Nghi lừa xuất khẩu các container điều sang Ý, doanh nghiệp ký hợp đồng rất nhỏ, Bộ NNPTNT khuyến cáo “nóng”
Liên quan đến vụ nghi lừa đảo xuất khẩu các container điều sang Ý, Bộ NNPTNT khuyến cáo các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phải phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, Thương vụ Việt Nam tại nước nhập khẩu để tìm hiểu rõ về đơn vị môi giới, khách hàng, ngân hàng thanh toán để tránh những rủi ro trong thương mại.
Vụ nghi lừa đảo xuất khẩu các container điều sang Ý, Bộ NNPTNT kiến nghị khẩn Chính phủ
Liên quan đến vụ nghi lừa đảo xuất khẩu các container điều sang Ý, sau khi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý vụ việc, ngày 17/3/2022, Bộ NNPTNT đã có văn bản số 1582/BNN-HTQT gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo vụ việc.
Trên cơ sở thông tin và tình hình xử lý vụ việc cho tới thời điểm này, qua văn bản, Bộ NNPTNT cho biết, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và Hiệp hội Điều Việt Nam theo dõi sát vụ việc, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ, tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Chỉ đạo Hiệp hội Điều Việt Nam và các doanh nghiệp tiếp tục làm việc với Văn phòng luật sư Davide Gallasso và Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Italia để làm việc với các cơ quan thẩm quyền của Italia chưa thông quan với 36 container hàng đang mất chứng từ gốc hoặc chỉ cho thông quan khi có xác định của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (bên bán).
Liên quan đến vụ nghi lừa đảo xuất khẩu các container điều sang Ý, Bộ NNPTNT khuyến cáo các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phải phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, Thương vụ Việt Nam tại nước nhập khẩu để tìm hiểu rõ về đơn vị môi giới, khách hàng, ngân hàng thanh toán để tránh những rủi ro trong thương mại. (Ảnh minh họa)
Bộ NNPTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông và Vận tải làm việc với các hãng tàu vận tải 36 container hàng đang thất lạc hồ sơ gốc để phối hợp giữ hàng, tạo điều kiện cho bên luật sư xử lý dứt điểm vụ việc, để doanh nghiệp được lấy lại hàng và tái xuất sang thị trường khác;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với các ngân hàng thương mại (là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền cho công ty xuất khẩu) rà soát lại quá trình thực hiện giao dịch với ngân hàng của bên mua hàng để xác định nguyên nhân và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xử lý hồ sơ của những lô hàng đang thất lạc hồ sơ gốc;
Giao Bộ Công an tìm hiểu vụ việc, nếu phát hiện có yếu tố phạm pháp là các tổ chức, cá nhân trong nước thì xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam; là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, làm việc với Interpol để xử lý theo quy định quốc tế.
Video đang HOT
“Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, khi sân chơi ngày một lớn, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với những thách thức, rủi ro. Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Hiệp hội Điều Việt Nam phổ biến cho các doanh nghiệp kiến thức kinh tế, thương mại quốc tế tốt, thận trọng khi giao dịch với các bạn hàng mới để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra” – Bộ NNPTNT khẳng định.
Bộ NNPTNT cũng khuyến cáo các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phải phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, Thương vụ Việt Nam tại nước nhập khẩu để tìm hiểu rõ về đơn vị môi giới, khách hàng, ngân hàng thanh toán để tránh những rủi ro trong thương mại.
Vụ nghi lừa đảo xuất khẩu các container điều sang Ý; Con số chính xác là 74 container
Liên quan đến vụ nghi lừa đảo xuất khẩu các container điều sang Ý, báo cáo diễn biến vụ việc với Văn phòng Chính phủ, Bộ NNPTNT cho biết, thông qua Công ty môi giới Kim Hạnh Việt, 5 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều đã ký hợp đồng với một số khách hàng Italia để xuất khẩu nhân điều sang Italia. Tổng lượng hàng xuất khẩu là 74 container hàng. Các doanh nghiệp Việt thực hiện hợp đồng với phương thức thanh toán nhờ thu, hay còn gọi là “Trả tiền nhận chứng từ D/P”.
Sau khi làm thủ tục xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam lấy được bộ chứng từ từ hãng vận chuyển. Chứng từ sau đó được chuyển đến cho ngân hàng của người bán tại Việt Nam. Ngân hàng phía Việt Nam chuyển phát nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của nhà nhập khẩu ở Châu Âu. Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ.
