Nghi phạm vụ rơi máy bay MH17 một mực khẳng định không liên lạc với quân đội Nga
Người này khẳng định không liên lạc với lữ đoàn tên lửa phòng không Kursk về hệ thống tên lửa phòng không Buk, kể cả trước và sau vụ rơi máy bay MH17.
RIA đưa tin, một trong những nghi phạm trong vụ máy bay Boeing của Malaysia bị rơi ở Ukraine năm 2014 tên Sergei Dubinsky, nói rằng anh ta chưa trao đổi với bất kỳ ai trong Bộ Quốc phòng Nga.
Người này một mực khẳng định không liên lạc với lữ đoàn tên lửa phòng không Kursk về hệ thống tên lửa phòng không Buk, kể cả trước và sau vụ rơi máy bay.
Thảm kịch MH17 khiến toàn bộ 298 người chết. Ảnh: CNN
Video đang HOT
trả lời phỏng vấn các nhà báo độc lập Bonanza Media, ông Dubinsky cho biết: “Tôi có thể tuyên bố một cách có trách nhiệm và thậm chí xác nhận trên giấy trắng mực đen rằng tôi không hề liên lạc với bất kỳ ai ở Bộ Quốc phòng Nga về vấn đề Boeing hoặc Buk, trước thảm kịch, cũng như sau khi vụ tai nạn đã xảy ra, hoặc sau một, hai năm”.
“Tôi cũng không hề liên lạc với bất cứ sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính hoặc trung sĩ nào cả. Tôi không liên lạc với một ai, không hề nói một lời nào cả”, ông Dubinsky cho biết thêm.
Được biết, máy bay mang số hiệu MH17 trên đường từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi do trúng tên lửa trên bầu trời miền Đông Ukraine ngày 17/7/2014, làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Hầu hết nạn nhân là công dân Hà Lan nhưng cũng có nhiều công dân Australia tử nạn.
Nhà chức trách Ukraine và một số nước phương Tây cho rằng Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đứng sau vụ việc này, song Moscow và lực lượng trên kiên quyết bác bỏ, khẳng định máy bay đã trúng một tên lửa bắn đi từ khu vực do quân đội Chính phủ Ukraine kiểm soát.
Sau vụ việc, Nhóm điều tra quốc tế về vụ việc máy bay MH17 bị bắn hạ tại đông Ukraine tháng 7/2014 (JIT), gồm đại diện cơ quan chức năng của Hà Lan, Bỉ, Malaysia, Ukraine và Australia công bố chính thức danh tính 4 nhân vật tình nghi liên quan trực tiếp đến vụ việc trên, gồm Sergei Dubinsky, Oleg Pulatov, Igor Girkin (cả ba đều có quốc tịch Nga, hiện đang ở trong lãnh thổ Nga, được cho là các điệp viên của FSB, GRU, Spetsnaz) và Leonid Kharchenko (quốc tịch Ukraine, hiện cư trú ở vùng lãnh thổ do quân ly khai kiểm soát ở Donetsk).
Nga đã bác bỏ kết luận này của JIT, trong khi Thủ tướng Malaysia khi đó là ông Mahathir Mohamad cũng đặt nghi vấn về tính khách quan của cuộc điều tra, cho rằng vụ việc đã trở thành vấn đề chính trị nhằm làm mất uy tín Nga.
Báo Nhật nói gì khi xe tăng T-72B3 xuất hiện ở Kuril?
Sau khi Nga công bố kế hoạch triển khai lượng lớn vũ khí hiện đại tới Quần đảo Kuril thì truyền thông Nhật Bản ngay lập tức đã đưa ra phản ứng.
Giới lãnh đạo Quân đội Nga đã ra lệnh triển khai các xe tăng T-72B3 hiện đại hóa trên các đảo thuộc Quần đảo Kuril, những phương tiện thiết giáp này được thiết kế để tấn công các tàu chiến nhỏ.
Bên cạnh đó, các hệ thống tên lửa chống hạm Bastion-P và Bal cũng được điều động đến Iturup và Kunashir, điều này làm phức tạp nghiêm trọng việc đổ bộ của quân đội đối phương vào các vùng lãnh thổ này.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 đã được Nga điều động tới Quần đảo Kuril
Theo tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, các xe tăng mới này sẽ thuộc Sư đoàn cơ giới số 18 - hoạt động triển khai T-72B3 trên quần đảo sẽ mất từ hai đến ba năm, vị trí chính xác của chúng vẫn chưa được biết. Những đơn vị xe tăng đầu tiên đã đến quần đảo vào mùa hè này.
Quân đội Nga hiện đang tăng cường tiềm lực quốc phòng đáng kể cho các "vùng lãnh thổ phía Bắc", ghi chú của ấn bản tiếng Nhật.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trước đó đã lên tiếng ủng hộ giải pháp cuối cùng cho "vấn đề biển đảo" với Nga và phát triển quan hệ hài hòa với Moskva, cũng như xem xét khả năng ký kết hiệp ước hòa bình với Liên bang Nga.
Trước đó, ông Katsunobu Kato - Tân Chánh văn phòng Nội các đã tuyên bố việc Tokyo sở hữu "chủ quyền hoàn toàn đối với các vùng lãnh thổ phía Bắc."
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Điện Kremlin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc Liên bang Nga sở hữu những hòn đảo này là điều không thể nghi ngờ.
Thiếu niên Nga phóng hỏa đồn cảnh sát, đâm sĩ quan Cảnh sát Nga bắn chết thiếu niên 16 tuổi ở vùng Tatarstan, sau khi nghi phạm phóng hỏa đồn cảnh sát và đâm bị thương một sĩ quan. Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan phụ trách điều tra các vụ án nghiêm trọng, hôm nay ra thông cáo cho biết thiếu niên 16 tuổi đã ném ít nhất hai quả bom xăng...