Nghị sĩ Đài Loan đòi sử dụng quân đội vì vụ Nhật bắt tàu cá
Các nghị sĩ của Quốc dân đảng yêu cầu chính quyền Đài Loan cần có hành động cứng rắn hơn, kể cả sử dụng quân đội để đối phó với Nhật về vụ bắt tàu cá Đài Loan hồi tháng 4.2016 qua.
Nghị sĩ Đài Loan đòi sử dụng quân sự với NhậtReuters
Nghị sĩ Liao Kuo-tung nói trong cuộc họp của ủy ban luật pháp rằng chính quyền của ông Mã Anh Cửu quá yếu đuối khi đối phó với Tokyo.
“Khi Đài Loan nhường một &’inch’ thì Nhật đòi 1 dặm. Chúng ta cần phải có hành động mạnh mẽ hơn với Nhật. Chỉ khi sử dụng đến quân đội, chúng ta mới làm cho Nhật cúi đầu”, ông Liao cao giọng, theo Kyodo hôm 5.5.
Tàu cá Dong Sheng Ji số 16 bị cảnh sát biển Nhật bắt giữ hôm 24.4 khi ở vị trí cách 150 hải lý với đảo Okinotori nằm phía cực nam nước Nhật và do Tokyo kiểm soát. Tàu và thuyền viên Đài Loan đã được thả sau khi nộp tiền bảo lãnh 6 triệu yên Nhật, tuy nhiên Đài Bắc phản đối vụ bắt giữ này.
Một nghị sĩ khác của Quốc dân đảng là Kung Wen-chi nói rằng Đài Bắc điều tàutuần tra và quân sự hồi tuần qua đến bảo vệ ngư dân ở vùng biển gần đảo của Nhật là cần thiết nhằm buộc Tokyo phải ngồi vào bàn đàm phán với Đài Bắc, và đó không phải là hành động khiêu khích.
“Chúng ta không sợ Nhật Bản. Nếu bạn muốn hòa bình, bạn phải chuẩn bị cho chiến tranh”, ông Kung lớn lối nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, các nghị sĩ của đảng DPP, đảng chuẩn bị lên cầm quyền vào hạ tuần tháng 5 này, tỏ ra thận trọng và kêu gọi các nghị sĩ đối lập kiềm chế, dù họ cũng tham gia chỉ trích nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm Mã Anh Cửu quá nhu nhược trong vụ đối phó với Nhật.
Đội đặc nhiệm Đài Loan Reuters
“Tôi hy vọng sẽ có những cuộc đàm phán, không phải là những cuộc đối đầu. Tôi hoàn toàn phản đối việc sử dụng sự kiện này để kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa”, nghị sĩ đảng Dân Tiến (DPP) Kuan Bi-ling phát biểu.
Vụ bắt giữ tàu cá khiến Đài Bắc sôi sục trong mấy tuần qua, thậm chí còn đòi lôi Mỹ vào để gây áp lực lên Nhật. Trong khi Tokyo chưa có phản ứng chính thức dù liên tục bị thúc giục từ phía Đài Loan, ngoại trừ phát biểu khá hạn chế của Ngoại trưởng Nhật. Trong chuyến công du Đông Nam Á, ông Fumio Kishida cho biết “cảm thấy tiếc” khi Đài Loan điều tàu tuần tra đến gần đảo của Nhật.
Nhật tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh đảo Okinotori hồi năm 1996 nhưng không thấy phản ứng từ phía Đài Bắc, theo Kyodo. Đảo Okinotori không bị tranh chấp về chủ quyền. Cho đến nay, có 3 tàu cá Đài Loan bị Nhật bắt giữ, kể cả lần mới nhất.
Trong khi đó theo hãng tin Đài Loan CNA, nghị sĩ Nhật Nobuo Kishi trong chuyến công du đến Đài Loan hôm qua 5.5 cho biết tranh chấp giữa 2 bên về vấn đề tàu cá ở đảo Okinotori sẽ sớm được giải quyết.