Với bộ chứng từ này, người mua có thể nhận hàng tại cảng và ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng phía Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi bộ chứng từ gốc từ Việt Nam chuyển qua châu Âu đã “thất lạc”.
Sau khi phát hiện ra các dấu hiệu nghi lừa đảo, doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thu hồi các bộ chứng từ gốc. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tính đến 15/3/2022, còn 36/74 container hàng với giá trị 162 tỷ đồng đang thất lạc chứng từ;
Trong đó, có 8 container hàng đã cập cảng Genova của Italia, container hàng còn lại sẽ đến cảng của Italia vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2022.
Đối với 36 container hàng này, phía doanh nghiệp Việt Nam không còn quyền kiểm soát đối với container hàng.
Theo pháp lý quốc tế, các hãng tàu bắt buộc phải giao hàng cho người nhận khi họ cung cấp đầy đủ chứng từ (bản chứng từ gốc mà các doanh nghiệp Việt Nam đang thất lạc) và nộp phí nhận hàng.
Đối với các container đã thu hồi được bộ chứng từ gốc, các doanh nghiệp đang tìm kiếm đối tác tại Châu Âu để bán lại nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Hiện nay, Văn phòng luật sư Davide Gallasso (đơn vị được doanh nghiệp Việt Nam thuê) đang phối hợp với bộ phận Thương vụ Việt Nam tại Italia để xử lý vụ việc này.
Phía luật sư cho biết đã làm việc với công an hải quan, các hãng tàu và lấy phán quyết từ toà án để hàng không được thông quan dù họ có trong tay bộ giấy tờ gốc.
Phía luật sư cũng đang tiếp tục làm việc với các ngân hàng để xem ai là người chịu trách nhiệm cho vụ việc này, đồng thời, sẽ làm việc để lấy lại quyền sở hữu hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chỉ nên thực hiện '3 tại chỗ' ở nơi dịch bệnh vẫn kiểm soát được
Chỉ nên tính toán thực hiện mô hình "3 tại chỗ" ở các địa phương có tình hình dịch bệnh vẫn ở diện "kiểm soát được".
Đây là đề nghị của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong công văn khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngày 31/7. Điểm nổi bật được Ban IV nêu lên trong công văn này là những bất cập trong việc áp dụng mô hình "3 tại chỗ" và việc đảm bảo các chuỗi vận tải hàng hóa, xuất, nhập khẩu.
Công nhân Công ty Gunzetal Việt Nam lên dây chuyền sản xuất đảm bảo đầy đủ các vị trí công việc. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN
Xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình "3 tại chỗ"
Theo ông Trương Gia Bình, Trưởng ban IV, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu thực hiện "3 tại chỗ" (ăn - ở - sản xuất) trong các nhà máy là để tạo lập các khu sản xuất an toàn, cách ly với nguy cơ dịch bệnh nhằm bảo vệ chuỗi sản xuất, cung ứng và duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều nhà máy không đáp ứng được yêu cầu này và đã phải tạm dừng sản xuất bởi không đủ khả năng tổ chức, thu xếp cơ sở vật chất phục vụ ăn, nghỉ tại chỗ cho hàng nghìn lao động trong thời gian quá ngắn, hoặc do công năng thiết kế trước đó của các nhà máy hạn chế, không sẵn sàng cho hoạt động ăn, ở, ngủ nghỉ thời gian dài của hàng trăm, hàng nghìn con người.
Mô hình "3 tại chỗ" đã được các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh vận hành tương đối hiệu quả, bằng sự tuân thủ nghiêm của doanh nghiệp với các hướng dẫn về phòng chống dịch và sự hỗ trợ sát sao của các cấp chính quyền. Tại các tỉnh phía Nam, số doanh nghiệp nỗ lực áp dụng mô hình này cũng không ít. Tuy nhiên, thông tin nhanh từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng (Dệt May Việt Nam, Điện tử Việt Nam, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chế biến Gỗ và Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh...) trong những ngày qua cho thấy, đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình "3 tại chỗ" ở một số nhà máy có số ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày.
"Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng hết sức quá tải, hiện khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối, khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn", bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV cho hay.
Trong bối cảnh dịch ngày càng diễn biến phức tạp, chính quyền các cấp và Ban Quản lý khu công nghiệp ở một số địa phương phía Nam đã ban hành các văn bản yêu cầu doanh nghiệp tăng cường xét nghiệm SARS-CoV-2 cho nhân viên, nhưng lại không làm rõ các kịch bản y tế liên quan khiến cho doanh nghiệp càng thêm áp lực vì chi phí xét nghiệm quá lớn mà không đánh giá được hiệu quả cụ thể. Hay như Tiền Giang, ngay khi doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ đồng để thực hiện mô hình "3 tại chỗ" thì tỉnh này lại vừa ra thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp đang áp dụng "3 tại chỗ" trong khu, cụm công nghiệp kể từ ngày 05/8/2021 khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh hết sức bị động, khó khăn.
