Nghị sĩ Cộng hòa kiện Phó tổng thống Pence
Nhóm nghị sĩ Cộng hòa đệ đơn yêu cầu thẩm phán liên bang tuyên bố Phó tổng thống Pence là người duy nhất có quyền định đoạt phiếu đại cử tri.
Các nguyên đơn, gồm nghị sĩ Texas Louie Gohmert, Kelli Ward và nhiều đảng viên Cộng hòa, ngày 28/12 đệ đơn kiện lên Thẩm phán liên bang Jeremy Kernodle ở Texas. Bị đơn trong đơn kiện này là Phó tổng thống Mike Pence, người sẽ chủ trì phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1 để kiểm phiếu đại cử tri và tuyên bố ứng viên chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trong đơn kiện, nhóm nghị sĩ Cộng hòa yêu cầm thẩm phán Kernodle, một người được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, tuyên bố rằng Pence là “người có thẩm quyền duy nhất và được tùy ý” quyết định kiểm đếm phiếu đại cử tri nào ở các bang.
Yêu cầu của nhóm nghị sĩ Cộng hòa dường như là bước tiếp theo cho kế hoạch gửi phiếu bầu của nhóm “đại cử tri thay thế” ủng hộ Trump ở các bang chiến trường lên quốc hội để đảo ngược kết quả bầu cử.
Theo các nghị sĩ này, Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887 cần được tuyên bố là vi hiến vì nó mâu thuẫn với Điều 12 trong Hiến pháp Mỹ. Điều 12 quy định “các cơ chế giải quyết tranh chấp độc quyền”, trong đó nói rằng “Phó tổng thống quyết định chứng nhận phiếu đại cử tri nào được kiểm hay không được kiểm của mỗi bang”.
Video đang HOT
Phó tổng thống Mike Pence tại cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử nhanh chóng cho rằng đơn kiện của nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ là một “nỗ lực vô vọng” nhằm đảo ngược kết quả bầu cử.
“Vụ kiện này sẽ không đi đến đâu”, Joshua Geltzer, giám đốc Viện Bảo vệ Hiến pháp thuộc Đại học Georgetown, nhận định. “Một nghị sĩ Mỹ đang tìm cách để Phó tổng thống vượt quyền ý chí của cử tri trong phiên họp toàn thể quốc hội ngày 6/1″.
“Nếu Điều 12 trong Hiến pháp bằng cách nào đó trao cho phó tổng thống quyền đơn phương bác bỏ phiếu đại cử tri của một ứng viên để chọn phiếu có lợi cho ứng viên đảng mình (thậm chí là cho chính bản thân họ), các phó tổng thống trước đây đã làm vậy rồi”, Steve Vladeck, giáo sư trường Luật Texas, viết.
Phát ngôn viên của Phó tổng thống Pence chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Trước đó, nhóm “đại cử tri” ủng hộ Trump do đảng Cộng hòa đề cử ở những bang chiến trường Biden giành chiến thắng cũng tự bỏ lá phiếu của riêng mình và gửi chúng đến quốc hội. Họ hy vọng rằng Pence sẽ gạt bỏ phiếu đại cử tri được thống đốc bang chứng nhận và kiểm đếm những phiếu “đại cử tri thay thế” này, qua đó trao chiến thắng cho Trump.
Tuy nhiên, các chuyên gia luật bầu cử chỉ ra rằng các “đại cử tri thay thế” mà chiến dịch Trump đề cập chỉ là những “đại cử tri tự xưng” không được luật pháp thừa nhận và sẽ không ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử. Hệ thống bầu cử Mỹ không công nhận đồng thời đại cử tri chính thức và đại cử tri “thay thế”.
Tổng thống Trump gần đây liên tục gây áp lực với Pence, đề nghị ông không phê chuẩn kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn trong phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1 sắp tới.
Các nguồn tin cho hay Trump đã bày tỏ thắc mắc về việc tại sao Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện chủ trì cuộc họp ngày 6/1, không thể tự đảo ngược kết quả phiếu đại cử tri và trao chiến thắng cho ông.
Pence và nhiều trợ lý Nhà Trắng đã nỗ lực giải thích với Trump rằng vai trò Chủ tịch Thượng viện của Phó Tổng thống chủ yếu mang tính hình thức và ông không thể nào đơn phương bác bỏ kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri.
Trước ngày 6/1, thay vì nhận thua, Trump cùng các đồng minh vẫn thực hiện nhiều kế hoạch nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Tổng thống Mỹ còn cảnh báo sẽ xảy ra cuộc biểu tình “rầm rộ” tại thủ đô Washington vào ngày xác nhận kết quả bầu cử.
Hạ viện Mỹ vượt quyền phủ quyết của Trump
Hơn 2/3 nghị sĩ Hạ viện Mỹ bỏ phiếu bác quyền phủ quyết của Trump với dự luật Ủy quyền Quốc phòng 2021.
Cuộc bỏ phiếu vượt quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021 diễn ra tại Hạ viện Mỹ hôm 28/12 với kết quả 322 phiếu thuận, trong đó có 109 phiếu của các nghị sĩ Cộng hòa, và 87 phiếu chống.
Bên ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ hồi tháng 8. Ảnh: Reuters .
Số phiếu thuận vượt quá mức hai phần ba theo yêu cầu, đặt nền tảng cho cuộc bỏ phiếu tương tự tại Thượng viện Mỹ. Nếu được thông qua tại Thượng viện với trên hai phần ba phiếu ủng hộ, đây sẽ là lần đầu tiên và duy nhất quốc hội Mỹ vượt quyền phủ quyết của tổng thống trong lịch sử Mỹ hiện đại.
Dự luật NDAA năm 2021 trước đó được Thượng viện thông qua với 84 phiếu thuận và 13 phiếu chống, còn Hạ viện thông qua với 335 phiếu thuận và 78 phiếu chống. Dự luật có tổng ngân sách 740 tỷ USD, gồm những khoản chi nhằm tăng lương cho binh sĩ và hiện đại hóa trang bị vũ khí, cũng như yêu cầu Lầu Năm Góc đánh giá tỉ mỉ hơn trước khi rút quân khỏi Đức và Afghanistan.
Dự luật cũng giới hạn số tiền Trump có thể điều chuyển từ ngân sách quốc phòng để xây tường biên giới, yêu cầu Tổng thống Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ trong 30 ngày do mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400, đồng thời yêu cầu quân đội đổi tên những căn cứ được đặt theo các chỉ huy Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ.
Tổng thống Trump hôm 23/12 phủ quyết dự luật, gọi đây là "món quà lớn dành cho Trung Quốc và Nga". Ông từng nhiều lần dọa phủ quyết dự luật NDAA năm 2021 bởi nó không có điều khoản loại bỏ Điều 230 về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ, vốn bảo vệ các công ty công nghệ như Facebook, Twitter khỏi các vụ kiện về nội dung do người dùng đăng tải.
Trump trút giận trên Twitter Trump lên Twitter chỉ trích từ FBI, Bộ Tư pháp đến Tòa án Tối cao và các nghị sĩ Cộng hòa vì không đấu tranh trước gian lận bầu cử. Trong một loạt bài đăng trên tài khoản cá nhân sáng 26/12, Tổng thống Mỹ chỉ trích Tòa án Tối cao "không đủ năng lực và yếu kém" về việc xử lý các...