“Nghỉ phép” ở nhà chồng để về nhà ngoại… hồi sức
Chị đã thành công khi thương lượng được 1 tháng buông hết trách nhiệm tại nhà chồng.
Chị bắt xe về nhà mẹ ruột ở Cần Thơ để nằm dài sung sướng.
Sau rằm tháng Giêng, cũng vừa hết 1 tháng khổ sở vật vã với trách nhiệm bếp núc, cúng kiếng, chị vui mừng trở về với cuộc sống thường ngày.
Vậy là đã tròn 10 năm chị biến thành con người khác. Bạn bè mỗi lần gặp lại cũng kêu trời vì không thể hình dung người bạn sôi nổi, chỉ thích những hoạt động ngoài trời mà từ ngày lấy chồng bỗng gắn liền với gian bếp.
Chính chị còn lạ lẫm với mình, huống chi bạn bè. Hôn nhân đã làm chị biến đổi 180 độ.
Chị từng có một tuổi trẻ phóng khoáng, tự do (ảnh minh họa)
10 năm trước, có nằm mơ chị cũng không nghĩ mình sẽ sống như người nội trợ đích thực. Vậy mà sau khi lấy anh, đều đặn ngày 3 bữa chị lục đục trong bếp lo ăn sáng – trưa – tối cho gia đình.
Nhìn món ăn được thay đổi hằng ngày, đủ dinh dưỡng và trình bày đẹp mắt mà không 1 lời phàn nàn, ai cũng nghĩ đó là việc chị yêu thích, say mê.
Những người quen biết chị sau này đều tưởng chị là mẫu phụ nữ thích chăm sóc gia đình, hạnh phúc khi nấu những bữa ăn ngon cho gia đình. Nhưng họ nhầm rồi, trong nhà, nơi chị chán nhất chính là gian bếp. Những việc lặt vặt bếp núc khiến thời gian bị chia vụn nên chị chẳng làm được gì cho riêng mình.
Đang đi đâu hay đang làm việc gì dang dở, tới giờ nấu ăn, chị phải tất tả chạy về. Nhà 3 thế hệ, với các chế độ ăn khác nhau, chị chẳng thể có 1 buổi sáng rảnh rang, bị luôn phải chợ búa, sơ chế thực phẩm, chuẩn bị sẵn sàng, để tới giờ ăn mẹ chồng chỉ việc nấu sơ hay hâm nóng lại. Dần dần, gian bếp như sợi dây thòng lọng khiến chị vừa ngao ngán vừa ngộp thở.
Video đang HOT
Vì vậy, đừng nhìn bếp núc lúc nào cũng sạch sẽ, bữa ăn nào cũng có cơm nóng, canh ngọt mà nghĩ rằng ở đó có người phụ nữ hạnh phúc, mê nội trợ.
Gia đình chồng mỗi năm hơn chục đám giỗ và các thể loại cúng kiếng mà mình chị gách vác việc bếp núc. “Đỉnh điểm” của việc cúng kiếng nhà chồng chị là từ giữa tháng Chạp đến giữa tháng Giêng, nên đây là thời điểm chị phải “căng mình chịu trận”.
Hàng năm, qua rằm tháng Giêng, chị xin “ nghỉ phép”, để về nhà cha mẹ ruột 1 tháng để “hồi phục”. Đó là 1 tháng chị tưới tắm lại tâm hồn, làm những điều mình thích, thậm chí là khoan khoái nằm dài lười biếng, nghỉ ngơi, chẳng làm gì.
Vì anh chồng mỗi ngày đi làm từ sáng đến tối, nên trong tháng “nghỉ phép” của chị, mẹ chồng – người vốn rất ghét nấu ăn – phải vào bếp. Thực đơn cả nhà thường ăn là… 1 nồi cháo hay mì gói cho gọn. Ban đầu chị biết chuyện cũng thấy xót, nhưng chị tập làm lơ, ăn sơ sài tạm cũng chẳng sao.
Chị đã thương lượng thành công để có 1 tháng “hồi phục” ở nhà ngoại (ảnh minh họa)
Từ khi lấy chồng, dĩ nhiên không còn sôi nổi, ồn ào như lúc trẻ nhưng vẫn chưa đánh mất tâm hồn phóng khoáng và niềm yêu thích tự do. Vậy nên, về nhà mẹ ruột là khoảng thời gian chị sống đúng như mình muốn, tạm quên cửa hàng thời trang phải chăm sóc như con mọn, quên những bữa cơm phải chu toàn cùng việc dọn dẹp nhà cửa, quên luôn… ông chồng.