Từ bài học ở Bắc Giang và Bắc Ninh, Ban IV và các hiệp hội đã đề xuất nên tính toán thực hiện mô hình "3 tại chỗ" ở các địa phương có tình hình dịch bệnh vẫn ở diện "kiểm soát được".
"Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, với mức độ lây lan dịch bệnh trong thời gian dài, mầm bệnh ủ ở nhiều khu vực và trên nhiều người lao động thì các nhà máy '3 tại chỗ' dù tổ chức xét nghiệm nghiêm túc trước khi tiến hành vẫn khiến doanh nghiệp gặp rủi ro, khả năng bùng phát bệnh là rất cao", bà Thủy nói.
Đi kèm với việc thực hiện "3 tại chỗ", Ban IV cho rằng, một quy trình phối hợp công - tư chặt chẽ và một quy trình giám sát nghiêm túc trong quá trình triển khai để phát hiện và ứng phó sớm với mọi vấn đề phát sinh là hết sức cần thiết.
Các địa phương yêu cầu doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" cần xây dựng và công bố công khai các phương án y tế, quy trình xử lý nhanh chóng trong trường hợp có F0 tại nhà máy "3 tại chỗ" và phổ biến, thảo luận trước với doanh nghiệp để phối hợp mọi nguồn lực ứng phó khi thực tiễn phát sinh. Hạn chế tối đa các tình huống doanh nghiệp báo nghi ngờ phát dịch thì chính quyền hoặc chậm trễ trong việc kiểm tra, hoặc kiểm tra xong chỉ yêu cầu phong tỏa toàn bộ hàng trăm, hàng nghìn lao động tại một chỗ, khiến dịch lan cấp số nhân trong nhà máy.
Đối với những tỉnh phía Nam đã xuất hiện các nhà máy "3 tại chỗ" có nhân viên, người lao động phát hiện là F0, Ban IV đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì họp khẩn cấp với các tỉnh, có thể mời đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia để đánh giá tình hình, bàn bạc thấu đáo các giải pháp nhằm tìm ra phương án có khả năng giảm thiểu thiệt hại lớn nhất cho cả địa phương và doanh nghiệp.
Đảm bảo các chuỗi vận tải hàng hóa và xuất, nhập khẩu
Thời gian qua, tình trạng lộn xộn, đứt gãy vận tải hàng hóa đã được nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, báo đài phản ánh, một phần xuất phát từ cách làm, cách hiểu và diễn giải các quy định phòng, chống dịch khác nhau ở các địa phương. Văn bản số 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã tháo gỡ nhiều khúc mắc lớn liên quan tới tình trạng này.
Tuy nhiên, vận tải hàng hóa chỉ là một khâu trong chuỗi tiêu dùng và chuỗi xuất, nhập khẩu, còn nhiều bộ phận khác có hoạt động liên quan. Vì vậy, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban IV và các hiệp hội đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hoặc giao đầu mối các bộ, ngành, địa phương rà soát và áp dụng quy định, điều kiện đi lại thống nhất cho các nhóm nhân sự chuyên làm thủ tục xuất, nhập khẩu, nhân viên cảng, nhân viên bốc xếp... tương tự như nhóm vận chuyển hàng trong nội thành (shipper) đã được tính toán các biện pháp quản lý để đi lại thực hiện công việc mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Ngoài ra, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng xem xét, đánh giá kỹ "quy trình vận tải an toàn - lái xe không tiếp xúc" mà Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Hiệp hội Ô tô - Vận tải Việt Nam đã kiến nghị, bởi việc sử dụng kết quả xét nghiệm sàng lọc COVID-19 (gồm cả kết quả xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR) như là giấy thông hành hiện nay, theo ý kiến nhiều chuyên gia y tế, là chưa đúng với bản chất ý nghĩa của việc xét nghiệm và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hải Phòng tạo điều kiện tối ưu để các dự án FDI phát triển bền vững Ngày 17/3, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn công tác của thành phố đến thăm và làm việc tại một số dự án trong Khu Kinh tế Hải Phòng. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang thăm một dự án sản xuất trong Khu Công nghiệp Đình Vũ. Sau khi thăm khu vực sản xuất...