Nghi dùng “yêu thuật”, gia đình 6 người bị chém chết
Gia đình sáu người của một phụ nữ luống tuổi người Burundi đã bị dân làng ở miền đông bắc nước này dùng dao chém tới chết vì nghi ngờ, bà dùng tà ma để gieo rắc tang tóc cho cả làng.
Vụ việc xảy ra vào hôm thứ Bảy, 12.5, khi một nhóm người hùng hổ mang dao rựa tới tấn công ngôi nhà của một phụ nữ luống tuổi tên là Marthe Kabatesi ở hạt Bwambarangwe, tỉnh Kirundo, miền đông bắc Burundi.
Hình minh họa. Ảnh: AO
“Họ lấy dao, chém bà ấy tới chết”, Tỉnh trưởng Reverien Nzigamasabo cho biết.
Sau đó, những người tấn công tiếp tục chém hai người con gái và ba cháu nhỏ của bà Marthe Kabatesi, trong đó có một em bé mới ba tháng tuổi.
Video đang HOT
“Tất cả các nạn nhân đều chết vì những vết thương chí mạng ở đầu và cổ”, ông Nzigamasabo nói thêm.
Được biết, nguyên nhân của vụ chém giết này là vì dân làng nghĩ rằng, chính bà Marthe Kabatesi đã dùng yêu thuật, yểm bùa, khiến nhiều người trong làng vĩnh biệt cuộc sống.
Theo Dân Việt
Tiếp tế lương thực cho hơn 2.000 dân sống trên núi Cấm
Sau vụ đá lở núi Cấm làm chết 6 người, đường lên xuống núi gần như bị phong tỏa cho đến khi khắc phục xong sự cố, khiến vật giá leo thang. Chiều 9/5, tỉnh huy động nhân lực vác gạo, xăng dầu, mì gói lên núi tiếp tế cho dân.
Ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) cho biết, mọi lực lượng cán bộ, công nhân viên trong hệ thống cơ quan hành chính được huy động tham gia đai vác hàng lên núi Cấm để phục vụ người dân và góp phần bình ổn giá, sau trận sạt lở núi ngày 5/5 đến nay.
Gánh hàng lên núi Cấm tiếp tế cho dân. Ảnh: Gia Bảo.
Phó Chủ tịch UBND xã An Hảo, ông Chau Sóc Phươl nói, chính quyền xã đã vận chuyển một tấn gạo, 100 thùng mì gói và 210 lít xăng dầu, để phục vụ cho 2.336 nhân khẩu sống tại núi Cấm.
Theo ông Chau Sóc Phươl, sau trận sạt lở núi, nhiều mặt hàng thiết yếu ở khu vực đỉnh núi Cấm đột ngột tăng giá. Điển hình xăng dầu tăng bình quân 10.000 đồng một lít, bán ở mức 35.000 đồng một lít; gạo tăng bình quân 7.000-10.000 đồng một kg đẩy giá bán lên 20.000 đồng một kg.
"Chúng tôi đã chấn chỉnh lại các mặt hàng không cho tăng giá cao như những ngày qua", ông chủ tịch xã cho biết.
Trạm gác phong tỏa đường lên núi Cấm không cho người xe qua lại, sau sự cố đá lăn. Ảnh: Gia Bảo.
Đường dành cho người đi bộ từ chân núi lên hồ Thủy Liêm dài hơn 6,1 km, với nhiều dốc cao, khúc công. Sáng 8/5, UBND tỉnh An Giang đã ban bố lệnh nghiêm cấm tất cả người dân và hạn chế đến mức thấp nhất cán bộ đi vào đường dẫn lên núi Cấm, cho đến khi an toàn.
Ông Nguyễn Hữu Duẩn, Giám đốc Công ty TNHH Hữu Duẩn - đơn vị được chọn thi công khắc phục hiện trường sạt lở, cho biết đã đưa 10 lao động lành nghề đến hiện trường làm việc. Do trời nhiều mưa nên tốc độ giải tỏa sạt lở bị chậm và nhiều khả năng thời gian hoàn thành công việc có thể kéo dài hơn dự kiến ban đầu là 15 ngày.
Cũng vì lý do này mà đại lễ cầu siêu vong hồn 6 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn dự kiến tổ chức vào ngày 10/5 đã được dời lại. Ông Lê Minh Hưng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang, cho biết: Theo kế hoạch, các nhà sư chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm sẽ tổ chức lễ cầu siêu ngay tại hiện trường với sự tham gia của trên 300 tăng ni, phật tử.
Hiện trường đá lăn đè bẹp ôtô làm 6 người chết, 2 bị thương, hôm 5/5. Ảnh: Gia Bảo.
Ngày 5/5, trong vụ sạt lở núi Cấm, tảng đá khổng lồ lăn xuống con đường độc đạo dẫn lên núi đè một ôtô du lịch làm 6 người tử nạn. Sau vụ việc, chính quyền địa phương đã phải triển khai rà soát lại toàn bộ đá trên núi Cấm, tuy nhiên người dân vẫn lo ngại nguy cơ đá lăn tương tự.
Theo VNExpress
Giá lương thực trên núi Cấm đắt đỏ sau tai nạn chết 6 người Ba ngày qua giá lương thực trên núi Cấm ở An Giang trở nên đắt đỏ sau vụ đá rơi làm chết 6 người. Chính quyền địa phương đã phải huy động lực lượng đưa gạo lên núi. Ba ngày qua nhiều mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày trên núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang)...