Nghi ngờ smartphone đầu tiên của Triều Tiên là hàng “Made in China”
Vừa qua, Triều Tiên, đất nước nổi tiếng trên thế giới về chính trị và quân sự đã chính thức giới thiệu Arirang, chiếc smartphone đầu tiên do quốc gia này tự hào sản xuất từ A đến Z.
Vừa qua, Triều Tiên đã tự hào tuyên bố rằng họ đã phát triển thành công mẫu smartphone chạy hệ điều hành Android đầu tiên của mình mang tên Arirang. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có một chuyến thị sát nhà máy sản xuất Arirang. Ông bày tỏ sự phấn khích và đưa ra lời khen ngợi rằng đây là sản phẩm tiện lợi nhất cho người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo an ninh nghiêm ngặt. Sau khi trải nghiệm thiết bị này trên tay, người đứng đầu đất nước Triều Tiên cho biết: “Điện thoại Arirang thực sự tiện dụng cho người dùng nhờ có màn hình độ nhạy cao”. Tuy nhiên, qua các hình ảnh được công bố về chuyến viếng thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì Martyn Williams, người điều hành trang công nghệ North Korea Tech, nhận định smartphone Arirang rất có thể được sản xuất hoàn toàn từ A đến Z tại Trung Quốc, nhà máy ở Triều Tiên chỉ đảm nhận khâu đóng gói thành phẩm và kiểm tra chất lượng cuối cùng.
Cụ thể, trong các bức ảnh do KCNA công bố, chỉ thấy các công nhân kiểm tra chất lượng điện thoại và đóng gói sản phẩm, chứ không thấy dây chuyền sản xuất nào. Nhận định của ông Williams cũng nhận được sự nhất trí của Steven Millward từ trang Tech in Asia .
Video đang HOT
Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn smartphone Arirang có được sản xuất tại Triều Tiên thật hay đây lại là sản phẩm “ Made in China” do Trung Quốc sản xuất, vốn cũng là đồng minh khá thân cận của Bình Nhưỡng. Nhưng dù sao Arirang cũng cho thấy Triều Tiên đang có những bước đi đầu tiên trong việc phổ cập các công nghệ dân dụng vốn mới chỉ phát triển ở mức độ rất thấp, hoàn toàn trái ngược với người láng giềng Hàn Quốc hiện nay.
Theo các thông tin gần đây thì chiếc điện thoại đầu tiên của Triều Tiên được trang bị vi xử lý lõi tứ, màn hình 4,2 inch cho độ phân giải HD và hoạt động trên nền hệ điều hành Android 4.1. Tuy nhiên thông tin gây bất ngờ về cấu hình của thiết bị này là độ phân giải camera chỉ 1 megapixel chỉ để cho có. Đây có lẽ là dụng ý ngay từ khi lên kế hoạch sản xuất Arirang bởi ở Triều Tiên thì việc chụp ảnh ở nơi công cộng cũng bị hạn chế để đảm bảo tính bảo mật. Bên cạnh đó, nó cũng chỉ hỗ trợ kết nối Wi-Fi và chưa có 3G do hạ tầng mạng Internet không được phổ cập rộng rãi tại đây.
Theo VNE
Phát hiện gói "lạ" trong đĩa Trung Quốc
Chiều 9/4, Nhân Dân điện tử nhận được một chiếc đĩa bị vỡ của bạn đọc gửi, bên trong có gắn chặt những gói "lạ" màu trắng. Hiện chưa rõ chất gì được chứa bên trong hai gói "lạ" này.
Chiếc đĩa do độc giả Nguyễn Thị Thơ, trú tại Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội gửi. Liên lạc với phóng viên, bà Thơ cho biết, tối ngày 8/4, trong khi mấy đứa trẻ nhà bà chơi với nhau đã vô tình làm rơi vỡ chiếc đĩa và bất ngờ phát hiện ra hai gói nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa.
Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ "Made in China". Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.
Nhiều gia đình sử dụng loại đĩa hoa in hồng này
Mặt sau của chiếc đĩa
Hai gói "lạ" có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần. Hiện không rõ bên trong hai gói "lạ" này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.
Quan sát kỹ, chúng tôi thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.
Có người phán đoán, đây là chiếc đĩa phát nhạc, khi rung lắc có thể phát ra âm thanh. Người khác cho rằng, chiếc đĩa này do dân chơi xóc đĩa tự chế, và những gói lạ có thể chứa nam châm để hút những đồng xu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt thử vật làm bằng sắt vào thì không thấy có hiện tượng hút.
Chúng tôi sẽ chuyển chiếc đĩa này đến các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định và sớm có câu trả lời chính xác về gói "lạ" để đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân.
Theo 24h
Hàng Trung Quốc phải giấu nơi sản xuất Bị người tiêu dùng nhiều nước tẩy chay và đề phòng vì chất lượng kém, hàng hóa Trung Quốc vẫn tìm mọi chiêu trò để "thay tên đổi họ". Đã xuất hiện những sản phẩm Trung Quốc cố tình thay đổi dòng chữ "made in China" thành "made in PRC" nhằm đánh lừa người tiêu dùng hay bán hàng trên mạng với giá...