Nghi ngờ chị dâu tự tiện lấy đồ của mình dùng, em chồng tức nghẹn với câu trả lời khi tìm hỏi
Các chị cứ bảo sống chung với mẹ chồng thì phải chịu nhiều ấm ức nhưng em sống chung với chị dâu còn gặp nhiều chuyện khó ở hơn đây.
Nhà em có 2 anh em, anh trai và em. Bố mẹ em ở quê nhưng cũng kinh doanh, buôn bán ổn định nên không phải khó khăn gì. Vì vậy mà khi anh trai em lấy vợ, ông bà cho tiền mua hẳn một căn chung cư trên thành phố.
Do đặc thù công việc nên anh trai em thường xuyên phải đi làm xa nhà. Vì vậy mà sau khi cưới xong, bố mẹ em bảo em về sống chung với chị dâu cho có chị có em. Nhà có 2 phòng nên em với chị dâu mỗi người ở 1 phòng. Chị đi làm còn em cũng đi học cả ngày nên dường như không mấy khi chạm mặt nhau. Nhưng em vẫn vô cùng khó chịu với chị.
Từ ngày dọn về ở cùng, mỗi lần em mua được chiếc áo nào đẹp đẹp hay chiếc quần nào xinh xinh là chắc chắn mất. Ban đầu em cũng không nghi ngờ gì chị dâu và nghĩ mình đểnh đoảng nên để ở đâu đấy. Cho đến khi chị dâu mặc đồ của em và ngang nhiên đi qua đi lại trước mặt. Thấy thế nên em hỏi:
- Ơ. Sao bộ quần áo này giống của em thế? Chị có lộn không?
- Ô hay! Mình mày có quần áo như thế này đấy à?
- Em thấy giống đồ của em bị mất nên hỏi. Nếu không phải thì thôi vậy.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Em đã nói thế rồi nhưng chị dâu vẫn gọi điện cho chồng để mách rằng em vu oan cho chị lấy trộm đồ. Đương nhiên anh trai em sẽ lại gọi em để nhắc nhở rằng đừng có hỗn với chị. Bố mẹ em thì bảo có mỗi bộ quần áo, đừng gây chuyện căng thẳng trong nhà.
Nhưng không dừng lại ở đó. Chuyện ngày càng nghiêm trọng khi em cứ mua thỏi son nào mới là mất thỏi đấy. Phấn nước em mua về dùng 1 lần, để trong phòng mà quên khóa cửa là chắc chắn mất.
Thế rồi, hôm trước, có lần em tình cờ vào phòng chị dâu thì tá hỏa khi thấy toàn là đồ trang điểm của mình. Em đem chuyện này ra nói thì vẫn câu trả lời quen thuộc: ‘Mình mày có đấy à?’. Em tức điên mà không làm gì được. Không lẽ em phải đánh dấu để nhận biết đâu là đồ của em à?
Rồi hôm qua, em vội đi chơi với bạn nên quên khóa cửa phòng. Và như một thói quen, em lại mất lọ serum. Mà không chỉ có thế, đồ trang điểm ngày nào em cũng dùng nên xê dịch hay thay đổi như thế nào em đều biết. Em không có ý đổ tội cho chị dâu luôn nhưng nhà có 2 chị em, không lẽ trộm vào nhà em chỉ để lấy đi lọ serum à?
Thậm chí, nhật ký em viết để trong ngăn kéo tủ mà chị dâu còn đọc rồi đi kể cho mọi người. Thực sự đến nước này em không chịu được nên khóc lóc đòi bố mẹ cho ra ở riêng nhưng mẹ lại khuyên em chịu khó chứ nhà có mấy người, làm ầm lên người ta cười cho.
(Ảnh minh họa)
Nhưng bố mẹ ở quê nên chẳng biết em phải chịu đựng gì. Còn anh trai thì chỉ nói chuyện với vợ qua điện thoại, không biết chị ấy như thế nên bênh chằm chặp. Anh ấy còn bắt em phải giúp đỡ chị dâu mọi việc.