Ông Kishi, em trai của Thủ tướng Shinzo Abe, trong cuộc gặp tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã nói rằng ông hy vọng 2 bên giải quyết vấn đề trên tinh thần hợp tác và tích cực trước thời điểm chuyển giao quyền lực ở Đài Loan.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đài Loan đưa nhiều cựu quan chức cấp cao thăm phi pháp Ba Bình
Chính quyền Đài Loan ngày 5.5 ngang nhiên tổ chức cho khoảng 30 người đến thăm Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng.
Đài Loan đưa nhiều cựu quan chức cấp cao thăm phi pháp đảo Ba Bình chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường SaCảnh sát biển Đài Loan
Phái đoàn nói trên có nhiều cựu quan chức cấp cao Đài Loan như hai nguyên viện trưởng Viện hành chính Hác Bách Thôn và Mao Trị Quốc cùng hai nguyên chủ tịch Hội đồng an ninh Tô Khởi và Hồ Vị Chân. Ngoài ra còn có cựu trưởng Cơ quan Ngoại giao Đài Loan Trình Kiến Nhân, theo Liên Hợp báo.
Phái đoàn này đặt chân lên đảo Ba Bình vào lúc 11 giờ ngày 5.5. Sau khi thăm những cơ sở phi pháp ở đó như hải đăng, cầu cảng và bệnh viện, đoàn rời khỏi Ba Bình vào khoảng 14 giờ. Sau khi về tới Đài Bắc, ông Hác Bách Thôn cùng một số nhân vật khác sẽ được lãnh đạo Mã Anh Cửu mời dự tiệc tối, theo Liên Hợp báo.
Trước đó, Phó trưởng Cơ quan phòng vệ Đài Loan Trịnh Đức Mỹ ngang nhiên tuyên bố chuyến thăm nói trên nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông và thể hiện cam kết của chính quyền lãnh thổ này là quản lý đảo Ba Bình với sự cư trú dài hạn của dân thường và nhân viên tuần duyên, theo tờTaipei Times.
Trong khi đó, nhiều nghị sĩ thuộc Đảng Dân tiến (DPP) của Đài Loan đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch tổ chức chuyến thăm nói trên, gọi đó là ý đồ của lãnh đạo Mã Anh Cửu đẩy căng thẳng leo thang và tạo ra bất đồng quốc tế trong bối cảnh chính quyền mới thuộc DPP chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20.5, theoTaipei Times.
Đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp Tư liệu
Trong đó, nghị sĩ DPP Lưu Thế Phương lập luận rằng phái đoàn nói trên là những thành viên cấp cao Quốc dân đảng cầm quyền (KMT) nên chuyến thăm được tổ chức vì lợi ích chính trị của KMT hơn là vì chủ quyền. "Chúng tôi cũng tự hỏi liệu có hay không nhóm thành viên KMT này câu kết với Trung Quốc, đại diện cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc và Đài Loan gọi Biển Đông)", Taipei Times dẫn lời bà Lưu cho hay.
Bà Lưu còn cho rằng khi chỉ còn chưa tới 20 ngày nữa là nhiệm kỳ cuối của lãnh đạo Mã kết thúc và lãnh đạo tân cử thuộc DPP Thái Anh Văn sẽ nhậm chức, ông Mã đang cố châm dầu vào lửa tại những điểm nhạy cảm để gây rắc rối cho chính quyền mới.
Ngoài ra, nghị sĩ DPP Vương Định Vũ còn cho rằng việc ông Mã tổ chức chuyến thăm rầm rộ tới đảo Ba Bình lần này là "hành động khiêu khích, đẩy căng thẳng khu vực leo thang", theo Taipei Times.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Đài Loan cân nhắc đưa tên lửa ra Ba Bình Việc triển khai tên lửa phòng không tầm ngắn nằm trong kế hoạch tăng viện cho hòn đảo mà Đài Bắc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa. Lực lượng Đài Loan đồn trú phi pháp trên đảo Ba BìnhẢnh: CNN Tờ Taipei Times hôm 1.5 dẫn nguồn tin cấp cao từ chính quyền Đài Loan tiết lộ kế hoạch tăng viện cho...