Nghi hoặc về tần suất bom thông minh Nga dội xuống Syria
Nga tuyên bố dùng các loại bom thông minh có khả năng dẫn đường để không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria nhưng chuyên gia cho rằng tần suất những vũ khí này được sử dụng không cao.
Các binh sĩ Nga tại căn cứ không quân Hmeimim, Syria, lắp một quả bom thông minh dẫn đường qua vệ tinh cho chiến đấu cơ Su-34. Ảnh: AP
Từ khi Nga phát động chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng các nhóm khủng bố khác ở Syria, truyền thông trong nước liên tục đăng tải các bản tin, chương trình quảng bá, ca ngợi tính ưu việt của những quả bom dẫn đường chính xác mà Moscow trang bị cho các chiến đấu cơ làm nhiệm vụ tại đây.
Kênh truyền hình RT còn đăng tải loạt ảnh cho thấy binh sĩ Nga lắp những quả bom dẫn đường chính xác KAB-500S lên thân các máy bay chiến đấu đang đậu trên đường băng tại một căn cứ quân sự ở Syria. Bộ Quốc phòng Nga được cho là đã từ chối sử dụng bom KAB-500S vào năm 2012 vì giá thành quá cao.
Nhưng theo tạp chí Foreign Policy, với đa phần các đợt không kích, Moscow chỉ dùng những loại bom thế hệ cũ không có khả năng dẫn đường và xác suất trượt mục tiêu lớn. Ở một số video đầu tiên mà Moscow công bố, bom được cho là chỉ rơi gần đối tượng.
Người Nga chủ yếu “ném những quả bom không được dẫn đường từ độ cao trung bình”, ông Michael Kofman, giáo sư chính sách công tại Viện Kennan, Trung tâm Wilson, nhận định.
“Chúng không phải vũ khí chính xác”, trung tướng Bob Otto, phó tham mưu trưởng Lực lượng tình báo, giám sát và trinh sát của Không quân Mỹ, nhận xét về các loại bom của Moscow, đồng thời thêm rằng điều này có khả năng sẽ mang lại nhiều rắc rối cho Nga.
“Chúng tôi có thể biết chính xác thứ gì đang treo trên thân các máy bay Nga thông qua hình ảnh tình báo”. Chúng đều là những quả bom thông thường, nổi tiếng là không chính xác bởi bom chỉ được thả rơi tự do dựa trên các tính toán về vị trí cũng như vận tốc của phi cơ lúc thực hiện hành động, ông Otto nói.
Không giống Nga, Mỹ cùng đồng minh chuyên sử dụng các loại bom thông minh khi oanh kích IS và chỉ tấn công đối tượng khi chắc chắn rằng khả năng người vô tội bị ảnh hưởng là tối thiểu. Vậy nên, tần suất triển khai các nhiệm vụ dội bom thường không dồn dập bằng Nga, Otto cho biết thêm.
Tạp chí Time cho rằng bom thông minh của Nga tụt hậu so với các đối thủ phương Tây bởi Liên Xô tan rã đúng vào thời điểm công nghệ phát triển loại vũ khí này đang khởi sắc. Phải đến sau năm 1991, quân đội Nga mới bắt đầu tập trung đầu tư nâng cao độ chính xác của những loại vũ khí trang bị cho chiến đấu cơ.
Ngoài bom thông minh, nhiều vũ khí chính xác cao khác cũng xuất hiện trong chiến dịch tuyên truyền về sức mạnh quân sự Nga của Tổng thống Vladimir Putin, ví dụ như cường kích Su-24 lắp tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser Kh-25ML. Song, theo giới phân tích, tần suất sử dụng những loại vũ khí này trong thực chiến của Nga là không đáng kể.
“Dùng vũ khí dẫn đường chính xác cao đắt hơn nhiều so với các loại bom trọng lực truyền thống. Moscow dường như sẽ hy sinh khả năng tấn công chính xác này để tiết kiệm chi phí cho động thái can thiệp quân sự ở Trung Đông vốn đã vô cùng tốn kém”, chuyên gia Jorge Benitez từ Hội đồng Đại Tây Dương bình luận.
Video đang HOT
TheoSim Tack, chuyên gia từ tổ chức phân tích tình báo Stratfor, chi phí cho mỗi lần triển khai các loại vũ khí dẫn đường chính xác dao động từ 26.000 USD tới 1,1 triệu USD, trong khi bom không dẫn đường chỉ tốn khoảng 600 USD.
Ông Benitez cho rằng điều mà Nga quan tâm hơn là xây dựng hình ảnh của một lực lượng quân đội ngày càng mạnh mẽ và hiện đại, vượt qua cả Mỹ. Cuộc chiến ở Syria là cơ hội tốt để Tổng thống Putin khoe những trang bị tối tân nhất của mình.
Số tiền mà Nga phải bỏ ra để đạt được điều này không hề nhỏ. Moscow năm nay phân bổ tới 81 tỷ USD cho quốc phòng, lớn nhất từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bất chấp những khó khăn về kinh tế mà nước này đang gặp phải. Nhưng, chiến trường Syria cũng được xem là cơ hội để Nga phô diễn năng lực của lực lượng quân đội. Những chiến đấu cơ Su-34 chưa từng tham gia chiến trận nay được điều động tới Syria. Các binh sĩ Nga đang tiến ra chiến trường với cả “những công nghệ máy bay cũ kết hợp với các nền tảng mới rất cần được kiểm nghiệm”, Wilson nhận xét.
