‘Nghi phạm’ dơi quạ gây dịch Covid-19
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Bản tin Khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, virus Corona chủng mới (nCoV) thuộc chủng Corona gây ra dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vốn được tìm thấy ở loài dơi quạ.
Cận cảnh món súp dơi quạ nổi tiếng ở TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) – Ảnh chụp clip
Các chuyên gia thuộc Viện Virus học Vũ Hán xác định loại virus này có khả năng “thích nghi, đột biến, lây lan qua đường hô hấp từ người sang người”, có thể xuất phát từ động vật hoang dã như dơi và rắn được bày bán tại chợ Hoa Nam ở trung tâm TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), nơi phát tán dịch bệnh Covid-19.
Cận cảnh món súp dơi quạ nổi tiếng
Nghiên cứu cho rằng con người có thể bị lây nhiễm nCoV trong lúc chế biến món súp dơi. Rắn cũng bị tình nghi mang nCoV do ăn phải dơi rồi tiếp tục lây lan qua con người lúc giết mổ hay hình thức tiếp xúc khác.
Mặc dù trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post, một chuyên gia tại Viện Virus học Vũ Hán cho biết nghiên cứu dựa trên thuật toán phân tích trên máy tính chứ không phải kết luận cuối cùng về cơ chế lây lan, tuy nhiên thông tin này một lần nữa cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh từ việc ăn thịt những loại động vật hoang dã.
Theo Thanh niên
Tránh dùng steroid trong điều trị bệnh Covid-19
Điều trị bệnh Covid-19 bằng thuốc kháng viêm steroid có thể gây hại cho bệnh nhân nhiều hơn là có lợi, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san The Lancet.
Bệnh nhân nhiễm virus Corona đang được chữa trị - Ảnh: Reuters
Steroid thường được các bác sĩ sử dụng để giảm viêm, vốn hiện diện trong phổi của bệnh nhân nhiễm virus Corona mới (nCoV). Viêm phổi cũng xảy ra ở bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), do virus Corona gây ra.
Tuy nhiên, steroid cũng làm giảm khả năng của hệ miễn dịch để chống lại virus và các bệnh nhiễm trùng khác thường phát triển ở những bệnh nhân mắc bệnh đe dọa đến tính mạng như SARS, MERS...
"Suốt đợt bùng phát dịch Covid-19, các bác sĩ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn về cách điều trị cho bệnh nhân. Sau khi xem xét kỹ những bằng chứng có sẵn, chúng tôi khuyên không nên sử dụng steroid để điều trị tổn thương phổi do loại nCoV. Nếu sử dụng steroid, đây nên là một phần của thử nghiệm lâm sàng để chúng ta có thể tìm hiểu liệu loại thuốc này có ích hay làm hại bệnh nhân", trưởng nhóm nghiên cứu J.Kenneth Baillie tại Đại học Edinburgh (Anh) cho hay.
Một nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân bị MERS cho thấy gần một nửa số người được sử dụng steroid cần các phương pháp điều trị bổ sung như hỗ trợ hô hấp, thuốc tăng huyết áp và hình thức lọc máu.
Những người được cho dùng steroid đã mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ virus khỏi cơ thể họ. Các nghiên cứu khác phát hiện rằng steroid gây ra tác hại trong đợt dịch SARS, loại virus gây bệnh này vẫn còn tồn tại ở những người dùng thuốc tới 3 tuần sau khi nhiễm bệnh.
Theo Thanh niên
WHO chưa có khuyến cáo mới về thời gian cách ly 14 ngày đối với Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện không xem xét thay đổi khuyến cáo về thời gian cách ly 14 ngày, mặc dù nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng virus Covid-19 có thể có thời gian ủ bệnh dài tới 24 ngày. Nghiên cứu của Trung Quốc, dẫn đầu bởi chuyên gia về bệnh truyền...