Đó là lúc chị được thoải mái nói cười rổn rảng cùng bạn bè, cà kê ở quán hay nằm dài đọc sách, xem phim, tới giờ cơm mẹ gọi ra ăn.
Chị “buông thả”, để cảm xúc dẫn dắt mình đi, chẳng theo 1 kế hoạch nào. Đang ở nhà ngoại tại Cần Thơ, chị bèn nghĩ “hay ngược ra Bắc 1 chuyến”, thế là quảy ba lô đến tận Yên Bái, Lào Cai. Có những ngày chị không đi đâu, chỉ đóng cửa phòng, đem ghế ra ban-công, 1 mình nhẩn nha bên ly cà phê nóng và ngắm khu vườn nhỏ.
Nhiều khi chị tự hỏi “thế quái nào mà 11 tháng còn lại mình có sống mất tự do như thế” và cũng có lúc chị muốn hất tung những gò bó ở nhà chồng để “sống cho ra sống”.
Nhưng rồi chị nghĩ, tuổi chị đã gần 40, cuộc sống ai cũng có những ràng buộc nhất định: người thì theo đuổi sự nghiệp mà không ít lần phải căng thẳng giải quyết khủng hoảng, người thì chăm sóc con cái nheo nhóc, người thì vợ chồng lục đục…
Vậy nên, chị chấp nhận thời gian gắn chặt với gian bếp ở nhà chồng, vì xét cho cùng chồng chị là người tốt tính, cha mẹ chồng chẳng đến nỗi khắc nghiệt và hằng năm chị luôn tận hưởng tháng “nghỉ phép” để buông bỏ mọi trách nhiệm, sống như cô gái độc thân.
Chị coi việc có 1 tháng tự do như mong muốn là cuộc thương lượng thành công giữa chị và nhà chồng. Thật may, kết quả của cuộc thương lượng ấy vẫn duy trì…
Mẹ chồng đến chơi cho hộp sữa sắp hết hạn, sau cuộc gọi, tôi khóc đòi chồng đổi nhà to hơn
Đến tối khi tiệc tàn, tôi cầm lon sữa mẹ chồng cho lên xem thì thấy chỉ còn 4 ngày nữa là hết hạn.
Điều kiện nhà chồng tôi tương đối nghèo nên khi cưới xin, nhà anh chỉ có 3 tráp ăn hỏi và 10 triệu tiền lễ đen. Tuy không hài lòng cho lắm nhưng bố mẹ tôi cũng là người hiểu lý lẽ nên không so đo chuyện này.
Sau khi kết hôn, tôi mới biết dù nhà chồng nghèo nhưng mẹ chồng vẫn dành dụm được 50 triệu để cho vợ chồng tôi. Song, bà không dám cho vì bị chị dâu cấm cản, dọa nạt bởi tiền trong nhà chị dâu quản lý cả.
Chị ấy tính tình độc đoán, ngang ngược, kiêu căng, từ khi gả vào nhà đã không hòa thuận được với mẹ chồng. Mẹ chồng tôi là người hiền hậu, tốt bụng, anh trai chồng lại nhu nhược, nghe lời vợ nên chị dâu càng được nước làm tới, không coi mẹ chồng ra gì.
Ở chung hơn một tháng, tôi và chị dâu không ít lần cãi nhau to vì những chuyện nhỏ nhặt trong nhà. Thấy không thể ở chung được, tôi bàn với chồng ra ngoài thuê nhà ở cho thoải mái. Hai vợ chồng vẫn thường xuyên gọi điện cho mẹ chồng và thỉnh thoảng tới thăm bà.
Tuy nhiên mỗi khi chúng tôi đến, chị dâu không bao giờ giữ chúng tôi lại ăn cơm. Đã vậy, chị ta luôn săm soi rất kỹ xem mẹ chồng có dấm dúi cho riêng hai đứa cái gì không. Chị xét nét, tính toán như vậy nên thành ra số lần vợ chồng tôi về thăm mẹ cũng thưa dần, phần cũng vì tôi mang bầu, người nặng nề không tiện đi lại nhiều.
