Nghị sĩ Anh bị phê bình vì mang con tới nghị trường
Một nữ nghị sĩ Anh mới đây đã bị phê bình vì mang con nhỏ tới Hạ viện. Vụ việc làm dấy lên cuộc tranh luận về quy tắc ứng xử trong cơ quan lập pháp.
Nghị sĩ Creasy đã đưa con tới các phiên họp quốc hội (Ảnh: Getty).
Stella Creasy, một nghị sĩ thuộc Công đảng, cho biết một đại diện của Hạ viện đã nói với bà rằng, việc bà đưa con trai nhỏ tới cuộc tranh luận tại Điện Westminster là vi phạm các quy định trong Hạ viện, sau khi bà đưa con đi họp hôm 23/11.
Bà Creasy đã chia sẻ một email được gửi tới bà, nói rằng “bà không nên ngồi trong phòng họp khi đi cùng con nhỏ”, và rằng điều này cũng áp dụng với Điện Westminster, tòa nhà cổ kính nhất tại khu tòa nhà quốc hội, được sử dụng cho các sự kiện chính thức và các hoạt động quan trọng.
Giải thích cho lý do đưa con nhỏ tới phiên họp, nữ nghị sĩ Anh cho biết: “Con trai tôi mới được 13 tuần tuổi, và tôi cũng không nghỉ thai sản. Tôi không thể để con một mình, vì vậy việc mang theo con đi làm là cách duy nhất”.
Bà Creasy cũng cho rằng với phần lớn thành viên trong Hạ viện đều là đàn ông thì có lẽ họ sẽ không hiểu được sự vất vả và khó khăn của phụ nữ trong thời gian này.
Sau các phàn nàn của Creasy, Chủ tịch Hạ Nghị viện Anh Lindsay Hoyle đã yêu cầu Ủy ban Thủ tục xem xét các quy định xung quanh việc đưa trẻ sơ sinh vào Hạ viện và quốc hội.
Trên thế giới, việc các nghị sĩ mang theo con nhỏ tham gia các cuộc họp hoặc bầu cử không phải là điều hiếm gặp.
Tại Mỹ, hồi năm 2018, thượng nghị sĩ Tammy Duckworth đã trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên đưa con tới một phiên bỏ phiếu tại Thượng viện, chỉ vài ngày sau khi Thượng viện thay đổi các quy tắc cho phép trẻ sơ sinh vào Thượng viện trong các cuộc bỏ phiếu.
Vào năm 2019, nghị sĩ Công đảng New Zealand Tāmati Coffey đưa con trai 6 tuần tuổi đến một buổi tranh luận trong quốc hội.
Thủ tướng Jacinda Ardern, thủ tướng đầu tiên của New Zealand nghỉ thai sản và là nhà lãnh đạo được bầu thứ hai trên thế giới sinh con khi đang tại vị, đã làm nên lịch sử khi đưa con gái ba tháng tuổi vào hội trường Liên Hợp Quốc vào năm 2018.
Video đang HOT
Nhưng một số nhà lập pháp cũng bị chỉ trích vì chăm con tại nơi làm việc, như nghị sĩ Tây Ban Nha Carolina Bescansa vào năm 2016 đã bị phàn nàn khi đưa con vào quốc hội và cho con bú trong một phiên họp.
Các chính trị gia thế giới được bảo vệ như thế nào trước âm mưu ám sát?
Vụ nghị sĩ David Amess của Anh bị đâm dao tử vong gần đây đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về những rủi ro an ninh mà các chính trị gia trên thế giới phải đối mặt.
Nghị sĩ Anh David Amess tử vong sau khi bị đâm dao (Ảnh: Getty).
Nghị sĩ Anh David Amess, 69 tuổi, bị đâm bằng dao khi đang bước vào nhà thờ ở thị trấn Leigh-on-Sea, vùng Essex, để gặp gỡ cử tri hôm 15/10. Ông Amess bị đâm ít nhất 12 lần, sau đó tử vong. Giới chức Anh coi đây là một vụ tấn công khủng bố và có thể liên quan đến các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Các chính trị gia Anh đã mô tả cái chết của nghị sĩ Amess là một vụ tấn công nhằm vào nền dân chủ, tương tự vụ tấn công nghị sĩ Stephen Timms hồi năm 2010 và vụ nổ súng khiến nghị sĩ Công đảng Jo Cox tử vong năm 2016. Những vụ tấn công này làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của các nghị sĩ Anh.
Hồi tháng 6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ bị kẻ quá khích tấn công khi thị sát vùng Dome, đông nam Pháp. Khi ông Macron đang bắt tay với người dân địa phương, một người đàn ông đã bất ngờ tát vào mặt tổng thống trước khi lực lượng an ninh can thiệp. Lực lượng an ninh sau đó đã bắt giữ 2 người đàn ông được cho là thành viên của phong trào áo vàng phản đối chính sách thuế của chính quyền Macron.
Nhấn để phóng to ảnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng bị một kẻ quá khích tấn công hồi tháng 6 (Ảnh chụp màn hình).
Cựu Thủ tướng Italy Silvia Berlusconi đã mất nửa lít máu khi bị kẻ tấn công ném một bức tượng vào mặt ở Milan năm 2009. Vụ tấn công khiến ông Berlusconi bị mất 2 chiếc răng và gãy mũi. Nhà lãnh đạo Italy phải trải qua thời gian điều trị kéo dài với nha sĩ và bác sĩ thẩm mỹ.
Không chỉ riêng khu vực châu Âu, việc bảo đảm an toàn cho các chính trị gia tại các nước khác trên thế giới cho đến nay vẫn là bài toán khó.