Thực ra chẳng cần anh trai phải dặn vì việc nhà và lau dọn các thứ đều do em làm hết chứ chị có phải làm gì đâu. Những việc ấy với em là đơn giản nhưng riêng chuyện lấy đồ của em dùng là em không thể chấp nhận được. Em phải làm gì bây giờ đây? Không lẽ cứ phải sống cảnh này mãi sao?
Theo netnews.vn
Chị dâu gửi con ăn nằm ở dề mỗi ngày đều đặn "trả công" 50 ngàn, em chồng góp ý thì bị mắng thế này
Cứ đều đặn, buổi sáng chị dâu lại đưa con đến nhà An và gửi gắm cô trông giúp, kèm theo tờ tiền 50 ngàn được giúi vội vàng vào tay. Tối muộn, chị mới đến đón con về mà chưa một lần mở lời cảm ơn.
Trong mắt Châu, chị dâu chưa bao giờ là một người có thể thân thiết được, bởi trong nhiều chuyện cô không thấy được ở chị sự chân thành. Diệp - chị dâu Châu hơn cô 1 tuổi, nhưng suy nghĩ và sự sâu sắc thì thua xa em chồng. Diệp về làm dâu con trong nhà đến nay đã 3 năm, nhưng ngay từ sau cưới 1 tháng, cô đã ra ngoài ở riêng. Đây là ý của Diệp, vì thời điểm đó anh trai Châu chưa sẵn sàng ra ngoài sống tự lập nên có ý định trì hoãn. Vì Diệp nằng nặc quả quyết rằng nếu không đồng ý ra riêng thì cô sẽ ly hôn, nên hai vợ chồng thuê tạm một căn nhà nhỏ gần nhà chồng để ở tạm.
Châu và chị dâu cùng sinh con một năm. Châu lấy chồng rồi mua nhà ở gần nhà đẻ nên mẹ cô cũng theo cùng sang nhà con gái để tiện chăm sóc. Còn Diệp thì đưa con về ngoại ở đến hết cữ mới lên. Hết 6 tháng, Diệp quay trở lại đi làm. Còn Châu thì vì sức khỏe của em bé yếu nên quyết định nghỉ thêm ở nhà để có thời gian chăm con. Bà ngoại cũng phải đi làm nên một ngày chỉ ghé qua giúp được vào buổi chiều tối. Còn lại, gần như toàn bộ thời gian trong ngày chỉ có hai mẹ con tự trông nhau.
Khó chịu bắt đầu nảy sinh kể từ khi Diệp đi làm lại nhưng không nhờ được mẹ đẻ lên trông con hộ. Tính tình không hợp mẹ chồng cho lắm nên cô đành đánh tiếng nhờ em chồng trông giúp. Ban đầu, Châu cứ nghĩ rằng Diệp chỉ gửi con thời gian ngắn, cho tới khi nào tìm được người trông giúp thì thôi, vả lại thấy cháu còn nhỏ mà anh chị vẫn đang phải ở nhà thuê nên cũng vui vẻ nhận lời. Một ngày bị xoay vần bởi hai đứa trẻ, chẳng sung sướng gì nhưng trong thâm tâm, Châu nghĩ: thôi thì đằng nào cùng một công chăm con, mình chăm thêm cháu nữa cũng không vấn đề gì. Nhưng được vài ngày, Châu đã mệt phờ râu vì đánh vật với hai đứa nhỏ đang cần được quan tâm. Cô đành phải cầu cứu bà ngoại, nghỉ làm ở nhà để giúp chăm hai cháu.
