Nghỉ lễ chỉ muốn du lịch cùng bạn, người yêu, không muốn đi cùng bố mẹ
Sau thời gian làm việc mệt mỏi, mỗi kỳ nghỉ lễ nhiều người lựa chọn đi du lịch để xả stress.
Tuy nhiên, có một sự thật là các bạn trẻ ngày nay thích đi du lịch với bạn bè, người yêu hơn là đi cùng bố mẹ hay những người lớn tuổi. Trong khi lúc nào cũng luôn miệng nói “con nhớ bố mẹ lắm” nhưng mỗi kỳ nghỉ vẫn dành thời gian riêng cho bản thân nhiều hơn thay vì về quê thăm gia đình.
Nhiều bạn trẻ mệt mỏi vì phải đi du lịch cùng người già mỗi dịp lễ tết.
Du lịch là phải đi cùng bạn bè, người yêu
Đã bao lâu rồi bạn không đi du lịch cùng bố mẹ? Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi đó trong đầu mỗi khi đi du lịch cùng bạn bè, người yêu? Tôi có một hội bạn thân thời đại học, cứ mỗi dịp nghỉ lễ là tin nhắn trong nhóm thông báo liên tục. Ai cũng lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi xa. Năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Trong khi cả nhóm đang hào hứng thì một cô bạn của tôi đang phải đau đầu vì bố mẹ đột nhiên nhắn về quê đi du lịch chung với gia đình nhà bác. Bạn tôi đang xin cả đám lời khuyên viện ra một lý do để từ chối. Dù không muốn đi nhưng bố mẹ nó cứ bắt “lần này đông đủ anh chị em, đi đi cho vui con ạ, chẳng mấy khi”. Chúng tôi cũng đành bảo nó “thôi lần này đi cùng gia đình đi cũng được, tụi mình còn nhiều dịp mà”. Nghe vậy nó lập tức chốt hay “ôi dồi ôi, đi thế nào mà đi, cả năm mới có kỳ nghỉ lễ lại đi chơi cùng các ông bà già thì chán phèo”.
Ai ai cũng háo hức đến kỳ nghỉ lễ để được đi du lịch cùng bạn bè, người yêu.
Theo cô bạn tôi kể, nhà bác cũng có mấy anh chị họ nhưng không thân thiết lắm, đi chơi cũng chẳng biết nói chuyện gì. Bố mẹ thì chẳng ai biết chụp ảnh. Nhiều khi muốn nhờ mọi người chụp hộ tấm ảnh sống ảo mà chẳng được tấm nào ra hồn. Đã thế đi biển mà chẳng được mặc bikini vì có người lớn. Như thế chẳng thà ở nhà cho xong.
Cô em đồng nghiệp chỗ tôi làm cũng vừa khoe được người yêu đặt vé cho đi du lịch Phú Quốc 4 ngày 3 đêm. Cô nàng nghe có vẻ hí hửng lắm, hôm nào cũng gửi ảnh hỏi “chiếc váy này thế nào?”, “cái kính này ra sao?”, “em mặc thì có được không?”. Vậy nhưng khi nó đang hí hửng thì người yêu lại hủy kèo phút chót vì bố mẹ đặt vé cho cả nhà đi du lịch. Mặc dù người yêu nó không muốn đi chung cùng gia đình nhưng cũng đành chịu.
Nhiều người đã hào hứng chuẩn bị chuyến du lịch với người yêu trước nghỉ lễ cả tháng trời. (Ảnh: Du lịch Quy Nhơn)
Thế là cô nàng ấm ức suốt cả buổi bởi đã lỡ bảo với bố mẹ kỳ nghỉ lễ này bận việc cơ quan không về được, chẳng lẽ bây giờ lại lù lù về nhà. Người yêu cô nàng cũng rủ đi du lịch cùng gia đình anh. Tôi nghe thế cũng khuyên thì thì đi cùng cho vui. Nhưng nó gạt phắt đi. “Ôi chị ơi, bọn em đã cưới xin gì đâu mà đi cùng. Đi cùng rồi lại phải giữ ý giữ tứ, làm này làm kia mệt mỏi lắm”. Tôi nghe thấy cũng có lý bởi đến cô bạn tôi đi du lịch cùng người nhà nó còn chẳng thích nữa là đi cùng nhà người yêu.
Nghịch lý nhớ bố mẹ nhưng nghỉ lễ lại không về nhà
Video đang HOT
Có một nghịch lý của không ít bạn trẻ ngày nay, mặc dù luôn miệng nói nhớ bố mẹ, thèm cơm mẹ nấu nhưng được nghỉ lại chẳng mấy khi về nhà. Bởi về nhà thì cũng chỉ quanh quẩn đi từ nhà ra sân, ăn bữa cơm cùng bố mẹ rồi lại ai làm việc nấy. Thay vì như vậy, một số bạn lựa chọn đi chơi với bạn bè, người yêu. Thậm chí, có những chuyến đi còn được lên lịch trước cả vài tháng.