Chị dâu rất hống hách, ngang ngược, không thể ở chung nên vợ chồng tôi chuyển ra ngoài. (Ảnh minh họa)
Khi con trai được một tháng tuổi, vì không có điều kiện nên tôi bàn với chồng không tổ chức tiệc linh đình mà chỉ làm mâm cơm nho nhỏ mời những người thân quen tới ăn bữa cơm thôi. Hôm đó mẹ chồng và chị dâu cùng đến, vừa nhìn là tôi đã biết chị dâu tới đây để theo dõi mẹ chồng, vì chị đã tới nhà tôi một mình bao giờ đâu. Nếu có đến cũng là đi cùng mẹ chồng tôi để kiểm soát mẹ chồng, xem bà có lén cho tôi thứ gì không ấy mà.
Từ ngày tôi sinh, chị chưa thăm hỏi được đồng nào, lần này đến cũng đi tay không, còn trên tay mẹ chồng cầm một lon sữa. Vừa ngồi ăn được một lúc, chị dâu đã giục mẹ chồng mau về, nói ở nhà còn có việc. Tôi thừa hiểu chị dâu lo lắng điều gì nên không giữ mẹ chồng ở lại, sợ nói thêm vài câu chị dâu lại làm loạn lên mất.
Trước khi đi, mẹ chồng đưa tôi lon sữa rồi nhẹ giọng dặn dò:
- Cháu đầy tháng mà mẹ không có gì quý giá để tặng cả, chỉ có lon sữa này cho con thôi. Hộp sữa sắp hết hạn nên con bóc ra uống nhanh đi nhé, không lại phí của. Con nhất định phải uống nhé.
Trước khi về, mẹ chồng còn dặn đi dặn lại tôi phải uống lon sữa đó. (Ảnh minh họa)
Đến tối khi tiệc tàn, tôi cầm lon sữa mẹ chồng cho lên xem thì thấy chỉ còn 4 ngày nữa là hết hạn. Tôi nghĩ 4 ngày nữa đến hạn sử dụng nên bảo chồng đổ bột vào thùng rác, giữ cái lon sữa lại để hôm nào bán sắt vụn kiếm ít tiền.
Nào ngờ một lúc sau chồng hoảng hốt gọi tôi, nói rằng anh tìm thấy một phong bì chứa đầy tiền giấu trong lon sữa. Mở ra tôi đếm được 20 triệu đồng.
Tôi vội vàng gọi điện cho mẹ chồng và biết được bà cố tình giấu tiền trong đó. Mẹ chồng nhỏ giọng nói vì sợ chị dâu nghe thấy:
- Mấy lần hai đứa về toàn giấu tiền trong áo để cho mẹ, mẹ đều lén cất dành. Ngày thường cũng cắt xén từ chị dâu được một chút, giờ mới có dịp cho hai đứa. Con đừng từ chối, đó là tấm lòng của mẹ. Trước mẹ không thể lo sính lễ đủ đầy cho nhà con, mẹ áy náy lắm. Thế nên con cứ cầm lấy số tiền đó cho mẹ vui lòng.
Mẹ chồng nói xong vội vàng cúp máy, còn tôi ngồi ngẩn người một lúc. Lấy chồng hơn một năm, sống chung với chị dâu hơn một tháng, tôi thừa hiểu tính chị ấy thế nào. Thật khó có thể hình dung được ngày thường mẹ phải tằn tiện thế nào mới tích cóp được số tiền này cho vợ chồng tôi.
Nghĩ đến đây sống mũi tôi cay xè, nước mắt giàn giụa. Tôi nói với chồng một thời gian nữa sẽ đổi nhà to hơn rồi tìm cách đón mẹ chồng về đây sống cùng bằng được. Tôi không muốn mẹ phải chịu khổ khi ở với chị dâu nữa.
Chị dâu sinh con trai, mẹ chồng bắt tôi nhường phòng rộng rãi cho chị, hôm sau nghe cuộc nói chuyện của bà, tôi mừng thầm Nhà chồng có anh trai và chị dâu, hai người đám cưới trước chúng tôi. Vì không có điều kiện mua nhà ra ở riêng nên chúng tôi đều ở chung với bố mẹ chồng. Tôi và chồng là bạn thời đại học, hai chúng tôi yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Suốt những năm tháng sinh viên, hai đứa hầu...