Ảnh minh họa
Giải quyết được khó chịu này thì khó chịu khác lại đến. Vốn từ trước, Diệp khi đến gửi con mỗi ngày đều mặc nhiên coi đó như một việc đương nhiên, chẳng bao giờ chủ động đóng góp gì hay thậm chí nói với Châu một lời cảm ơn. Tiền sữa, bỉm đều do Châu chi, thế là thành ra tuy sinh một đứa nhưng cô vất vả chẳng khác gì sinh đôi. Mãi sau này, có lẽ gửi con tay không thì ngại nên Diệp cứ mỗi sáng đến lại móc ra tờ 50 nghìn dúi vào tay em chồng và bảo: "Chị gửi cô tiền sữa cho cháu". Thái độ cũng chẳng vui vẻ gì cho lắm.
Đến khi bà nghỉ ở nhà giúp Châu chăm cháu, Diệp lại càng nhởn nhơ. Trước đây, cứ hết giờ làm là cô về ngay để đón con nhưng giờ thì khác, có hôm tới 8h tối, Diệp mới ghé nhà em chồng đưa con về. Riết mãi, cứ nhắc đến chị dâu là Châu lại ngán ngẩm thở dài. Nhà người ta thì chị em dâu có khi còn ngại nhau mỗi lần nhờ vả, đằng này thì...
Cho tới một lần, Châu càng thêm tức phát điên khi phát hiện ra sự thật phía sau việc gửi con của chị dâu. Một lần mua hàng online, Châu mua một món hàng do đồng nghiệp của Diệp bán. Thấy có bạn chung nên cô tiện mồm hỏi han về chị. Thì gặp đúng phải cô đồng nghiệp "có tâm", có lẽ cũng không ưa gì Diệp nên có gì về cô cũng cứ tuôn ra một tràng. Cô đồng nghiệp kể rằng ở cơ quan, ngày nào Diệp cũng oang oang nói rằng cô chẳng cần lo về sớm hay muộn đón con như mọi người vì đã có chỗ gửi con tin tưởng rồi. Thường thì công ty nghỉ từ 5h nhưng hôm nào Diệp cũng nán lại để "buôn dưa lê" hay lang thang mua sắm đến 6-7h mới về. Một phần nữa, cô từng nói cố tình về muộn để đỡ phải tắm rửa hay cho con ăn tối, "cứ để bà và cô nó lo, đến lúc mình đón về chỉ việc cho ngủ. Thế là khỏe re!" - Diệp bảo.
Ảnh minh họa
Mỗi lời cô đồng nghiệp kể lại giống như góp thêm củi vào đống lửa giận đùng đùng của Châu. Hóa ra lời giải thích "bận họp", "bận tiếp khách", bận nọ bận kia của chị dâu là thế này đây...
Đến tối hôm đó, khi Diệp đến đón con, Châu đang sẵn cơn tức xả cho bà chị một tràng nhiếc móc về thái độ vô trách nhiệm của Diệp. Nhưng chẳng phải dạng vừa, cô chị cũng đáp lại đáo để không chịu thua một tiếng. Chốt hạ, Diệp còn quẳng lại cho Châu nụ cười khẩy trước khi ngúng nguẩy bỏ đi: "Chăm cháu một tí mà cứ như là ban ơn ban phước vậy. Dù gì cũng là máu mủ ruột thịt của cô, con cháu của dòng họ nhà cô, cô xem làm như vậy có quá đáng không?".
Nghe lời cuối của chị dâu mà Châu chỉ biết ngửa cổ kêu trời: "Hóa ra, làm ơn mắc oán là có thật".
THeo afamily.vn
Cả nhà chồng khinh bỉ hai vợ chồng tôi vì "suốt ngày ngồi nhà không chịu ra ngoài kiếm tiền" để rồi một ngày họ phải sốc Các con đang làm ăn tốt ở thành phố thì về đây làm gì, mở cửa hàng ra mà chẳng có ai đến xem thế này làm xấu mặt bố mẹ. Vợ chồng tôi cùng học trường nghệ thuật, sau khi lấy nhau thấy cuộc sống ở thành phố tù túng bí bách chúng tôi quyết định về quê chồng sống vì không...