Hội bạn thân của chị gái tôi đã lên lịch đi chơi 30/4, 1/5 từ khi còn Tết Nguyên Đán. Cả nhóm có 3 gia đình chơi thân với nhau đều đã có con cái nhưng vẫn rất máu đi chơi. Lần này, hội anh chị tôi dự định đi du lịch Thái Lan 4 ngày 3 đêm. Để tự do thoải mái, các ông bà còn đưa hết con về nhà ngoại gửi. Thế là thay vì về nhà chơi cùng gia đình, anh chị lại mang thêm việc về cho bố mẹ. Thương con, thương cháu nên bố mẹ tôi cũng rất sẵn sàng. Còn anh chị thì cứ hí hứng “dì yên tâm về chị mua quà cho tha hồ mà chọn”.
Mặc dù rất nhớ bố mẹ nhưng chẳng có bạn trẻ nào lại muốn đi du lịch cùng người già.
Trước đây tôi cũng có một cô bạn cùng phòng, ngày nào cũng thấy nó gọi điện nói chuyện với mẹ. Hai mẹ con nó tình cảm lắm, hôm nào bạn tôi cũng ỉ ôi nhớ mẹ lắm, thèm cơm mẹ nấu. Thế nhưng nỗi thèm ấy sẽ được giải quyết bằng cách mẹ gửi đồ ăn lên cho. Nó sẽ ra bến xe nhận đồ ăn mẹ nấu thay vì về quê ăn bữa cơm cùng gia đình. Cô bạn tôi cũng bảo không phải nó không muốn về mà lu bu công việc quá.
Có tuần thì phải chạy deadline ở công ty, có tuần thì đi đám cưới bạn, có tuần thì người yêu lại rủ đi chơi. Nhiều khi đi đám cưới bạn ở quê nó cũng chẳng ghé về qua nhà bởi về có chốc lát rẽ vào cũng không tiện. Thế là mỗi lần về quê đi đám cưới cô bạn của tôi lại phải lén lén lút lút sợ mẹ phát hiện.
Bố mẹ đôi khi chỉ mong muốn cùng con cái ăn bữa cơm đoàn viên. (Ảnh minh họa: Sinchew)
Hay một trường hợp khác là Kim Ngân (21 tuổi, sinh viên năm cuối đại học) từ Tết Nguyên Đán đến nay không về nhà. Mặc dù rất nhớ bố mẹ nhưng vì bận rộn với việc học năm cuối, thực tập rồi đồ án tốt nghiệp, khóa luận liên miên không dứt ra được. Mỗi kỳ nghỉ lễ định về quê thì người yêu lại rủ ở lại đi chơi. Dù có đôi chút phân vân nên về quê thăm bố mẹ hay ở lại đi chơi cùng người yêu nhưng Ngân vẫn lựa chọn phương án thứ 2. Bởi về quê thì bố mẹ cũng đi làm cả ngày, không có khái niệm ngày nghỉ lễ. Quanh đi quẩn lại với 4 bức tường thì chẳng thà ở thành phố đi chơi cùng người yêu cho xong.
Hãy dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn thay vì những sở thích cá nhân. (Ảnh minh họa: Crossing)
Đừng để nỗi nhớ chỉ là lời nói suông
Trên thực tế, không ít bạn trẻ thích đi chơi, đi du lịch cùng bạn bè, người yêu hơn là với bố mẹ của mình. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi khoảng cách thế hệ, tuổi tác sẽ khó có điểm chung. Hơn nữa, khi đi chơi cùng người lớn sẽ bị gò bó thời gian, không thoải mái về trang phục, ăn uống. Tuy nhiên, thời gian của chúng ta còn nhiều nhưng bố mẹ lại ngày càng già đi. Đừng để những lời từ chối nhất thời của mình thành hối hận cả đời tại sao không dành nhiều thời gian cho bố mẹ hơn.
Bố mẹ thực ra cũng rất muốn đi du lịch cùng con cái chỉ là chưa có cơ hội. (Ảnh minh họa: VnExpress)
Có thể phụ huynh không giỏi việc chụp ảnh, bắt trend nhưng thay vào đó bạn có thể chụp ảnh cho bố mẹ. Bạn có thể đặt những bộ quần áo gia đình để dẫn bố mẹ đi chơi, cả nhà cùng chụp ảnh. Đôi khi chúng ta thực sự yêu thương nhưng lời nói cứ để trong lòng không thể hiện bằng hành động thì phụ huynh cũng không thể hiểu được. Bố mẹ nào mà chẳng thương con, muốn chiều theo sở thích của con. Tuy nhiên, nhìn thấy gia đình nhà người ta sum vầy mà chẳng thấy con cái mình đâu sẽ chạnh lòng lắm chứ?