Vũ Hoàng
Theo VNE
GLSDB Sự kết hợp độc đáo giữa bom và pháo phản lực
Boeing và Saab, hai hãng quốc phòng lớn của Mỹ và Thụy Điển, đang hợp tác phát triển một loại vũ khí có độ chính xác cao gọi là GLSDB, hay bom đường kính nhỏ bắn từ dưới đất.
GLSDB trong lần thử nghiệm tại Thụy Điển
Đây là sự kết hợp 2 loại vũ khí có sẵn là bom đường kính nhỏ (SDB) và pháo phản lực phóng loạt (MLRS).
SDB được xem là thế hệ thứ 2 của bom thông minh dẫn đường bằng GPS. Tuy gọi là bom nhưng nó có hình dạng như một tên lửa và có kích thước nhỏ gọn, chỉ nặng 130 kg, trong đó lượng thuốc nổ là 17 kg.
Nhờ đó máy bay có thể chở theo cơ số bom gấp 4 lần các loại bom thông minh thông thường. Ngoài ra, SDB cũng có tầm bắn lên đến 70 km nhờ được trang bị đôi cánh có thể được xếp gọn vào thân.
4 SDB có thể được gắn trên một điểm treo vũ khí
Cũng nhờ vào kích thước nhỏ gọn mà SDB giờ đây có thể được gắn trên M26, loại đạn rocket trang bị cho pháo phản lực phóng loạt (MLRS) và thay thế các đầu đạn truyền thống của nó.
M26 được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chống lại ưu thế về số lượng của quân đội Liên Xô, vì vậy nó chứa đến 644 đạn con và có thể phủ chụp một diện tích rộng gần km2.
Do các hiệp ước giải trừ vũ khí chùm, M26 sẽ không được sử dụng tiếp kể từ 2018.
Nếu GLSDB được đưa vào biên chế, M26 có thể được tái sử dụng cho mục đích mới.
MLRS là hệ thống pháo phản lực phóng loạt chính của Mỹ và đồng minh
Song GLSDB sẽ phải cạnh tranh với những loại vũ khí pháo binh độ chính xác cao khác đã được sử dụng trước đó như GMLRS hay Excalibur.
GMLRS là phiên bản của MLRS sử dụng đạn rocket dẫn đường bằng GPS.
Với tầm bắn trên 70 km và độ chính xác tương đương các loại bom thông minh, GMLRS đã dần thay thế vai trò của pháo phản lực thông thường trong biên chế quân đội Mỹ.
Tương tự, Excalibur là loại đạn pháo 155mm có độ chính xác cao, dẫn đường bằng GPS, được quân đội Mỹ sử dụng từ 2007.
Đạn pháo Excalibur
Một lợi thế của GLSDB so với các loại pháo thông minh là khả năng tấn công 360 độ quanh giàn phóng.
Bản chất của SDB là một loại "bom bay", với đôi cánh khi được bung ra giúp nó lướt trong không khí như một tàu lượn.
Vì vậy, GLSDB có thể tấn công cả những mục tiêu ở 2 bên hay phía sau giàn phóng.
Tầm bắn đối với mục tiêu trực diện theo hướng phóng là 150 km, đối với mục tiêu nằm ở hướng vuông góc với hướng phóng là 115 km và đối với mục tiêu nằm ở góc phía sau giàn phóng là 70 km.
Ngoài ra, nhờ vào khả năng lượn, SDB còn có thể tấn công mục tiêu gián tiếp thay vì chỉ tấn công trực tiếp theo đường thẳng. Khả nang này cho phép nó tấn công các mục tiêu được che chắn bằng địa hình.
Các loại đạn pháo thông minh như Excalibur có khả năng điều chỉnh để có góc tiếp cận mục tiêu cao hơn so với đạn pháo truyền thống, gần như vuông góc với mặt đất thay vì góc 45 độ.
Qua đó, cải thiện khả năng tấn công mục tiêu được che chắn, như phía sau các ngọn đồi hay công trình.
Tuy nhiên, khả năng bay theo đường vòng để tấn công mục tiêu một cách gián tiếp thì chưa từng xuất hiện trong các loại pháo.
Một ưu điểm nữa của GLSDB so với GMLRS hay Excalibur là khả năng xuyên phá.
SDB ngay từ ban đầu đã được thiết kế tối ưu để chống lại các mục tiêu kiên cố.
Hình dáng thuôn và mũi xuyên từ thép cứng cho phép nó có khả năng xuyên thủng bêtông cốt thép dày hơn 1m, gần tương đương với loại bom xuyên 1 tấn trước đây.
Do đó, GLSDB chắc chắn cũng thích hợp hơn GMLRS hay Excalibur khi chống lại các mục tiêu kiên cố.
SDB có sức xuyên rất tốt so với kích thước nhỏ của mình
Theo Trí Thức Trẻ