, đồ đạc bị đập phá, cờ ủng hộ Trump rách nát, mảnh áo giáp và quần áo nằm ngổn ngang trên sàn đá cẩm thạch, giống một bãi đỗ xe bị bỏ hoang.
“Đó là căn phòng tôi vô cùng yêu mến. Nó là trái tim của tòa quốc hội, đúng nghĩa là trái tim nước Mỹ. Tôi đã vô cùng đau xót khi chứng kiến nó trong tình trạng như thế”, Kim, 38 tuổi, nhớ lại.
Vì thế ông đã dành 1,5 giờ để dọn dẹp, nhặt rác vào nửa tá túi đựng. Dọn xong Rotunda, ông dọn tiếp những phòng bên cạnh, bao gồm Hội trường cũ của Hạ viện và khu Crypt ở tầng dưới.
Sau đó, ông quay lại Hạ viện để tranh luận việc kiểm phiếu của bang Pennsylvania, phiên họp kéo dài tới 3h. Tính đến tối 7/1, ông đã thức hơn 36 tiếng.
Vào ngày mà các video tình trạng lộn xộn và đổ máu về bạo loạn ở quốc hội Mỹ tràn ngập mạng xã hội, hình ảnh Kim, một mình, quỳ gối nhặt rác trong tòa quốc hội, đã gây xúc động mãnh. Nhiều người gọi ông là “người yêu nước thực sự”.
Video đang HOT
“Tôi cảm thấy tự hào khi có cơ hội phục vụ trong Quốc hội với tư cách là con trai của một người di dân”, Kim nói. “Đối với tôi, nền chủ là mảnh đất đầy cơ hội, đã cho tôi cơ hội làm điều đặc biệt”.
Năm 2018, Kim là người Mỹ gốc Á đầu tiên đại diện cho New Jersey tại quốc hội. Khu vực có truyền thống bầu cho người da trắng này đã bỏ phiếu cho Trump năm 2016 và một lần nữa năm 2020. Kim tái đắc cử hồi tháng 11 dù đã bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Trump năm ngoái.
“Tôi đại diện cho một khu vực mà đại đa số người dân có diện mạo khác tôi. Nhưng họ đã bầu tôi làm nghị sĩ hai lần, đó quả thật là một điều tuyệt vời. Có những người luôn tìm cách khiến cho tôi hiện lên như ‘một người lạc loài’ chỉ vì màu da, giới tính hay xu hướng tính dục. Nhưng chúng ta đều là người Mỹ”, ông nói.
Từng là trợ lý an ninh quốc gia dưới thời tổng thống George W.Bush và Barack Obama, Kim gần đây chia sẻ về việc căng thẳng ý thức hệ có thể trở nên nguy hiểm như thế nào trong những cuộc chuyển giao tổng thống.
Tuy dự đoán trước được sự thù ghét và giận dữ đã phát triển trong thời đại Trump sẽ leo thang sau bầu cử, sự kiện hôm 6/1 vẫn khiến ông chấn động. Kim đã ngồi trong văn phòng suốt 6 tiếng, lo lắng cho an toàn của đồng nghiệp và nhân viên khi đám đông ủng hộ Trump xông vào phá phách Đồi Capitol.
Ông nhớ lại có lúc đã nhận được cảnh báo an ninh rằng cảnh sát quốc hội đã mất quyền kiểm soát tòa nhà.
“Tôi đã dành rất nhiều thời gian ở Afghanistan và Iraq, tôi đã ở trong nhiều vùng chiến sự buộc phải tìm nơi trú ẩn, nhưng chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ phải đi trốn ở đây”, ông nói, lưu ý rằng khi đó không hề biết đám đông bạo loạn có mang theo vũ khí. “Trải nghiệm này thật kinh hoàng”.
Theo ông, trước thực trạng hố sâu ý thức hệ và sự phân biệt chủng tộc sâu sắc tại Mỹ hiện nay, cần phải thực hiện lập tức các hành động lập pháp để kiềm chế sự cực đoan hóa của những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và sự truyền bá thông tin sai lệch. Đồng thời, người Mỹ cũng cần thay đổi sâu sắc cách đối xử với nhau trên phương diện cá nhân.
“Độ sâu của sự chia rẽ mà chúng ta đang đối mặt không phải là thứ mà chỉ một điều luật có thể quét sạch”, ông nói. “Chúng ta cần nhận ra cách để chúng ta vượt qua nó là nhìn thấy tính nhân văn trong mỗi con người. Chúng ta đủ năng lực tìm ra cách để tranh luận và giải quyết bất đồng mà không dùng tới bạo lực”.
Người biểu tình bạo loạn tại Quốc hội Mỹ đối diện tội danh, mức mức án nào?
Giới chức chính quyền đã khởi động tiến trình pháp lý nhằm vào người biểu tình quá khích đột nhập tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Cảnh sát ngăn người biểu tình quá khích đột nhập vào tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington D.C ngày 6/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó Tổng thống Mike Pence cam kết số này sẽ bị xét xử với hình phạt nghiêm minh nhất của luật pháp. Tổng thống đắc cử Joe Biden gọi đây là vụ "nổi loạn", với những người biểu tình gây bạo loạn là "khủng bố".
Tội danh người biểu tình có thể phải đối mặt
Nếu phải đối mặt với công lý, số biểu tình quá khích này sẽ phải đối diện với án phạt nào? Quyền Chưởng lý liên bang tại Washington D.C, ông Michael Sherwin ngày 7/1 cho biết, có 55 người biểu tình dính cáo buộc phạm tội. Đa phần trong số này bị buộc tội đột nhập bất hợp pháp. Một số ít thuộc diện phạm tội nghiêm trọng, như tấn công cảnh sát. Ít nhất đã có 14 cảnh sát bị thương trong vụ này.