Chính vì thế, chúng ta cần cân bằng thời gian dành cho bản thân và gia đình, bạn bè. Đặc biệt, gia đình luôn là những người được ưu tiên hàng đầu. Tôi vô cùng tâm đắc với câu nói nổi tiếng trong một bộ phim truyền hình “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn những thứ khác có hay không cũng không quan trọng”. Gia đình là nơi sinh ra, nuôi chúng ta khôn lớn, mỗi khi có khó khăn, mệt mỏi gia đình cũng là nơi chào đón chúng ta đầu tiên. Bởi thế, thay vì chỉ nghĩ đến gia đình những lúc buồn, những lúc mệt mỏi thì hãy dành niềm vui cho những người thân yêu của mình.
Đối với bố mẹ có thể ở bên cạnh con cái là niềm hạnh phúc nhất.
Có thể bố mẹ cả đời chẳng bao giờ dám đi du lịch, nhưng chỉ cần bạn mở lời thuyết phục, chắc chắn họ sẽ đồng ý. Kỳ nghỉ lễ này, hãy tạo sự bất ngờ cho bố mẹ bằng cách này bạn nhé.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Con gái lấy chồng xa và muôn chuyện buồn mỗi dịp nghỉ lễ
Người ta vẫn thường bảo nhau: "Con gái mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho" - Không chỉ ngày xưa mà cho đến thời điểm hiện tại, dù xã hội có nhiều thay đổi, ông bà, bố mẹ, người thân vẫn thường khuyên bảo con gái nên lấy chồng gần.
Kết hôn với một người gần nhà, chưa dám nói đến chuyện hạnh phúc ra sao, nhưng nhiều người cho rằng, bạn sẽ được lợi nhiều hơn mất.
Gả con gái đi lấy chồng, bố mẹ cũng mang nhiều tâm tư. (Ảnh minh họa: Hoàng Đạt)
Nhân duyên nhiều khi không thể tự ta quyết định sẽ đến với người ở gần hay xa. (Ảnh minh họa: Pinterest)
"Nhớ nhà lắm, nhưng làm sao mà về"
Tôi có một cô bạn tên H. năm nay cũng đã gần 30 tuổi. Cô ấy sinh ra và lớn lên tại mảnh đất đầy nắng và gió Buôn Ma Thuột. H. ra Hà Nội và học tập từ năm 18 tuổi và ở lại mảnh đất Thủ đô cũng đã 10 năm nay. Cô ấy có tâm sự với tôi rằng, lúc đầu, bản thân chỉ dự định sẽ ra Bắc để học tập, sau đó sẽ trở về quê hoặc tìm việc ở những thành phố gần nhà. Thế nhưng, người tính đâu bằng trời tính. H. quen biết và đem lòng yêu một chàng trai gốc Hà Nội. Cả 2 gắn bó với nhau từ lúc còn là những cô, cậu sinh viên. Một thời gian sau khi ra trường, cả 2 quyết định tiến tới hôn nhân.
Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Ngày H. quyết định kết hôn, bên cạnh niềm hạnh phúc của cô dâu mới, tôi nhận thấy cô ấy vẫn có những nỗi niềm riêng. Điều khiến H. lo lắng nhất đó chính là khoảnh cách giữa 2 gia đình. H. từng nói với tôi rằng: "Có nằm mơ cũng không nghĩ tới lại lấy chồng xa như thế".
Ngày đi lấy chồng, các cô dâu thường rất xúc động. (Ảnh minh họa: B.)
Sau khi kết hôn, công việc bận rộn quanh năm, cô ấy chỉ có thể gọi điện về để hỏi thăm bố mẹ của mình. Năm nay, dịp nghỉ lễ kéo dài nhiều ngày, H. dự định sẽ về thăm gia đình ít hôm. Thế nhưng, chưa kịp làm gì, H. đã được mẹ chồng thông báo 30/4 năm nay họ hàng ở xa về chơi, cô ấy phải ở lại để phụ mẹ chồng lo cơm nước, cỗ bàn, tiếp đãi khách đến chơi nhà. Nghe tin, H. vô cùng buồn bã và hụt hẫng. Tính cách vốn nhút nhát cô ấy cũng chẳng dám nói gì thêm. Lại ngậm ngùi ở lại để hoàn thành trách nhiệm của một cô con dâu ngoan hiền.
