Nghi phạm Ukraine đã nhận tội tấn công Crimea, Putin sẽ ấn nút chiến tranh?
Nghi phạm Evgeny Panov bị bắt trong vụ chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố ở Crimea đã nhận tội.
Theo Sputniknews, video ghi lại cuộc thẩm vấn do FSB thực hiện với nghi phạm này được công bố trên kênh truyền hình Nga REN TV. Theo Panov, những kẻ thực hiện các vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch cho ngày 6 và 7.8 ở Crimea được phái đến bán đảo theo đường thủy đến khu vực gần làng Risovoe. Chiến dịch khủng bố này do Ban chỉ huy tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine lên kế hoạch.
Nghi phạm Panov được giao nhiệm vụ sơ tán một phần nhóm đột nhập sau khi hoàn thành vụ phá hoại. Để làm điều này, Panov đã đến thị trấn Armiansk,chính tại đây y đã bị FSB của Nga bắt giữ.
Với âm mưu tổ chức các cuộc tấn công khủng bố ở Crimea, Ukraine đã vượt qua “ranh giới đỏ”.
Video đang HOT
Ngày 15.8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẵn sàng cung cấp cho Phương Tây thêm bằng chứng về các vụ xâm nhập vũ trang của người Ukraine vào bán đảo Crimea.
Trong những bình luận được truyền hình trực tiếp sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier, ông Lavrov nói rằng Nga có thể cung cấp thêm bằng chứng về vụ việc mà Moscow cáo buộc là một âm mưu lâu nay của Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine nhằm gây bất ổn Crimea. Ngoại trưởng Nga cũng cho rằng vụ việc đã ảnh hưởng đến triển vọng khôi phục đàm phán về Ukraine theo cơ chế Normandy.
Tuy nhiên, trong những phát ngôn mang tính chất hòa giải hơn, Ngoại trưởng Nga tuyên bố ông không cho rằng tất cả mọi người đều muốn cắt đứt quan hệ ngoại giao Nga-Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức lưu ý rằng tất cả các bên cần kiềm chế mọi hành động có nguy cơ làm leo thang tình hình vốn đã căng thẳng hiện nay.
Tuần trước, Nga đã cáo buộc Ukraine âm mưu tấn công khủng bố bán đảo Crimea nhằm châm ngòi cho một cuộc xung đột mới ở khu vực này.
Các chuyên gia tình báo Mỹ tại công ty điều tra-phân tích tư nhân “Stratfor” cũng đã có đánh giá về khả năng đi xa tới đâu trong cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Nga Putin sau khi gia tăng căng thẳng tại bán đảo Crimea.
Các chuyên gia tình báo Mỹ nhận định: “Trong mấy tháng gần đây tiến độ công tác ngoại giao về các vấn đề xung đột ở Ukraine gia tăng, đồng thời cả thương lượng về vấn đề Sirya và Nagorniy Karabah cũng gia tăng, nhưng sự khác biệt về quan điểm và thời hạn nhân nhượng trong các vấn đề chính trị và an ninh buộc mỗi bên phải tiến hành thương lượng để đi tới giải pháp lâu dài. Những sự kiện ở Crimea gần đây có thể làm cơ sở cho leo thang chiến sự để làm đảo chiều các sự kiện nhanh chóng không chỉ sẽ có những hậu quả đối với các quan hệ của Nga với Ukraine, mà còn là đối với thương lượng của Nga với Phương Tây”.
Cũng theo Sputniknews, Nga đã triển khai thường trực ở Crimea các hệ thống tên lửa mới nhất S-400 để tăng cường bảo vệ bán đảo này.
Theo Danviet
Putin và trò chơi lớn kìm hãm Mỹ
Chính sách của Nga đối với Ukraine và hành động của Nga ở Syria và sự hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện trong cam kết của Tổng thống Vladimir Putin về thiết lập xung quanh Nga một trật tự quốc tế mới, làm giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ.
Điều này viết trong bài xã luận nhan đề "Cuộc chơi lớn của ông Putin trên ba mặt trận" đăng trên báo Ý La Stampa.
Phân tích hoạt động chính sách đối ngoại của Nga trong các lĩnh vực này, tác giả nhấn mạnh rằng "ông Putin dự định làm giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ".
"Ở Ukraine, ông Putin muốn làm suy yếu uy tín của Washington trong tư cách là người bảo lãnh của Đông Âu. Tại Syria thể hiện khả năng chiến đấu cao hơn cuộc chiến chống chiến binh thánh chiến, so với liên quân của hơn 60 quốc gia, dẫn đầu bởi ông Obama. Tại Thổ Nhĩ Kỳ ông nhằm tới mục đích tạo sự chia rẽ trong quan hệ của Ankara với NATO" nhà phân tích chính trị Ý bình luận.
Theo trưởng biên tập La Stampa, Nga tạo ra một hệ thống quan hệ đặc biệt với nhiều quốc gia có mô hình chính trị khác với nền dân chủ phương Tây từ Belarus đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Ai Cập đến Iran và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Đồng thời Moskva đang sử dụng các công cụ khác nhau, bao gồm cả "đầu tư năng lượng, sự hiện diện quân sự và thể hiện hiệu quả sức mạnh mềm của Nga, như thể hiện sự phổ biến của đài truyền hình RT trong thế giới Ả Rập", bài báo cho biết.
Theo Danviet
Nga cắt đứt quan hệ với Ukraine, điều gì xảy ra? Nga cho biết sẽ xem xét khả năng cắt đứt các quan hệ ngoại giao với Ukraine như là sự trả lời cho những hành động của tình báo Ukraine tổ chức các cuộc phá hoại ở bán đảo Crimea vừa qua, đẩy quan hệ hai nước lên nấc thang căng thẳng mới và có nguy cơ xảy ra chiến tranh Nga- Ukraine....