Giới chuyên gia pháp lý nhìn nhận, trong vụ việc này, người biểu tình phạm nhiều tội và các công tố viên có thể buộc tội với từng cá nhân ngay cả khi họ rời khỏi hiện trường mà không bị giam giữ. Họ có thể rơi vào các khung như phạm tôi xâm nhập, hủy hoại tại sản liên bang, mang vũ khí khi cảnh sát đã phát hiện hai thiết bị gây nổ...
Có quy định cụ thể về hành vi phạm pháp trong khuôn viên Quốc hội Mỹ. Đó là việc nghiêm cấm việc chèo, dẫm, di chuyển hay hủy hoại bất cứ bức tượng, ghế ngồi, tường, trần hay các kiến trúc khác; phá hủy cây, bụi cây hay thảm cỏ. Ngoài ra, luật cũng cấm hành vi phong tỏa đường phố, mang vũ khí hay sử dụng ngôn ngữ âm lượng lớn, có tính chất đe dọa hoặc lăng mạ tại hiện trường với ý định gây gián đoạn hoạt động của Quốc hội. Cá nhân nếu không là thành viên Quốc hội, không có giấy phép ra vào sẽ không được xuất hiện tại khu vực làm việc của Thượng viện và Hạ viện.
Người biểu tình bạo loạn cũng có thể đối diện với những tội nặng hơn. Tội danh nổi loạn hay bạo loạn có thể được các công tố viên đưa ra tùy thuộc vào việc xác định có động cơ gây rối, thậm chí lật đổ chính phủ hay không.
Đó sẽ là những mức án nặng: Tội bạo loạn có thể phải ngồi tù tối đa 20 năm. Trong các cuộc biểu tình ủng hộ phong trào "Black Lives Matter" hồi tháng 6/2020, Tổng thống Trump đã ban hành sắc lệnh nêu rõ chính quyền sẽ truy tố mạnh tay nhất những ai gây hại đến tài sản liên bang, với mức án lên đến 10 năm tù giam.
Người biểu tình cũng có thể bị truy tố theo Luật chống bạo loạn (ARA), với điều khoản quy định về tội ra khỏi ranh giới bang với ý định kích động một cuộc bạo loạn hay chỉ dừng ở mức độ khuyến khích người khác bạo loạn. Ngoài ra, cơ quan thực thi pháp luật còn có lựa chọn kết tội người biểu tình với mức án lên đến 5 năm với cáo buộc phạm tội gây rối xã hội, ngăn cản, chống lực lượng thực thi pháp luật.
Bằng chứng dùng để kết tội người biểu tình
Với các khung tội phạm đã nêu, vấn đề còn lại là cảnh lực lượng thực thi pháp luật sẽ sử dụng bằng chứng nào để kết tội người biểu tình?
Có cả loạt bằng chứng giúp công tố viên thực hiện điều tra, kết tối. Đó là những bằng chứng về khám nghiệm pháp ý, như xác định dấu vân tay. Ngoài ra, hành vi đột nhập trụ sở Quốc hội diễn ra trực tiếp trên sóng truyền hình, giúp cơ quan điều tra có bằng bằng chứng hình ảnh. Kết hợp với công nghệ nhận diện khuôn mặt, các điều tra viên có thể xác định chính xác đối tượng tình nghi.
Các dòng trạng thái người biểu tình tự đăng tải trên mạng xã hội cũng là một nguồn thông tin, bằng chứng khác. Giới chuyên gia pháp lý nhận định, nhiều khả năng trước khi nổ ra biểu tình bạo loạn, các đặc vụ, điều tra viên ngầm đã "hòa" vào mạng xã hội để giám sát số đầu não đứng ra tổ chức biểu tình. Nghi phạm vì thế có thể đã để lộ ý định trên mạng xã hội.
Khả năng người biểu tình thoát tội
Người biểu tình bạo loạn liệu có cơ hội thoát tội? Điều này có thể xảy ra nhờ lệnh ân xá của Tổng thống. Ông Trump có thể ân xá cho số này bất kể họ phạm tội gì. Trước đó, ông chủ Nhà Trắng đã ân xá cho nhiều người liên quan đến nhiều vụ án gây tranh cãi.
Trong trường hợp bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội, ông Trump trên lý thuyết thậm chí còn có cả thẩm quyền ban hành lệnh 'ân xá chung" (blanket pardon) áp dụng cho bất kỳ ai tham gia vụ chiếm giữ tòa nhà Quốc hội dù ông không biết tên tuổi của những người này và không phải tất cả họ đều đã chính thức bị buộc tội.
Có rất ít những hướng dẫn luật về "ân xá chung". Nhưng cũng xuất hiện nhiều trường hợp tổng thống Mỹ ban hành lệnh ân xá kiểu này. Sau Nội chiến 1861-1865 giữa hai miền nam-bắc, Tổng thống Andrew Johnson đã ban lệnh ân xá vô điều kiện cho số binh lính đã phục vụ trong quân đội bị đánh bại của Liên minh miền Nam. Tổng thống Jimmy Carter năm 1977 đã ân xá cho hơn 200.000 người trốn nghĩa vụ quân sự.
Xe chở bom và súng từng đỗ gần Đồi Capitol Xe bán tải chứa 11 quả bom và súng đã đỗ cách tòa nhà quốc hội Mỹ chỉ hai dãy nhà vài giờ trước khi bị cảnh sát phát hiện hôm 6/1. Trong cuộc điều tra mở rộng vụ hàng trăm người biểu tình tấn công Đồi Capitol hôm 6/1, công tố viên liên bang đã tiết lộ nhiều chi tiết đáng lo...