Brazil
Tại một đất nước rộng lớn như Brazil, việc đảm bảo an toàn cho các chính trị gia được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
Ở các khu vực xa xôi như Amazon, các chính trị gia gần như không cần bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có những rủi ro về an ninh đối với các chính trị gia.
Tại các thành phố lớn như Sao Paulo và Rio de Janeiro, các chính trị gia thường đi cùng vệ sĩ và đoàn tùy tùng đông đảo. Các chính trị gia giàu có hơn thường thuê người tự bảo vệ mình.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từng bị đâm khi đang vận động tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2018. Ông Bolsonaro được điều trị và nhanh chóng hồi phục. Kẻ tấn công nói rằng anh ta đang "thực hiện một nhiệm vụ từ Chúa" và bị đưa đến một bệnh viện tâm thần.
Hà Lan
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thường đạp xe đi làm (Ảnh: Getty).
Những bức ảnh chụp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đi ra vào tòa nhà quốc hội trên chiếc xe đạp được coi là hình ảnh thu nhỏ của một đất nước an toàn và yên bình. Tuy nhiên, sự tự do này gần đây đã bị hạn chế, sau khi một thanh niên 22 tuổi bị tình nghi âm mưu ám sát ông Rutte.
Tuần trước, một công dân Hà Lan khác phải hầu tòa vì bị cáo buộc đăng những lời đe dọa giết 2 chính trị gia trên Facebook. 20 năm trước, chính trị gia Pim Fortuyn đã bị ám sát bởi một nhà hoạt động vì quyền động vật.
Các chính trị gia Hà Lan thường không tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri và họ cũng không thường xuyên tham dự các diễn đàn mở được quảng cáo công khai. Một số nghị sĩ vẫn gặp công chúng, nhưng trong điều kiện đặc biệt.
Chỉ một số ít chính trị gia được bảo vệ như Geert Wilders, người có tư tưởng bài Hồi giáo. Còn đối với phần lớn chính trị gia Hà Lan, họ không cần bảo vệ vì vẫn tin rằng bản thân không gặp rủi ro lớn.
Mỹ
Mối đe dọa bạo lực súng đạn và đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách nhiều chính trị gia Mỹ gặp gỡ cử tri. Nghị sĩ của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đều là mục tiêu trong các cuộc tấn công bạo lực.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Steve Scalise tại bang Louisiana đã bị một nhà hoạt động cánh tả bắn bị thương trong quá trình luyện tập cho đội tuyển bóng chày của quốc hội vào năm 2017. Nghị sĩ đảng Dân chủ Gabrielle Giffords tại bang Arizona cũng bị một tay súng bắn trọng thương vào năm 2011 tại một sự kiện chính trị bên ngoài một siêu thị.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Gabrielle Giffords từng bị bắn trọng thương trong vụ tấn công hồi năm 2011 (Ảnh: Getty).
Năm 2008, nhà báo Iraq Muntazer al-Zaidi đã gây chú ý khắp thế giới khi ném giày vào cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush - người đã phát lệnh tấn công quê nhà của al-Zaidi vào năm 2001. Vụ việc xảy ra tại một cuộc họp báo trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Bush tới Baghdad. Tuy nhiên, Tổng thống Bush đã nhanh chóng cúi xuống để né 2 chiếc giày bay qua đầu ông.
Việc ứng phó với các mối đe dọa dựa trên đường lối của từng đảng. Một số nghị sĩ đảng Dân chủ tránh xuất hiện tại các đám đông lớn ở các địa điểm công cộng hoặc nếu di chuyển thì phải có đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Mỹ vẫn tiếp tục xuất hiện trước đám đông như trước đây.
Nhìn chung, đảng Cộng hòa thúc đẩy quyền sử dụng súng, trong khi đảng Dân chủ thúc đẩy luật quản lý súng đạn chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, tất cả các chính trị gia Mỹ, dù thuộc đảng nào, vẫn cố gắng tìm cách hòa nhập với công chúng vì đây là một phần công việc của họ.
Ấn Độ
Trở thành một nghị sĩ ở Ấn Độ đi kèm với rất nhiều đặc quyền, trong đó có việc được đảm bảo an ninh. Hầu hết nghị sĩ Ấn Độ được ít nhất một nhân viên an ninh có vũ trang hộ tống.
Tuy nhiên, không phải tất cả nghị sĩ đều có mức độ bảo vệ như nhau, mà điều đó còn phụ thuộc vào mức độ đe dọa. Bộ Nội vụ Ấn Độ thường xuyên đánh giá mức độ an ninh mà các nghị sĩ phải đối mặt dựa trên các mối đe dọa cụ thể.
Lực lượng cảnh sát cũng bảo đảm thêm an ninh cho các nghị sĩ khi họ tiếp xúc cử tri. Hầu hết nghị sĩ tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với sự hỗ trợ của đoàn tùy tùng và đôi khi có cả các nhân viên bảo vệ riêng.
Tuy vậy, nhiều chính trị gia Ấn Độ vẫn bị mất mạng trong các vụ tấn công bạo lực trước đây, trong đó có cựu Thủ tướng Indira Gandhi và Rajiv Gandhi.
Quốc hội Nhật Bản bắt đầu kỳ họp đặc biệt kiện toàn lãnh đạo hạ viện và chính phủ Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 10/11, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu kỳ họp đặc biệt để hoàn thiện nhân sự của hạ viện và chính phủ theo quy định của Hiến pháp sau một cuộc tổng tuyển cử. Toàn cảnh một phiên họp của Quốc hội Nhật Bản ở Tokyo, ngày 13/10/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trước đó, trong cuộc bầu...