Nghị sĩ Canada bỏ phiếu về cáo buộc ‘diệt chủng’ ở Tân Cương
Các nghị sĩ Canada sẽ bỏ phiếu về việc cáo buộc Trung Quốc “ diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương nhằm gửi “thông điệp dứt khoát” tới Bắc Kinh.
Đảng Bảo thủ đối lập của Canada ngày 17/2 kêu gọi Hạ viện nước này tuyên bố Trung Quốc đang thực hiện hành vi “diệt chủng” đối với hơn một triệu dân Duy Ngô Nghĩ ở vùng phía tây khu tự trị Tân Cương.
“Đối với vấn đề như diệt chủng, Canada cần gửi thông điệp rõ ràng và dứt khoát rằng chúng ta sẽ đấu tranh cho nhân quyền và giá trị của nhân quyền, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa phải hy sinh một số cơ hội kinh tế. Phẩm giá của chúng ta không phải thứ để bán đi”, lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O’Toole nói.
Cuộc bỏ phiếu về cáo buộc Trung Quốc thực hiện hành vi “diệt chủng” dự kiến diễn ra ngày 22/2, song không mang tính ràng buộc đối với chính phủ Canada và không đưa ra các bước cần làm tiếp theo. Các đảng đối lập chính của Canada, phe đa số tại Hạ viện nước này, ủng hộ việc bỏ phiếu.
Đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau chưa công bố bước đi tiếp theo sau khi phe đối lập đưa ra đề xuất.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Lãnh đạo đảng Bảo thủ Canada O’Toole trong cuộc họp báo ngày 16/2. Ảnh: Canadian Press .
O’Toole trong tuần hối thúc chính phủ Canada gây sức ép buộc Ủy ban Olympic Quốc tế dời Thế vận hội Mùa đông 2022 ra khỏi Bắc Kinh. Thủ tướng Trudeau bày tỏ do dự khi sử dụng từ “diệt chủng” và gọi đây là thuật ngữ “cực kỳ nặng nề”.
Động thái của phe đối lập tại Hạ viện Canada là nỗ lực mới nhất nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm với cáo buộc “đàn áp” người Duy Ngô Nhĩ, các nhóm dân tộc Đột Quyết và nhóm dân Hồi giáo thiểu số khác.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước khi rời nhiệm sở tuyên bố chính sách “chống lại người Hồi giáo và dân tộc thiểu số ở Tân Cương” của Trung Quốc “cấu thành tội ác chống lại loài người và diệt chủng”. Ngoại trưởng Antony Blinken nhắc lại tuyên bố của người tiền nhiệm trong ngày đầu tiên nắm quyền.
Trung Quốc bác cáo buộc về việc ngược đãi các nhóm dân thiểu số tại Tân Cương, khẳng định các chính sách của họ là cần thiết nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố và phong trào ly khai tại khu tự trị phía tây bắc đất nước.
O’Toole cáo buộc Trung Quốc áp đặt chế độ “cảnh sát trị” với đặc khu hành chính Hong Kong và “giam giữ tùy tiện” hai công dân Canada. Lãnh đạo đảng Bảo thủ cho biết nếu địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022 không được thay đổi, Canada có thể xem xét tẩy chay sự kiện này.
Quan hệ Canada – Trung Quốc rơi vào căng thẳng sau vụ bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu hồi tháng 12/2018 theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Trung Quốc sau đó 9 ngày bắt hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, động thái được cho nhằm trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu.
Toàn quyền Canada từ chức sau cuộc điều tra về môi trường làm việc
Bà Julie Payette ngày 21/1 đã từ chức Toàn quyền Canada sau một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc bà ngược đãi một số nhân viên đang và đã từng làm việc ở Rideau Hall.
Bà Julie Payette. Ảnh: The Canadian Press
Trong tuyên bố ngày 21/1, bà Payette cho biết bà từ chức vì lợi ích của đất nước mặc dù không có khiếu nại chính thức nào được đưa ra chống lại bà.
Bà Payette nói: "Căng thẳng đã nảy sinh tại Rideau Hall trong vài tháng qua và tôi rất tiếc vì điều đó. Vì lợi ích của đất nước và thể chế dân chủ của chúng ta, tôi đã đi đến kết luận rằng nên bổ nhiệm một Toàn quyền mới. Người dân Canada xứng đáng có được sự ổn định trong thời điểm nhiều bất ổn này". Bà Payette cho biết việc từ chức sẽ cho phép bà dành thời gian cho người cha đang yếu của mình.
Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông đã nhận được đơn từ chức của bà Payette và sẽ đề xuất với Nữ hoàng về một vị Toàn quyền mới trong thời gian thích hợp theo đúng quy trình. "Mọi nhân viên trong Chính phủ Canada đều có quyền làm việc trong một môi trường an toàn và lành mạnh và chúng tôi sẽ luôn coi trọng vấn đề này", ông Trudeau nói.
Chính phủ liên bang Canada đã thuê một công ty tư nhân có trụ sở tại Ottawa để điều tra độc lập và soạn thảo một báo cáo về bản chất của các mối quan ngại trong Văn phòng Thư ký cho Toàn quyền. Các nguồn tin cho biết công ty này đã phỏng vấn từ 80 - 150 người.
Theo tờ Globe and Mail, cuộc điều tra độc lập này cho thấy một bức tranh rất tiêu cực về môi trường làm việc bên trong văn phòng của Toàn quyền kể từ khi Thủ tướng Justin Trudeau đề cử cựu phi hành gia này vào vị trí Toàn quyền Canada năm 2017.
Trước đó, CBC News dẫn một số nguồn tin nói rằng Toàn quyền Payette đã tạo ra một môi trường làm việc "độc hại" ở Rideau Hall khi dùng những lời lẽ khiến nhân viên phải khóc hoặc thôi việc. Theo truyền thông Canada, hàng trăm nghìn CAD đã được chi cho các thiết kế và cải tạo tại Rideau Hall, một số được cho là để đảm bảo quyền riêng tư cá nhân của bà Payette. Vào năm 2018, có thông tin bà Payette thường xuyên mâu thuẫn với Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) về các vấn đề an ninh.
Sinh ra ở Montreal, bà Payette, 57 tuổi, đã tham gia hai chuyến bay tới Trạm vũ trụ quốc tế trong thời từ năm 1992 đến năm 2013.
Quan chức Canada thừa nhận khai thiếu vụ Mạnh Vãn Chu Quan chức biên phòng Canada thừa nhận khai thiếu trước tòa và vi phạm chỉ thị của thẩm phán khi đối chất nhân chứng trong vụ Mạnh Vãn Chu. Phiên trình bày lời khai trước Tòa án Tối cao British Columbia, Canada sáng 10/12 phải hoãn hơn một giờ sau khi công tố viên đại diện cho chính phủ Canada tiết lộ Nicole...