Dịp lễ mọi người thường tập trung ăn uống, do đó, nhiều bà nội trợ cũng bận rộn hơn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhiều cô gái loay hoay để cân bằng cuộc sống sau khi kết hôn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Tôi nghĩ, câu chuyện của bạn tôi cũng chẳng phải hiếm gặp. Nhiều khi cả năm bận rộn với guồng quay công việc, chẳng thể về thăm bố mẹ thường xuyên. Háo hức trông chờ đến dịp lễ, Tết thì nhà chồng cũng nhiều việc không kém. Khó xử đứng giữa chưa biết phải làm sao.
Trong một chương trình truyền hình, đạo diễn nổi tiếng Lê Hoàng đã từng chia sẻ: "Cũng là phận làm con, ngày lễ, Tết phụ nữ cũng mong mỏi được sum vầy bên gia đình bố mẹ đẻ. Hà cớ gì phải vùi mình trong bếp nhà chồng. Hà cớ gì phải chịu đựng. Năm mới không thể chôn vùi trong quần quật. Hãy tung tăng về bên ngoại nhanh lên!". Dù vậy, nhiều người cho rằng, lý thuyết là như thế, nhưng chẳng mấy cô vợ được thoải mái vì cả ngàn lý do.
Muôn kiểu tâm tư mỗi lần nghỉ lễ
Cả năm đi làm có khi không sao, nhưng mỗi kỳ nghỉ lễ lòng lại bâng khuâng. Chị Bùi Thảo Chi (Nam Định) mang bầu gần sinh, vì vậy không về quê chơi kỳ nghỉ lễ. Ngay lập tức mẹ đẻ chị đã lên chơi với con gái ít hôm.
"Có gì mẹ cũng mang lên cho con, dù đường xá xa xôi người trẻ đi còn mệt. Lên thăm con gái, mẹ mang từ mớ rau, miếng thịt. Mẹ liên tục hỏi con gái, con rể thích ăn gì để mẹ nấu rồi về nấu nướng đủ món. Mấy ngày ở cùng con gái, mẹ làm đủ thứ, chỉ lo con bầu mệt. Lấy chồng lại còn lấy chồng xa càng thấy thương mẹ nhiều hơn. Vài tuần nữa sinh, mẹ lại lên. Nhưng từ lúc mẹ về, mình cứ ngồi khóc tu tu".
Người buồn bã vì chưa được về thăm bố mẹ, người được về lại khóc lóc chẳng muốn rời xa. Lấy chồng gần hay xa cũng đến lúc phải tạm biệt bố mẹ về nhà chồng. Mỗi người phải chấp nhận thực tại rằng ta không còn là cô công chúa bé bỏng của gia đình.
Khoảnh khắc ông bà ngoại tạm biệt con gái và cháu sau những ngày về chơi luôn khiến nhiều người cảm động. (Ảnh minh họa: B.)
Vẫn phải "giải oan" chuyện lấy chồng xa
Thế nhưng chúng ta cũng không thể đánh đồng lấy chồng xa là bất hạnh. Ở đây, có lẽ chỉ nên dùng từ "thiệt thòi". Vì lấy ở xa, các cô gái sẽ không thể thường xuyên về thăm bố mẹ. Thế nhưng, nếu bạn đang là cô gái lấy chồng xa thay vì quanh quẩn buồn phiền, hãy cố gắng nghĩ tích cực và nỗ lực làm việc để cuộc sống của mình được tốt hơn. Bố mẹ ở xa cũng có thể an tâm, yên lòng khi thấy bạn sống tốt.
Con gái đi lấy chồng, bố mẹ chỉ mong con hạnh phúc. (Ảnh minh họa: CNN)
Chuyện gì cũng có cách giải quyết của riêng nó. Đừng quá bi quan khiến bản thân kiệt quệ về tinh thần. Thay vì gặm nhấm nỗi buồn nhớ nhà, bạn có thể chia sẻ điều đó với gia đình chồng. Đặc biệt, bạn cần tâm sự và thống nhất với ông xã của mình. Cả 2 có thể sắp xếp và lên kế hoạch hợp lý để cùng nhau về thăm nhà ngoại.
Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều sẽ hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Dù kết hôn gần hay xa cũng hãy xây dựng tổ ấm nhỏ của mình viên mãn, chỉ cần như vậy, bố mẹ dù ở đâu cũng sẽ an tâm.
Con út thiệt thòi đủ đường: Lúc nào cũng phải dùng đồ thừa từ anh chị Những ai làm anh, làm chị hẳn cũng ước một lần được làm con út bởi "Con út sướng như tiên", "Con út hay được chiều" hay "Làm em út trong nhà chẳng phải động tay việc gì",... Thế nhưng, con út cũng có những nỗi lòng riêng chẳng ai hiểu được. Phận út ít trong nhà có sướng nhưng khổ cũng đếm...